Thiết lập lệnh Liquify

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1 - Làm quen vớI môi trường làm việc của Photoshop 7.0 doc (Trang 125 - 128)

D. Magic wand tool

Thiết lập lệnh Liquify

Bây giờ bạn sẽ làm cong layer với lệnh Liquify và công cụ làm cong warp.

Bộ lọc Liquify (hóa lỏng) làm việc bằng cách thiết lập một mạng lưới làm cong. Việc này sẽ làm méo hình ảnh bằng cách rê những điểm giao nhau của một lưới ẩn (grid or mesh). Bật sự hiển thị mạng lưới có thể giúp bạn hiểu rõ hơn bạn thao tác với tấm lưới này như thế nào trong những hiệu ứng khác tạo bởi rất nhiểu công cụ liquify.

1 Chọn layer Metal Grille trong Layers palette , chọn menu Filter > Liquify. 2 Trong hộp thoại Liquify, chọn những tùy chọn sau :

• Trên góc trái phía trên của hộp thoại kiểm tra chắc chắn rằng công cụ warp ( ) được chọn . • Trên phía trên bên phải của hộp thoại , dưới tùy chọn Tool, chọn một cỡ Brush cùng cỡ với lỗ tròn

trong Grill (chúng tôi dùng 133). Trong tùy chọn Brush Pressure, chọn một giá trị vừa phải (chúng tôi chọn 20).

• (Optional) Dưới tùy chọn View ở phía dưới bên phải của hộp thoại, đánh dấu chọn cho hộp Backdrop, kiểm cha chắc chắn rằng tất cả các layer đã được chọn trong menu popup của Backdrop và rê thanh trượt Opacity hoặc nhập vào giá trị 100% .

Những tùy chọn hiển thị này làm cho những layer nằm dưới layer Metal Grille được nhìn thấy. Điều này có thể nhìn rất khó hiểu cho đến khi bạn dùng nó, bởi khi bạn làm việc bạn sẽ thấy cả layer metal grille bình thường và layer metal grille đã bị hóa lỏng hiện ra trên nó. Để hiển thị cách xem ban đầu, chỉ cần bỏ chọn hộp chọn Backdrop.

3 Vẫn trong hộp thoại Liquify, rê brush qua và xuống bức hình một lần để bắt đầu thiết đặt hiệu ứng của bộ lọc Liquify .

4 Dưới tùy chọn View trong hộp thoại Liquify, chọn hộp chọn Mesh, và bỏ chọn hộp chọn Backdrop, nếu cần thiết. Chú ý xem tấm lưới (mesh) bị làm méo bởi công cụ warp như thế nào .

5 Phía bên trái của hộp thoại, chọn công cụ turbulence ( ) và rê chuột qua một vùng khác của hình ảnh metal grille.

Chú ý sự khác nhau giữa kết quả tạo bởi công cụ warp và kết quả tạo bởi công cụ turbulence : cộng cụ warp chỉ đơn giản đẩy tấm lưới ở một hướng. Công cụ turbulence tạo ra thêm những vùng méo mó ngẫu nhiên.

Chú ý : Nếu bạn mắc lỗi hoặc không thích một trong những nét bút bạn thiết lập, ấn tổ hợp Ctrl+Z (Windows) hoặc Command+Z (Mac OS) để hủy bỏ bước làm đó. Nếu bạn muôn hủy bỏ nhiều hơn một thao tác, click Cancel để đóng hộp thoại Liquify, và lập lại quá trình một lần nữa.

6 Tiếp tục thiết lập những hiệu ứng khác nhau cho hình ảnh metal grille. Khi bạn đã thỏa mãn với kết quả mình tạo ra click OK để đóng hộp thoại Liquify lại.

7 Chọn menu File>Save .

Tạo một layer đường viền

Để tạo cho hình ảnh của bạn một tầm nhìn cuối cùng, bạn sẽ thêm một đường viền cho nó.

1 Click nút Creat New Layer ( ) trong Layers palette . (Không ảnh hưởng gì đến việc layer nào đang được chọn vì bạn sẽ di chuyển layer mới một chút sau này.)

2 Click đúp vào layer “Layer 1” và gõ tên mới là Image Border.

3 Rê layer Image Border lên trên cùng của khối Layers palette , cho đến khi một đường thẳng màu đen xuất hiện bất thình lình trên tập hợp layer Word, và thả nút chuột ra.

Layer Image Border bây giờ là layer trên cùng của hình ảnh. 4 Chọn menu Select>All để chọn toàn bộ hình ảnh.

5 Chọn menu Edit>Stroke. Trong vùng Stroke, nhập 5px cho ô Width và click OK. ( Hoặc để làm một đường viền đen ấn tượng hơn, bạn hãy điền một giá trị lớn hơn , như 10 hoặc là 15px.)

6 Chọn menu Select > Deselect để bỏ chọn toàn bộ hình ảnh. 7 Chọn File > Save.

Dàn mỏng một hình ảnh nhiểu layer

Nếu bạn có dự định file ra ngoài để kiểm chứng , sẽ là một ý kiến hay khi lưu lại 2 phiên bản của file , một bản chứa toàn bộ các layer nhờ thế bạn có thể sửa chữa những lúc cần thiết, và một phiên bản dàn phẳng

(flattened) để gửi tới hiệu in . Khi bạn dàn phẳng (flatten) một file, tất cả các layer sẽ được trộn lẫn vào một background duy nhất, giảm đáng kể dung lượng của file .

1 Chú ý giá trị ở góc trái dưới cửa sổ ứng dụng (Windows) hoặc cửa sổ 11Start.psd (Mac OS). Nếu màn hình không hiển thị dung lượng file ( ví dụ “Doc : 909K/6.4M), click vào mũi tên dưới đáy cửa sổ để mở một menu popup, và chọn Document Sizes.

