Chủ nghĩa Đa Nguyên Mớ

Một phần của tài liệu Tài liệu Xã hội Tri thức, Quản lý Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước - PETER F. DRUCKER. phan 2 doc (Trang 44 - 53)

The New Pluralism, by Peter F. Drucker, Leader to Leader, No. 14 Fall 1999

XÃ HỘI trong tất cả các nước phát triển đã trở thành đa nguyên và từng ngày càng trở nên đa nguyên hơn. Nó vỡ ra thành vô sốđịnh chế mà mỗi cái ít nhiều tự trị, mỗi định chếđòi hỏi sự lãnh đạo và quản lý riêng của nó, mỗi cái có nhiệm vụ cụ thể riêng của nó.

Đây không phải là xã hội đa nguyên đầu tiên trong lịch sử. Nhưng tất cả các xã hội đa nguyên sớm hơn đã hủy hoại mình bởi vì chẳng xã hội nào đã lo về lợi ích chung. Chúng có rất nhiều trong

các cộng đồng nhưng đã không thể duy trì cộng đồng, nói chi đến tạo ra nó. Nếu xã hội đa nguyên hiện đại của chúng ta muốn thoát khỏi cùng số phận, những người lãnh đạo của tất cả các định chế sẽ

phải học để trở thành những người lãnh đạo vượt xa hơn các bức tường. Họ sẽ phải biết rằng đối với họ là không đủ đi lãnh đạo các tổ

chức riêng của họ - tuy đó là đòi hỏi đầu tiên. Họ cũng sẽ phải học để

trở thành những người lãnh đạo trong cộng đồng. Thực ra họ sẽ phải học để tạo ra cộng đồng. Việc này vượt xa cái chúng ta vẫn thảo luận như trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội thường được định nghĩa như không gây hại cho những người khác khi theo đuổi lợi ích riêng hay nhiệm vụ riêng của mình. Chủ nghĩa đa nguyên mới đòi hỏi cái có thểđược gọi là trách nhiệm công dân: đem lại cho cộng đồng khi theo đuổi lợi ích riêng hay nhiệm vụ riêng của mình.

Không có tiền lệ nào trong lịch sửđối với trách nhiệm công dân như

vậy giữa các nhà lãnh đạo tổ chức. Nhưng, may thay, có những dấu hiệu rằng những người lãnh đạo các định chế của chúng ta trong tất cả

các khu vực đang bắt đầu nhận ra nhu cầu để trở thành những người lãnh đạo vượt quá các bức tường.

Nhìn li vn tt

XÃ HỘI đa nguyên cuối cùng ở Phương Tây đã tồn tại trong đầu và giữa Thời Trung cổ. Đế chế La Mã đã thử, khá thành công, để tạo ra một nhà nước thống nhất trong đó luật La Mã và các quân đoàn La Mã đã tạo ra tính đồng đều chính trị khắp đế chế trong khi sựđa dạng văn hóa được bảo tồn. Nhưng sự sụp đổ của Đế chế La Mã đã làm tính thống nhất này tan vỡ hoàn toàn. Thay vào đó đã nổi lên một

đống các định chế tự trị và nửa tự trị: mang định hướng chính trị, tôn giáo, kinh tế, nghề thủ công, và v.v. Đã có đại học thời trung cổ, tự trị

và bất chấp luật lệ. Nhưng cũng đã có các đô thị tự do, các công ty đa quốc gia của nền kinh tế trung cổ. Đã có các phường hội nghề thủ

công, và đã có hầu hết các dòng tu và các tu viện chính của Nhà thờ.

Đã có nhiều chủ đất, từ các điền chủ nhỏđến các công tước lớn, mỗi người gần nhưđộc lập. Bên cạnh họ là các địa phận giám mục tự trị, khéo mồm nhất cảđối với giáo hoàng ở La Mã lẫn với hoàng thân địa phương. Tại đỉnh điểm của nó, riêng chủ nghĩa đa nguyên ở Tây và Bắc Âu hẳn đã bao gồm hàng ngàn định chế tự trị như vậy, trải từ các

điền chủ nhỏđến các địa chủ lớn, và từ các phường hội thủ công nhỏ

và các đại học địa phương, cũng nhỏ ngang vậy đến các trật tự tôn giáo siêu quốc gia. Mỗi trong các định chếđa nguyên này đã chỉ quan tâm đến sự thịnh vượng riêng của nó và, trước hết, đến sự đề cao chính mình. Chẳng tổ chức nào trong số chúng đã lo đến cộng đồng vượt quá các bức tường của mình cả.

