PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ” pptx (Trang 43 - 48)

CÔNG TY

1. Phân tích tình hình nhập khẩu của tổng công ty

Do tính chất của chủng loại sản kinh doanh của Tổng công ty nên nguồn hàng để kinh doanh và ổn định thị trường xăng dầu trong nước chủ yếu là nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm: Xăng, Diezel, Dầu hoả, Mazut Biểu 1: Số lượng nhập khẩu qua các năm

So sánh ( %) Mặt hàng Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2001/2000 2002/2001 Xăng Diezel Dầu hoả Mazut m3 m3 m3 m3 832.260 1.925.901 148.526 1.384.765 900.000 2.500.000 202.000 1.808.000 1.013.000 2.263.000 257.000 1.925.000 108,09 129,81 136,00 130.50 112,56 90,50 127,20 106,50

Nhìn vào biểu số lượng nhập khẩu qua các năm ta thấy:

- Xăng các loại, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 67.380 m3 tương đương tăng 8,09 %; năm 2002 so với năm 2001 tăng 113.000 m3, tương đương tăng 12,56 %

- Diezel: Năm 2001 so với năm 2000 tăng 574.099 m3, tương đương tăng 29,81%; năm 2002 so với năm 2001 giảm 237.000 m3, tương đương giảm 9,5%

- Dầu Hoả: Năm 2001 so với năm 2000 tăng 53.474 m3, tương đương tăng 36 %; năm 2002 so với năm 2001 tăng 55.000 m3, tương đương tăng 27,2 % - Mazut: năm 2001 so với năm 2000 tăng 423.235 m3, tương đương tăng 30,5 %; năm 2002 so với năm 2001 tăng 117.000 m3, tương đương tăng 6,5 %

Nguyên nhân:

+ Các mặt hàng nhập khẩu năm 2001 tăng mạnh so với năm 2000, chủ yếu do nguyên nhân: Thị trường có nhiều biến động, các doanh nghiệp khác bỏ không kinh doanh và lũ lụt kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long

+ Năm 2002 : Trong toàn bộ các loại sản phẩm nhập khẩu có dầu hoả, Mazút, và xăng tăng, còn mặt hàng Diezel giảm mạnh so với năm 2001( 90,5%) do gần cuối năm giá dầu thế giơi giảm mạnh, các doanh nghiệp nhập khẩu khác đưa hàng về nhiều.

Tóm lại: Năm 2001 tình hình nhập khẩu của Tổng công ty tăng mạnh so với năm 2000, nguyên nhân là do thị trường biến động nên Tổng công ty phải tăng lượng nhập khẩu để điều tiết, ổn định thị trường.

2. Phân tích kết quả tiêu thụ của tổng công ty theo kết cấu mặt hàng kinh doanh doanh

Biểu 2: Số lượng sản phẩm tiêu thụ chính qua các năm

So sánh ( %) Mặt

hàng Đơn vị 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm

2001/2000 2002/2001

44Diezel Diezel Dầu hoả Mazut m3 m3 m3 2.870.190 235.510 1.417.746 2.453.370 295.549 1.416.797 2.400.000 205.000 1.450.000 88,60 125,50 99.90 94,36 69,36 102,30

Nhìn vào biểu trên ta thấy tình hình tiêu thụ của tổng công ty như sau:

- Xăng: Năm 2001so với năm 2000 tăng 225.424 m3, tương đương tăng 18,5%; năm 2002 so với năm 2001 tăng 254.176 m3, tương đương tăng 17,6%

- Diezel: năm 2001 so với năm 2000 giảm 326.820 m3, tương đương giảm 11,4%; năm 2002 so với năm 2001 giảm 143.370 m3, tương giảm 5,64% - Dầu hoả: Năm 2001 so với năm 2000 tăng 60.039 m3, tương đương tăng 25,5%; năm 2002 so với năm 2001 giảm 143.370 m3 tương đương giảm 5,64%

- Mazut: năm 2001 so với năm 2000 giảm 949 m3, tương đương giảm 0,1%; năm 2002 so với năm 2001 tăng 33.203 m3, tương đương tăng 2,3% Có thể nói tổng lượng xuất bán năm 2002 có sự tăng trưởng phù hợp với mức tăng nhu cầu xăng dầu thực tế của toàn bộ nền kinh tế trong năm 2000 và năm 2001 bình quân xấp xỉ 12%/ năm.

Tuy nhiên ở thị trường nội địa xét theo từng mặt hàng có sự tăng trưởng không đồng đều so với năm 1999 ( là năm được lấy làm mốc để xác định mức tăng trưởng), biểu hiện rõ rệt ở mặt hàng Diezel cạnh tranh cao, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5%/ năm, nguyên nhân của thực trạng này là:

+ Lãi gộp năm trước lớn, việc lỗ một mặt hàng chỉ làm giảm lợi nhuận chung. Khi nhà nước “ xiết chặt” quản lý nguồn thu, lãi gộp chỉ còn đủ bù đắp cho chính mặt hàng đó giữa các thời kỳ, không còn khả năng bù cho các mặt hàng khác. Đây là một bất lợi của Tổng công ty do phải thực hiện vai trò chủ đạo ( Phải kinh doanh mặt hàng FO bị lỗ liên tục trong 9 tháng đầu năm) song

không được bảo đảm nguồn lực bù đắp, không có đủ khả năng cạnh tranh ở các thời kỳ và ở các mặt hàng có lợi nhuận buộc phải giảm giá mới có thể duy trì thị phần hoặc giảm thị phần ở mức thấp nhất.

+ Diezel ở thị trường phía nam có 7 tháng bị lỗ, trong đó có 3 tháng đã bán đạt giá tối đa mà vẫn bị lỗ, còn lại 4 tháng do giá thị trường thấp nên buộc phải điều chỉnh giảm giá theo thị trường dẫn đến lỗ. Mặc dù Tổng công ty giao giá thấp hơn giá thành mà vẫn không thể cạnh tranh được. Từ hiện tượng này có thể thấy giá nhập của Tổng công ty tại thời điểm này cao hơn các đối thủ khác và họ đã tận dụng được cơ hội giá thị trường thế giới giảm để nhập nhiều hơn. trong khi đó Tổng công ty phải cân đối bảo đảm nguồn hàng nên khó có thể quyết định mua thêm nữa và do không có kho chứa. Mặt khác, các phòng nghiệp vụ Tổng công ty cũng cần đánh giá cân nhắc kỹ khi ký hợp đồng mua Diezel dài hạn, vì mặt hàng này rất nhạy cảm về giá và tính chất cạnh tranh quyết liệt, độ ổn định thị phần rất thấp. Theo đó độ ổn định thị phần là không chắc chắn thì đầu vào ổn định là không thích hợp.

3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm qua thể hiện ở biểu sau:

Biểu 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

T T

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2001

Năm 2002

461 1 2 3 4 5

Sản lượng xăng dầu

Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách Thu nhập bình quân 1000 m3 Tỷ Đồng Tỷ Đồng Tỷ Đồng 1000Đ/ng_tháng 5.743 18.833 -800 3.800 1.578 5.701 20.047 150 5.360 1.684 6.731 24.545 120 7.135 1.600

Qua số liệu biểu trên chúng ta thấy:

- Sản lượng xăng dầu bán tăng trưởng bình quân gần 9%/ năm. Mức tăng trưởng về sản lượng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mặc dù có 10 doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu lớn như Petec, Saigon Petro, Vinapeco, Petechim, Petro Mekong… nhưng Tổng công ty vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao, chiếm giữ 60% thị phần, giữ vững vị trí là doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

- Doanh thu bán hàng cũng đạt mức tăng trưởng tương ứng, trong đó sự tăng trưởng doanh thu các hoạt động kinh doanh khác cũng rất mạnh ( năm 2001 đạt 2200 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2000 là 30%)

- Lợi nhuận: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Tổng công ty không ổn định phụ thuộc rất nhiều về chính sách giá, thuế của nhà nước; Lợi nhuận năm 1999 đạt rất cao nhưng năm 2000 lại lỗ 800 tỷ Đồng do giá xăng dầu thế giới tăng cao, việc điều chỉnh giá bán tối đa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất khác và đời sống nhân dân nên nhà nước không điều chỉnh giá bán

mà chủ động dùng lãi của xuất khẩu dầu thô để bù lỗ cho hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa. Tuy nhiên, lợi nhuận các hoạt động kinh doanh khác của Tổng công ty luôn tăng trưởng ( năm 2000 lợi nhuận hoạt động kinh doanh khác đạt 134 tỷ Đồng)

- Nộp ngân sách: Tổng công ty là một trong những doanh nghiệp nhà nước có số nộp ngân sách lớn nhất mỗi năm từ 4000 đến 7000 tỷ đồng, số nộp ngân sách mỗi năm phụ thuộc chủ yếu vào chính sách thuế, phụ thu của nhà nước. - Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên qua các năm; tiền lương bình quân năm 2000 tăng lên 80% so với tiền lương bình quân năm 1996, thu nhập bình quân năm 2000 tăng 74% so với năm 1996. Như vậy, mức tiền lương và thu nhập trên đảm bảo đời sống cho người lao dộng ổn định ở mức trung bình khá so với mặt bằng của xã hội, làm cho người lao động yên tâm thực hiện tốt công việc được giao và đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Tổng công ty hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đặt ra. Trong những năm qua Tổng công ty không những đảm bảo mục tiêu ổn định và duy trì mức thu nhập thoả đáng cho người lao động mà thường xuyên nghiên cứu việc đổi mới việc phân phối tiền lương và thu nhập giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa các đơn vị thành viên với nhau và giữa những người lao động trong từng đơn vị thành viên nhằm từng bước đưa tiền lương thực sự trở thành động lực chính kích thích người lao động.

Tổng công ty là một doanh nghiệp lớn, chịu sự điều tiết rất chặt chẽ của nhà nước về chính sách giá, thuế, phụ thu; Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm không thể hiện rõ nét. Chỉ tiêu sản lượng xuất bán và doanh thu tăng trưởng ở mức cao qua các năm đã phần nào phản ánh sự cố gắng của Tổng công ty nhưng chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách hàng năm không ổn định là phản ánh thiếu chính xác hiệu quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ” pptx (Trang 43 - 48)