Các chính sách cải cách Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản” docx (Trang 32)

II. NHỮNG CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁPC ẢI CÁCH TRONG TỪNG LĨNH VỰC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

2. Các chính sách cải cách Bộ Tài chính

Đối với Nhật Bản, Bộ Tài chính là nơi thể hiện rõ nhất những đặc điểm và sắc thái của Nhà nước tham gia vào đời sống kinh tế của đất nước. Sức mạnh của Bộ Tài chính lớn đến mức chính sách của Bộ Tài chính là chính sách của Chính phủ. Thẩm quyền của Bộ Tài chính rất rộng lớn như: lập dự toán và quyết toán ngân sách, thu thuế các loại, theo dõi hoạt động của các tổ chức tài chính, quản lý tài sản nhà nước, kể cả đề xuất và thực hiện tư nhân hoá… Có thể nói không ở nước nào Bộ Tài chính có sự tập trung quyền lực lớn như ở Nhật Bản. Từ trước đến nay hệ thống tài chính của Nhật Bản vẫn dựa vào ngân hàng là chính, vì thế các ngân hàng, kể cả BOJ được coi như một bộ phận của Bộ Tài chính, hoạt động theo các quy tắc do Bộ Tài chính áp đặt.

Do đó, trong chương trình “Big Bang”, Nhật Bản đã dự định cải tổ lại Bộ Tài chính theo hướng phân rõ chức năng quản lý nhà nước và giám sát, tách bớt chức năng vủa các bộ phận theo hướng chuyên môn hoá, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tinh giản bộ máy, giảm bớt quyền lực và tăng cường giám sát lẫn nhau, tách chức năng tài chính của Bộ Tài chính và chức năng quyết sách tiền tệ của BOJ. Chính phủ thực hiện bãi bỏ các chương trình đầu tư Nhà nước và các quỹ bí mật đi cùng với nó. Chuyển quá trình huy động vốn đầu tư của các quỹ này theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Như vậy, vai trò của Bộ tài chính là làm sao định ra những quy chế phù hợp để các ngân hàng hoạt động và phát triển chư không phải can thiệp vào hoạt động kinh doanh hoặc tuỳ tiện áp đặt các quyết sách của mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản” docx (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)