Các chính khách và các triết gia chính trịđã thử suốt thời Trung cổđể

tái tạo cộng đồng. Nó đã là một trong những mối quan tâm chính của Saint (Thánh) Thomas Aquinas, triết gia lớn nhất thời Trung cổ, vào

đầu thế kỷ thứ mười ba. Và nó cũng là mối quan tâm ngang thế của Dante, thi sĩ lớn nhất thời Trung cổ trong tác phẩm cuối thế kỷ mười ba của ông, trong De monarchia. Cả hai đã rao giảng rằng phải có hai lĩnh vực độc lập: lĩnh vực thế tục, được tập trung vào và được cai trị

bởi hoàng đế, và lĩnh vực tôn giáo, được tập trung vào và được cai trị

bởi giáo hoàng. Nhưng vào năm 1300 đã là quá muộn để khôi phục lại cộng đồng. Xã hội đã rơi vào hỗn loạn.

Bắt đầu trong thế kỷ thứ mười bốn và kéo dài trong năm trăm năm, xu hướng đã là thủ tiêu chủ nghĩa đa nguyên. Xu hướng này đã làm nền tảng cho tất cả các học thuyết xã hội và chính trị hiện đại, tất cả chúng

đều rao giảng rằng chỉ có thể có một quyền lực trong xã hội: một chính phủ tập trung. Và suốt năm trăm năm từng chính phủ một hoặc

đã cấm các định chế đa nguyên tự trị - như các đô thị tự do của thời Trung cổ và các phường hội thủ công – hay đã cải biến chúng thành các cơ quan chính phủ. Việc chiếm quyền lực này là cái được hiểu là

chủ quyền [tối cao] – một từđược tạo ra ở cuối thế kỷ mười sáu, khi

đó, ở hầu hết châu Âu, chính phủ đã trở thành quyền lực áp đảo rồi tuy chưa phải là quyền lực duy nhất. Vào cuối các cuộc chiến tranh Napoleon tiếp sau Cách mạng Pháp, đã không còn lại định chế tự trị

nào ở châu Âu lục địa. Giới tăng lữđã trở thành công chức ở mọi nơi. Các đại học đã trở thành các định chế chính phủở mọi nơi. Vào giữa các năm 1800, đã có một quyền lực được tổ chức, là chính phủ, và có một xã hội bao gồm các phân tử cá nhân đơn lẻ, không có quyền lực chính trị hay xã hội. Đây vẫn là học thuyết chính trị và xã hội được chấp nhận của ngày hôm nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những ngoại lệ duy nhất đối với việc tập trung hóa phổ quát quyền lực mà chúng ta muốn nói khi chúng ta nói về xã hội hiện đại đã tồn tại trong thế giới nói tiếng Anh và đặc biệt ở Hoa Kỳ. Tính đa dạng tôn giáo, đặc biệt ở Hoa Kỳ, đã duy trì một lĩnh vực đáng kể của chủ

nghĩa đa nguyên, và từ lĩnh vực này sau đó đã nảy nở các trường đại học và cao đẳng độc lập, mang đặc trưng Mỹ duy nhất, các bệnh viện phi lợi nhuận cũng mang đặc trưng Mỹ duy nhất, và v.v. Nhưng ngay cả ở Hoa Kỳ xu hướng chuyển mạnh theo hướng tập trung hóa trong

đó một định chế chính trị, chính phủ, có độc quyền quyền lực trong khi bản thân xã hội bao gồm rất nhiều cá nhân độc lập hay các doanh

nghiệp nhỏ, mỗi cái có quyền tự do đáng kể nhưng không có quyền lực gì. Thực ra, lí thuyết kinh tế hiện đại, dù là lí thuyết Keynes hay hậu-Keynes, phủ nhận rằng các cá nhân này có ngay cả sự tự trị kinh tế. Ứng xử kinh tế của họđược giả thiết là do các chính sách tài khóa, tiền tệ, và thuế của chính phủ quy định.

Nhưđã nói ở trước, Hoa Kỳ là một ngoại lệ ngay từđầu, là cái mà tất cả những người quan sát nước ngoài đều bình luận: thí dụ, Tocqueville trong các năm đầu của thế kỷ mười chín và Lord Bryce trong các năm cuối. Nhưng ngay cả ở Hoa Kỳ xu hướng tập trung quyền lực ngày càng tăng, với đỉnh điểm trong các năm của Kennedy và Johnson ở các năm 1960. Vào lúc đó, hệ tư tưởng thịnh hành ở

Hoa Kỳ đã đi đến tin rằng chính phủ có thể và phải lo mọi vấn đề và mọi thách thức trong cộng đồng – một luận điểm rõ ràng chẳng còn ai tin vào nữa nhưng mới bốn mươi năm trước đã hầu như được chấp nhận một cách phổ quát.

Xu hướng tới sự độc quyền quyền lực của một định chế, chính phủ, vẫn thống trị nửa đầu của thế kỷ hai mươi. Các chế độ toàn trị, dù là chủ nghĩa Nazi ở Đức hay chủ nghĩa Stalin ở Liên Xô, có thể được coi là các nỗ lực cuối cùng, cực đoan để duy trì sự thống nhất quyền lực trong một định chế trung ương và để tích hợp tất cả các định chế - xuống đến tận câu lạc bộ cờ vua địa phương – vào cấu trúc quyền lực

được kiểm soát tập trung. Mao ở Trung Quốc đã thử làm chính xác cùng cái đó với một nỗ lực lớn để phá hủy quyền lực tự trị căn bản trong xã hội Trung Quốc, đại gia đình.

Vào giữa thế kỷ mười chín, học thuyết chính trị và thực hành chính trị ở châu Âu – và ở toàn bộ Phương Tây – đã tuyên bố rằng nhiệm vụ,

được bắt đầu năm trăm năm trước, đã hoàn thành. Chính phủ, không thể phủ nhận, bị những hạn chế nghiêm trọng về quyền lực của mình. Nhưng chẳng ai khác đã có bất kể quyền lực nào; tất cả các định chế

có quyền lực đã hoặc bị xóa bỏ hay bị biến thành các cơ quan chính phủ.

Nhưng đúng lúc đó một chủ nghĩa đa nguyên mới đã bắt đầu.

Định chế mới đầu tiên không là một phần của chính phủ đã là các doanh nghiệp lớn, trở nên có thể vào khoảng 1860 đến 1870 do hai công nghệ mới về giao thông và thông tin. Các doanh nghiệp kinh doanh lớn đã không là cấp dưới của chính phủ, và nó đã có sự tự trị đáng kể và quyền lực đáng kể. Kể từđó, xã hội hiện đại lại trở thành hoàn toàn đa nguyên. Ngay cả các định chế thuộc chính phủ về mặt pháp lý bây giờ phải tự trị, phải được tự quản, phải có quyền lực đáng kể. Chỉ ba mươi năm trước, giáo dục ở Pháp được chính phủ kiểm soát toàn diện đến mức Bộ trưởng Bộ giáo dục Pháp đã có thể biết ở

mọi lúc mỗi giáo viên ở mỗi trường Pháp dạy cái gì. Hiện nay ngay cả

các trường Pháp cũng được phi tập trung hóa mạnh mẽ. Và đại học Âu châu, tuy về mặt pháp lý vẫn là một cơ quan nhà nước, đã ngày càng trở nên tự trị về kiểm soát nghiên cứu riêng của mình, về ngành khoa học riêng của mình, các môn học riêng của mình, các học vị

riêng của mình. Và hệt như cuối thời Trung cổđã cố thử làm cho hợp với thực tế của chủ nghĩa đa nguyên bằng cách rao giảng về sự tồn tại của hai lĩnh vực ảnh hưởng tự trị và tách biệt, lĩnh vực thế tục và lĩnh vực tôn giáo, lí thuyết xã hội thế kỷ hai mươi đã thử cứu học thuyết chính trị và xã hội về nhà nước thống nhất với chính phủ có chủ

quyền tối cao của nó bằng cách nói về hai khu vực, khu vực công của chính phủ, và khu vực tư nhân kinh doanh.

Bây giờ chúng ta biết rằng chính phủ không thể lo về các vấn đề cộng

đồng. Chúng ta biết rằng doanh nghiệp kinh doanh và thị trường tự do cũng không thể lo về các vấn đề cộng đồng. Bây giờ chúng ta đi đến chấp nhận rằng cần phải có một khu vực thứ ba, khu vực xã hội của các tổ chức cộng đồng (hầu hết là phi lợi nhuận). Nhưng chúng ta cũng biết rằng tất cả các định chế, bất luận trạng thái pháp lý của

chúng là gì, phải được vận hành một cách tự trị và phải tập trung vào các nhiệm vụ riêng và vào sứ mệnh riêng của chúng. Nói cách khác, chúng ta biết rằng hầu như chẳng liên quan liệu một đại học là đại học tư hay được hỗ trợ bằng thuế và do bang California sở hữu. Dù được tài trợ bằng cách nào, nó hoạt động giống các đại học khác. Chúng ta biết rằng không có mấy khác biệt liệu một bệnh viện là một định chế

phi lợi nhuận hay do một công ty vì lợi nhuận sở hữu. Nó phải được vận hành theo cùng cách, tức là, như một bệnh viện. Và thực tế, trong

đó mọi xã hội hiện đại hoạt động, vì thế là một xã hội ngày càng đa nguyên, trong đó các định chế thuộc mọi loại, mọi kích thước, giá trị, sứ mệnh và cấu trúc tạo thành xã hội. Nhưng chúng ta cũng biết rằng