Số thứ nhất là kích thước khi in của hình ảnh, còn về kích thước mà chúng ta lưu, flattened file sẽ có định dạng Adobe Photoshop. Con số bên phải chỉ ra kích thước gần đúng của file hiện thời, bao gồm cả layer và

channels.

2 Chọn menu Image>Duplicate, đặt tên file được nhân bản là 11Final.psd, và click OK.

3 Trong menu Layers palette , chọn Flatten Image. Những layer cho file 11Final.psd được nối vào một layer background duy nhất .

4 Chú ý dung lượng của file 11Final.psd nhỏ hơn file Start11.psd một cách đáng kể, bởi nó được dàn mỏng lên một background.

5 Chọn menu File>Save, trong hộp thoại Save, click Save để lưu file ở định dạng Photoshop . Bạn đã hoàn thành bài học những kĩ thuật nâng cao với Layer.

Câu hỏi ôn tập

1 Vì sao bạn dùng tập hợp layer ?

2 Những layer được nhóm là gì ? Bạn có thể dùng chúng thế nào trong công việc ?

3 Layer điều chỉnh (Adjustment layer) làm việc như thế nào, lợi ích của việc dùng layer hiệu chỉnh là gì ?

4 Kiểu dáng layer là gì ? Tại sao bạn dùng chúng ?

Đáp án

1 Tập hợp layer giúp bạn tổ chức và quản lý layer . Ví dụ, bạn có thể di chuyển tất cả những layer trong một tập hợp layer như một nhóm và thiết đặt thuộc tính hoặc mask cho chúng như một nhóm

2 Một nhóm layer ăn khớp ít nhấp 2 layer , nơi ảnh minh họa trên layer căn bản được dùng như một mask cho hình minh hoạ trên layer hoặc layer bên trên.

3 Adjustment layer (layer hiệu chỉnh) là một kiểu layer đặc biệt của Photoshop làm việc chỉ rõ với những màu sắc và nhiều hiệu chỉnh. Khi bạn thiết đặt một layer hiệu chỉnh, bạn có thể sửa chữa một hình ảnh lặp đi lặp lại mà không hể làm thay đổi mà sắc hoặc “tonal range” trong hình ảnh. Bạn có thể xem layer hiệu chỉnh trong Image Ready, nhưng bạn chỉ có thể tạo ra hoặc chỉnh sửa chúng trong Photoshop

4 Kiểu dáng layer (Layer Styles) là những hiệu ứng có thể tùy biến được mà bạn có thể thiết lập cho layer . Chúng cho phép bạn thiết đặt những thay đổi cho một layer mà bạn có thể sửa đổi hoặc gỡ bỏ bất cứ lúc nào.

Chương 12: Tạo những hiệu ứng đặc biệt

Sự phân loại số lượng lớn các bộ lọc có trong Adobe Photoshop cho phép bạn biến đổi những hình ảnh thông thường thành những hình ảnh kĩ thuật số đặc biệt. Bạn có thể chọn những bộ lọc tái tạo lại một môi trường nghệ thuật truyền thống, một màu của nước,bức vẽ bằng phấn màu hay hiệu ứng vẽ phác thảo, hoặc bạn có thể lựa chọn từ những bộ lọc có thể làm mờ (Blur), uốn cong(bend), quấn bọc (warp), làm sắc(sharpen), hoặc những hình ảnh bị phân mảnh. Cùng với việc sử dụng filter để biến đổi hình ảnh, bạn có thể dùng layer hiệu chỉnh và các chế độ tô màu để biến đổi diện mạo bức hình của bạn.

Trong bài học này, bạn sẽ học cách làm những việc sau :

Ghi lại và thực hiện lại một hành động để tự động hóa một chuỗi các thao tác.

Thêm vào các cột hướng dẫn để giúp bạn đặt và căn chỉnh hình ảnh một cách chính xác.

Lưu các vùng lựa chọn và load chúng ra để sử dụng như các mask.

Chỉ thiết lập hiệu ứng màu cho vùng không có mask của hình ảnh.

Thêm một layer hiệu chỉnh để chỉnh sửa màu cho một vùng lựa chọn.

Thêm các bộ lọc vào vùng lựa chọn để tạo ra những hiệu ứng khác nhau.

Thêm các kiểu dáng layer để tạo ra những hiệu ứng đặc biệt có thể chỉnh sửa được.

Bài học này sẽ cần khoảng 60 phút để hoàn thành. Bài học được thiết kế để hoàn thành trên Adobe

Photoshop , nhưng những thông tin về việc sử dụng những chức năng tương tự trong Adobe ImageReady cũng được thêm vào khi thích hợp.

Nếu cần thiết bạn có thể gỡ bỏ thư mục chứa bài học trước khỏi ổ đĩa cứng, và copy thư mục chứa bài 12 vào ổ cứng. Khi bạn làm việc trong bài này , bạn sẽ ghi đè các file bắt đầu . Nếu bạn muốn phục hồi các file bắt đầu , chép lại chúng từ CD Adobe Photoshop 7.0 .

Chú ý : người sử dụng Windows cần mở khóa các file chứa bài giảng trước khi sử dụng .Để biết thêm thông tin xem phần “Sao chép các file của Classroom in a Books” ở trang 4.

Bắt đầu

Trước khi bắt đầu bài học này, phục hồi những thiết đặt ngầm định của Adobe Photoshop . Xem phần “Phục hồi preferences” ở trang 5 .

Bạn sẽ bắt đầu bài học bằng việc xem bài học cuối cùng để xem bạn sẽ hoàn thành cái gì

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1 - Làm quen vớI môi trường làm việc của Photoshop 7.0 doc (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w