Giai đoạn 1986 1990 giai đoạn khó khăn, thiếu nguyên liệu, sản xuất kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn" docx (Trang 35 - 37)

III VÙNG NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN.

2. Quá trình phát triển vùng nguyên liệu của Công ty.

2.1. Giai đoạn 1986 1990 giai đoạn khó khăn, thiếu nguyên liệu, sản xuất kém hiệu quả.

hiệu quả.

Vào cuối năm 1986 nhà máy xây dựng căn bản hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhưng gặp phải khó khăn nan giải nhất là không có đủ nguyên liệu cho nhà máy sản xuất. Trong thời gian đang xây dựng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho tỉnh Thanh Hoá chịu trách nhiệm chính lo xây dựng vùng nguyên liệu và ở vùng này cũng đã có sẵn nông trường Sao Vàng năm 1979 đã đạt gần 30.000 tấn mía, sản xuất được 600 tấn đường kết tinh thủ công.

Từ năm 1980 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã thành lập ban chỉ đạo vùng mía Lam Sơn do đồng chí phó Chủ tịch tỉnh làm trưởng ban và điều động một số cán bộ các ngành trong tỉnh trực tiếp chỉ đạo và đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu. Nhưng khi nhà máy đi vào sản xuất vụ đầu tiên 1986 - 1987 chỉ thu mua được 9.636 tấn mía bằng 4,5% công suất thiết kế nhà máy. Vụ thứ hai năm 1987 - 1988 diện tích mía 1.650ha, sản lượng mía thu mua 38.000 tấn mía, nhưng đến vụ thứ ba 1988 - 1989 lại tụt xuống chỉ còn 960ha và thu mua được 24.000 tấn mía nguyên liệu đưa vào nhà máy sản xuất. Do thiếu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động dẫn đến kinh doanh của nhà máy kém hiệu quả, không khai thác được tiềm năng sẵn có của thiết bị, công nhân không có công ăn việc là nghỉ tự túc ở địa phương, đời sống cán bộ công nhân viên và nhân dân trong vùng thấp, nợ ngân hàng tăng vọt, nhà máy đứng trước nguy cơ bị phá sản, đã nhiều lần bàn tới việc tháo dỡ nhà máy di chuyển vào miền Nam.

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

-Nguyên nhân thứ nhất : Lợi ích của nông dân không được quan tâm đầy đủ, người trồng mía làm theo mệnh lệnh, kế hoạch trồng mía là do tỉnh, huyện giao cho các xã và hợp tác xã. Các xã hô hào trồng mía cung cấp cho nhà máy thông qua các hội nghị. Vật tư tiền vốn đã không đủ cho người trồng mía lại thông qua bởi nhiều khâu trung gian, bị bớt xén, phần còn lại đến người trồng

mía do quản lý lỏng lẻo nên đến với cây mía chỉ một phần, còn phần lớn là sử dụng sang mục đích khác, giá cả thu mua do Nhà nước định liệu, nhà máy chỉ biết thu mua mía, lỗ lãi của người trồng mía không ai đếm xỉa tới, lợi ích kinh tế của người nông dân không gắn liền với sản phẩm họ làm ra, do đó nông dân không muốn trồng mía hoặc trồng theo nghĩa vụ kế hoạch giao, không chăm sóc thâm canh dẫn đến năng suất mía thấp, không có nguyên liệu cho nhà máy sản xuất, Nhà nước không thu hồi được vốn đầu tư.

-Nguyên nhân thứ hai: Trình độ quản lý của Hợp tác xã:

Từ những năm 1960 nông dân vùng Lam Sơn đã tổ chức mô hình làm ăn trong các hợp tác xã nông nghiệp. Sản xuất của các hợp tác xã chủ yếu là lương thực. Quan trọng nhất là lúa, ngô, sắn, mía lúc này được trồng rất ít, năm 1984 diện tích mía có khoảng 320ha.

Trình độ của lực lượng sản xuất thấp kém, cơ sở kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, cách tổ chức sản xuất, quản lý theo kiểu áp đặt, phân phối bình quân nên sản xuất của các hợp tác xã trong vùng đạt kết quả thấp lúa đạt năng suất bình quân 3,5 - 3,9 tấn/ha/năm, mía đạt 28 - 30 tấn/ha.... Mặc dù sản xuất lương thực là chủ yếu nhưng lương thực bình quân đầu người cả vùng chỉ đạt 150 - 180 kg/người/năm.

Quản lý kém dẫn đến kinh tế chậm phát triển, sản xuất đình trệ, kéo dài, tự túc, tự cấp. Hậu quả là đời sống mọi mặt của nông dân rất khó khăn, đói kém thường xuyên xảy ra, do đó họ không cần đến phát triển trồng mía.

- Nguyên nhân thứ 3: Trình độ thâm canh thấp dẫn đến năng suất thấp, sản xuất bị thua lỗ.

Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn là vùng trung du, đồi núi, cư dân trong vùng phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ canh tác thấp việc mở rộng diện tích chưa gắn liền với thâm canh, sản xuất mang tính thủ công cổ truyền, khi chuyển sang trồng mía phải đầu tư kỹ thuật, đầu tư vốn lớn nên bị thua lỗ, năng suất thấp năm 1986 - 1987 bình quân toàn vùng 24 tấn/ha, năm 1987 - 1988 đạt 25 tấn/ha dưới năng suất giới hạn, không đủ chi phí sản xuất. Theo như tính toán hiện nay thì năng suất mía đạt 35 - 40 tấn là hoà vốn, từ 40 tấn trở lên mới bắt đầu có lãi, từ lý do trên nhân dân bỏ mía trồng cây mầu khác, nhà máy không có nguyên liệu sản xuất.

- Nguyên nhân thứ tư : Mối quan hệ công nông, quan hệ lợi ích của người trồng mía chưa được bảo đảm, cơ sở công nghiệp chưa làm tốt được vai trò hỗ trợ và giúp đỡ nông nghiệp phát triển, trong vùng chỉ có một cơ sở chế biến nên việc định giá thu mua mía do nhà máy định liệu đảm bảo cho nhà máy sản xuất có lãi. Người nông dân không được tham gia định giá mía và chính sách đầu tư, xảy ra bất bình đẳng trong quan hệ mua bán, nhà máy không chia xẻ rủi ro trong sản xuất, người nông dân hoàn toàn gánh chịu dẫn đến họ bỏ mía.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn" docx (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)