2.2.3.1 Những điểm mạnh cần phát huy
Từ đầu năm 2000 đến nay, năm nào công ty cũng hoàn thành vượt kim ngạch mà bộ giao cho, lợi nhuận không ngừng tăng lên và được bộ đánh giá là một trong những doanh nghiệp trực thuộc bộ có tinh hình tài chính và kinh doanh ổn định. đạt được những thành tựu như vậy là do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty và công ty cũng đã tận dụng những lợi thế bên ngoài để phát huy.
- Trên 30 năm hoạt động, công ty đã tạo cho mình một thị phần ổn định là những thị trường, bạn hàng truyền thống với lượng nhập khẩu hàng năm khá cao.
- Trong nội bộ công ty có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp lãnh đạo,sự năng động đoàn kết,tinh thần miệt mài sáng tạo của toàn thể cán bộ công ty.
- Do là một doanh nghiệp lớn trực thuộc Bộ Thương mại,công ty có được mối quan hệ tốt với các cơ quan đại diện như Thương vụ tại Nhật Bản, nhờ đó có thể tìm kiếm đối tác và khai thác thông tin thị trường đồng thời công ty đã được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ va cung cấp các thông tin về thị trường Nhật Bản, nhờ đó giảm một phần đáng kể chi phí cho công ty.
- Cơ cấu tổ chức của công ty đơn giản, gọn nhẹ, các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong quản lý. Trong thời gian qua công ty vẫn tiếp tục củng cố hoàn thiện hơn nữa bộ máy làm việc và quan tâm bổ nhiệm sắp xếp các bộ để đấp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác kinh doanh, công ty đã tạo điều kiện để các bộ trong cơ quan đi học thêm về các nghiệp vụ như ngoại thương nhằm hỗ trợ cho hoạt động chính của xuất khẩu. Nhưng quan trọng không kém là công ty lựa chọn các cán bộ trẻ, năng lực thích hợp và đưa đi đào tạo về Marketting. Đây cũng là công tác chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận cho những năm tiếp theo.
2.2.3.2 Những điểm hạn chế và một số khó khăn khi xuất khẩu sang Nhật Bản . * Hạn chế
vấn đề hạn chế:
- Vấn đề nhân lực:
+Trên 30 năm hoạt động công ty đã có được một lớp cán bộ dày dạn kinh nghiệm, tuy vậy, ngày nay, với sự phát triển của giao lưu buôn bán, tầng lớp các bộ cao tuổi đã không còn phù hợp với tình hình kinh doanh mới trong việc nắm bắt thông tin thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng. Các cán bộ trẻ, nhanh nhạy thì chưa có nhiều kinh nghiệm, trong thời gian qua công ty đã có một số thay đổi về nhân sự nhưng về trình độ của các cán bộ trẻ này để đáp ứng một thị trường khó tính như Nhật Bản thì là chưa đủ. Họ còn thiếu kiến thức về ngoại thương và đặc biệt khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, nhất là tiếng Nhật, vì vậy việc cử họ đi khảo sát, tiếp cận thị trường Nhật Bản chưa đạt hiệu quả cao.
+ Bên cạnh đó, đối với tâng lớp nghệ nhân tại làng nghề, nơi đặt xưởng sản xuất của công ty , công ty chưa có chính sách nào để có thể giúp họ trong việc nắm bặt thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài mà họ lại là người thiết kế mẫu chủ yếu, trực tiếp làm ra sản phẩm ,vì vậy sản phẩm của công ty chưa thể đáp ứng một số lượng lớn hơn nhu cầu của người Nhật Bản.
- Vấn đề tổ chức nguồn hàng còn rời rạc, chưa có hệ thống. Khi có hợp đồng, công ty mới thông qua các xưởng thu hoá tại làng nghề để thu gom sản phẩm , nếu thiếu lại phải thu mua của các xưởng khác, như vậy, nguồn hàng sẽ không được chủ động và ổn định.
- Vấn đề thiết kế mẫu: Trong xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, khâu thiết kế mẫu chiếm một vịt rí quan trọng vì không chỉ người Nhật Bản mà tất cả các khách hàng của công ty đều mong muốn được mua những sản phẩm độc đáo, mới lạ,tuy nhiên khâu thiết kế trong công ty chưa được chú trọng mà phần lớn phụ thuộc vào tầng lớp thợ hoặc nghệ nhân, hoặc có khi công ty cũng làm theo mẫu trong đơn đặt hàng của khách, trong công ty chỉ có duy nhất phong thêu ren có bộ phận thiết kế riêng. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty chưa được phong phú, chưa tạo được nhiều ấn tượng cho đối tác, do không năm bắt kịp xu thế nên tầng lớp thợ hay nghệ nhân tại các xưởng cũng không đưa ra được nhiều mẫu mới phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Vấn đề xúc tiến bán:
+ Trong việc tìm và tiếp cận thị trường, công ty chưa chủ động, chưa có chiến lược cụ thể mà các đơn đặt hàng chủ yếu có được là nhờ các mối quan hệ với Thương vụ hay Tham tán tại Nhật Bản .
+ Công ty đã đưa ra trang Web riêng của mình nhưng trang Web còn quá nghèo nàn, sơ sài chỉ có một số hình ảnh sản phẩm chính, chưa có những thông tin chính về công ty cũng như chức năng nhiệm vụ, chưa truyền tải được nhiều thông tin đến khách hàng.
- Xuất khẩu tại chỗ.
Ngày nay, xu hưởng du khách Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng đông, và lượng mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm quà lưu niệm ngày càng tăng nhưng công ty chưa chú trọng đến vấn đề này. Hiện công ty chưa có cửa hàng bán lẻ cho khách du lịch, chưa có hoạt động liên kết với các công ty du lịch nhằm thu hút từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản.
* Một số khó khăn
- Tuy thuế nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được đánh giá là thấp nhát trong các thị trường xuất khẩu của công ty, nhưng tại thị trường này lại tồn tại những quy định cũng như các rào cản kỹ thuật không chính thức rất khắt khe như quy định về y tế, vệ sinh, sưc khoẻ…làm cản trở quy trình xuất khẩu của công ty, trong khi đó công tác kiểm tra hàng hoá trước khi đóng gói của công ty chưa được hoàn thiện, nên nhiều lô hàng của công ty bị trả lại làm ảnh hưởng đến uy tín và tăng chi phí không cần thiết.
- Chi phí cho việc tiếp cận thị trường Nhật Bản khá lớn, mặc dù công ty được Nhà nước hỗ trợ nhưng không đáng kể so với rất nhiều loại chi phí mà công ty phải thanh toán như chi phí tham gia hội chợ, chi phí ăn ở đi lại cho nhân viên công ty…tất cả đều ảnh hưởng đến lợi nhuận và làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của công ty.
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG TCMN VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN