TÌNH HU NG: Ố

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Phương thức tín dụng chứng từ – Thực trạng và biện pháp” ppt (Trang 32 - 45)

Người Nhập khẩu từ chối thanh toán tiền hàng (Điều 14 UCP) Dữ liệu

- Loại tín dụng: Không huỷ ngang (Irrevocable) - Áp dụng: UCP 500.

- Người yêu cầu mở L/ C: Công ty XNK Tổng hợp 3 (CENTRIMEX). - Người hưởng thụ: Công ty HELM (Đức).

- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng NN và PT Nông thôn VN. - Ngân hàng thông báo: Ngân hàng BHF (Đức).

Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng thông báo.

TÌNH HUỐNG:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam phát hành một tín dụng thư không huỷ ngang thông báo cho người hưởng lợi thông qua ngân hàng BHF để công ty CENTRIMEX nhập khẩu 10.000 tấn phân urê. Ngày 2/10/2000, sở Giao dịch Ngân hàng NN & PTNN VN nhận được bộ chứng từ do ngân hang BHF gửi yêu cầu thanh toán lô hàng phân Urê nói trên với số tiền là gần 1,5 triệu USD. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, Sở GD I đã chỉ ra 3 lỗi là:

Trên B/L không ghi ngày xếp hàng lên tàu. Trên hối phiếu không ghi tên ngân hàng trả tiền. Số tiền diễn tả bằng chữ không đúng.

Mặt khác, CENTRIMEX cũng tìm mọi cách để từ chối nhận lô hàng này vì thời gian vừa qua phân Urê ở thị trường Việt nam giảm rất nhiều nên CENTRIMEX càng không muốn thanh toán lô hàng trên.

GIẢI QUYẾT:

Những lỗi trên đều bị Ngân hàng BHF bác bỏ. Sau 1 thời gian ngân hàng BHF đã siết nợ 100% trị giá L/C bằng cách trừ chiết khấu từ tài khoản của Ngân hàng NN & PTNT Việt nam tại Đức gần 1,5 triệu USD và đề nghị phạt CENTRIMEX.

Sự việc xảy ra, Văn phòng chính phủ, Bộ Thương mại chỉ thị cho CENTRIMEX nhận hàng nhưng họ vẫn không nhận và tàu chở hàng thì đã không thể đợi được và nhổ neo. Thế là hàng đã mất và lại phải thanh toán tiền hàng và chịu phạt. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng hải quốc tế thì tuy vận đơn không thể hiện ngày bốc hàng lên tàu nhưng có ghi ngày phát hành vận đơn. Chiểu theo UCP 500 thì ngày phát hành vận đơn được xem là ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng. Hối phiếu mà Sở Giao dịch I cho là sai nhưng chiểu theo UCP 500 cũng không vi phạm vì trên đó đã có ghi tên Ngân hàng trả tiền là Sở Giao dịch I. Ngay cả cách diễn tả số tiền bằng chữ trên hối phiếu cũng là phù hợp. Như vậy, các lỗi mà phía Sở Giao dịch I chỉ ra đối với bộ chứng từ của ngân hàng BHF đều không đúng. Hơn thế, việc mở L/C, thanh toán L/C là trách nhiệm của ngân hàng, theo điều 14 của UCP chỉ có ngân hàng mới có quyền kiểm tra L/C và từ chối thanh toán. Vì thế việc CENTRIMEX bắt lỗi bộ chứng từ và cho rằng “bộ chứng từ sai” để từ chối thanh toán là không đúng. Và tất nhiên, việc làm tuỳ tiện này thật tai hại: mất tiền, mất hàng gây thiệt hại nghiêm trọng đénn tài sản của nhà nước.

1.2 Người giao hàng không phải là người hưởng lợi (Điều 31 UCP 500) Dữ liệu

- Loại tín dụng: Không huỷ ngang có xác nhận (Irrevocable Confirmed) - Áp dụng: UCP 500.

- Người yêu cầu mở L/ C: Công ty PACKEXIM. - Người hưởng thụ: Công ty Trans - Stahl Ltd. - Ngân hàng phát hành: Ngân hàng EXIMBANK.

- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Ing Bank Amsterdam. - Ngân hàng xác nhận: Ngân hàng Ing Bank Amsterdam. - Hiệu lực: Trả chậm sau 180 ngày kể từ ngày ghi trên B/ L. Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng xác nhận. TÌNH HUỐNG

Ngân hàng EXIMBANK phát hành một thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận và thông báo cho Người hưởng lợi thông qua Ngân hàng Ing Bank Amsterdam. Tín dụng thư yêu cầu như sau:

Vận đơn sạch theo lệnh của Ngân hàng EXIMBANK

Ngân hàng Ing Bank Amsterdam kiểm tra bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình và nhận thấy rằng bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản và điều kiện L/ C; và gửi bộ chứng từ về Ngân hàng EXIMBANK để đòi thanh toán

Sau khi nhận và kiểm tra bộ chứng từ, Ngân hàng EXIMBANK nhận thấy trên B/L, tên người giao hàng là Middlan Resource Inc., chứ không phải là Trans - Stahl Ltd - tên Người thụ hưởng. Ngân hàng EXIMBANK cho rằng điều này chấp nhận được vì không có quy định nào khác trên L/ C, vì vậy đã ký chấp nhận thanh toán gửi tới Ngân hàng Ing Bank Amsterdam.

Sau khi Ngân hàng EXIMBANK ký chấp nhận thanh toán, hàng về đến Cảng Hải Phòng. Vinacontrol giám định thấy rằng hàng kém phẩm chất so với hợp đồng.

Do hàng kém phẩm chất, Packexim đã từ chối không nhận lô hàng trên và kiện vụ việc ra toà án kinh tế Việt Nam và Bộ Thương mại.

Bộ Thương mại có công văn gửi Ngân hàng EXIMBANK đề nghị tạm dừng thanh toán chờ vụ việc được giải quyết.

GIẢI QUYẾT

Trong trường hợp này, Ngân hàng EXIMBANK ký chấp nhận thanh toán là hoàn toàn đúng do việc chấp nhận thanh toán chỉ căn cứ vào bộ chứng từ được quy định trong L/ C mà không căn cứ vào hàng hóa được giao (Điều 4 UCP 500). Hơn nữa, Ngân hàng EXIMBANK đã áp dụng điều 31 UCP 500 trong trường hợp trên B/ L, người giao hàng không phải là người hưởng thụ để quyết định chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/ C. Điều 31 UCP 500 ghi "Trừ khi có quy định khác trong tín dụng, các Ngân hàng sẽ chấp nhận một chứng từ vận tải mà:….".

iii. Có ghi rằng người gửi hàng là một người khác không phải là người hưởng lợi Tín dụng.". Như vậy, Packexim chỉ có thể bằng thương lượng với Trans - Stahl Ltd để giảm lô hàng, còn Ngân hàng không thể can thiệp trong trường hợp này.

Điều 17 UCP 500 ghi "Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do hoạt động kinh doanh của mình bị gián đoạn vì thiên tai, rối loạn, dân biến, nổi loạn, chiến tranh hay vì bất cứ nguyên nhân nào khác ngoài khả năng kiểm soát

của mình …...". Như vậy khi nhận được công văn đề nghị tạm dừng thanh toán của Bộ Thương mại, Ngân hàng EXIMBANK đã ở vào tình trạng bất khả kháng.

Danh sách đóng hàng không được in trên giấy tiêu đề và không có chữ ký của Người thụ hưởng (Điều 21 UCP 500)

Dữ liệu

- Loại tín dụng : Không huỷ ngang (Irrevocable). - Áp dụng : UCP 500.

- Người yêu cầu mở L/ C: Hà nội Mechanical Co. - Người thụ hưởng: Sang Yong Corp.

- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa. - Ngân hàng thông báo: ChoHung Bank, Seoul.

- Hiệu lực: Trả chậm sau 180 ngày kể từ ngày ghi trên B/ L

- Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul TÌNH HUỐNG

Ngân hàng Đống Đa phát hành một thư tín dụng không huỷ ngang thông qua Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul. Trong số những điều khoản của nó, tín dụng thư yêu cầu như sau:

1. Một Hoá đơn thương mại. 2. Một Bảng kê chi tiết hàng hoá ……..

Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul kiểm tra bộ chứng từ do Người thụ hưởng xuất trình và nhận thấy rằng bộ chứng từ không phù hợp với tín dụng vì lý do: Bảng kê chi tiết không được phát hành trên giấy tiêu đề của Người thụ hưởng và không được Người thụ hưởng ký, và đã từ chối thanh toán bộ chứng từ.