điều này có nghĩa là, chẳng ai lo về cộng đồng. Thực ra cũng các xu hướng thoái hóa đã dẫn tới sự nổi loạn chống lại chủ nghĩa đa nguyên

ở thế kỷ mười bốn rõ ràng đang hoạt động trong các xã hội phát triển ngày nay. Trong mỗi một nước phát triển, các nhóm lợi ích có mục tiêu duy nhất chi phối quá trình chính trị và ngày càng đặt lợi ích chung dưới các giá trị riêng của chúng, dưới sựđề cao và quyền lực riêng của chúng.

Thế mà, chúng ta vẫn cần chủ nghĩa đa nguyên.

Vì sao Chúng ta Cn Ch nghĩa Đa nguyên

ĐÂY là một lý do đơn giản vì sao 150 năm qua đã là các năm trong đó

định chế này sau định chế khác đã trở nên tự trị: định chế tập trung vào nhiệm vụ và tự trị là định chế duy nhất có khả năng hoạt động.

[Muốn có] thành quảđòi hỏi sự chú tâm rõ ràng và sự tập trung hẹp. Các định chếđa mục đích không hoàn thành [nhiệm vụ]. Những thành tựu của 150 năm qua trong mỗi một lĩnh vực là thành tựu của sự chú tâm hẹp, sự tập trung hẹp, và các giá trị thiển cận coi mình là trung tâm. Tất cả các định chế hoạt động của xã hội hiện đại đều được chuyên môn hóa. Tất cả chúng đều quan tâm chỉ đến nhiệm vụ riêng của mình. Bệnh viện tồn tại đểđiều trị bệnh nhân. Phòng cứu hỏa tồn

tại để ngăn ngừa và dập tắc các đám cháy. Doanh nghiệp kinh doanh tồn tại để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế. Những tiến bộ lớn về y tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công chủ yếu là kết quả của các tổ chức đứng một mình, tập trung vào một chứng bệnh hay vào một phần của cơ thể con người và không để

ý đến mọi thứ khác (hãy lưu ý đến Hội Ung thư Mỹ, Hội Tim mạch Mỹ, Hội Phổi Mỹ, Hội Sức khỏe Tâm thần Mỹ, và v.v.).

Mỗi khi một định chế vượt xa sự tập trung hẹp, nó ngừng thực hiện. Các bệnh viện thử vượt quá điều trị bệnh sang “giáo dục y tế” và “ngăn ngừa bệnh” đã thất bại thảm hại. Có nhiều lý do vì sao trường công của Mỹ gặp rắc rối. Nhưng chắc chắn một lý do nổi bật là, chúng ta, tất yếu, đã thử biến trường học thành tác nhân của cải cách xã hội và chủng tộc và của sự hội nhập xã hội và chủng tộc. Trường học ở tất cả các nước khác, kể cả các nước có những vấn đề xã hội nghiêm trọng riêng của mình (thí dụ, Pháp, với số dân nhập cư lớn),

đã bám vào mục đích duy nhất là dạy trẻ em học đọc. Và chúng vẫn thành công trong nỗ lực duy nhất này. Người ta có thể lý lẽ (như tôi

đã làm) rằng sự tập trung hiện thời vào “tạo giá trị cổ đông” như sứ

mệnh duy nhất của doanh nghiệp kinh doanh do công chúng sở hữu là quá hẹp và thực ra có thể là tự-thất bại. Nhưng nó đã tạo ra một sự cải thiện thành tích tài chính của các doanh nghiệp này vượt quá bất cứ

thứ gì một thế hệ trước đó đã nghĩ là có thể - và vượt xa cái mà cùng doanh nghiệp ấy tạo ra khi chúng thử thỏa mãn nhiều mục tiêu, tức là, khi chúng được vận hành (như tôi phải thú nhận tôi đã chủ trương trong nhiều năm) theo “những lợi ích cân đối tốt nhất” của tất cả

những người liên quan, thức là, của các cổđông, nhân viên, các khách hàng, các cộng đồng địa phương, và v.v.

Một hiện tượng xã hội nổi bật của ba mươi năm qua ở Hoa Kỳ, sự

tăng trưởng bùng nổ của “các siêu-nhà thờ” mới (bây giờ bắt đầu

được bắt chước ở châu Âu), dựa vào sự hiến dâng của các tổ chức này cho một mục đích duy nhất: phát triển tinh thần tôn giáo của giáo dân.

Một phần của tài liệu Tài liệu Xã hội Tri thức, Quản lý Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước - PETER F. DRUCKER. phan 2 doc (Trang 44 - 53)