Người thụ hưởng yêu cầu Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul điện cho Ngân hàng Đống Đa xin ý kiến chấp nhận thanh toán mặc dù có những bất hợp lệ đó.

Ngân hàng Đống Đa, sau khi nhận được điện của Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul xin cho phép thanh toán theo như bộ chứng từ được xuất trình, đã tham khảo ý kiến của Người yêu cầu mở tín dụng. Người yêu cầu mở tín dụng không chấp nhận điểm bất hợp lệ đó vì họ không chắc là hàng hoá có được kiểm định chắc chắn không. Họ trả lời rằng họ không cho phép thanh toán trừ khi họ được phép kiểm tra hàng tại Cảng đến và việc kiểm định đó cho thấy hàng hóa là phù hợp. Ngân hàng Đống Đa thông báo cho Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul biết ý kiến từ chối bộ chứng từ của mình.

GIẢI QUYẾT

Điều 21 UCP 500 quy định rằng "Trừ các chứng từ vận tải, bảo hiểm và hoá đơn thương mại, khi các chứng từ đó do ai lập và nội dung số liệu của các chứng từ đó. Nếu Tín dụng không quy định như vậy, các Ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ như

đã xuất trình, miễm là nội dung số liệu không mâu thuẫn nhau". Như vậy, việc Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul từ chối thanh toán vì lý do chứng từ bất hợp lệ là không đúng, do:

Thứ nhất: Bảng kê chi tiết hàng hóa không cần phải được phát hành trên giấy có tiêu đề của Người hưởng thụ trừ khi tín dụng yêu cầu một pháp nhân cụ thể phát hành bản kê chi tiết hàng hoá.

Thứ hai: Bảng kê chi tiết hàng hoá không cần phải ký trừ khi tín dụng yêu cầu nó phải được ký hay nó phải có sự xác nhận cụ thể.

1.4 Gia hạn ngày hết hạn hiệu lực (Điều 44 (b) UCP 500) Dữ liệu:

- Loại tín dụng : Không huỷ ngang (Irrevocable). - Áp dụng : UCP 500.

- Người yêu cầu mở L/ C: Công ty GIMEXICO.

- Người thụ hưởng: Công ty ThaiKimChiang Trading Co., Ltd - Ngân hàng phát hành: Ngân hàng TMCP Hàng hải.

- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Krung Thai Bank Ltd - Hiệu lực: Trả ngay

- Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng TMCP Hàng hải. TÌNH HUỐNG

Ngân hàng TMCP Hàng hải phát hành một tín dụng thư không huỷ ngang và thông báo cho Công ty ThaiKimChiang thông qua Ngân hàng Krung Thai Bank Ltd.. Trong số những điều khoản của nó, tín dụng thư yêu cầu như sau:

Thời hạn hiệu lực: 21/ 11/ 1996

Giao hàng: Không muộn hơn ngày 31/ 10/ 1996

Sau khi nhận được thông báo L/ C 10 ngày, Công ty ThaiKimChiang Trading gửi một bản Fax tới Công ty GIMEXICO đề nghị gia hạn ngày hết hạn hiệu lực đến ngày 30/ 11/ 1996. Công ty GIMEXICO làm công văn đề nghị Ngân hàng TMCP Hàng hải tu chỉnh L/ C, gia hạn ngày hết hạn hiệu lực theo yêu cầu của Công ty ThaiKimChiang Trading.

Ngân hàng TMCP Hàng hải kiểm tra bộ chứng từ do Công ty ThaiKimChiang Trading xuất trình và nhận thấy ngày giao hàng trên B/ L là ngày 08/ 11/ 1996 muộn hơn so với ngày giao hàng quy định trong L/ C. Ngân hàng TMCP Hàng hải điện báo cho Ngân hàng Krung Thai Bank Ltd. từ chối thanh toán vì lý do trên.

Người hưởng lợi sau đó đã trả lời rằng họ đã có văn bản đề nghị gia hạn ngày hết hạn hiệu lực và như vậy, ngày giao hàng chậm nhất sẽ tự động được gia hạn.

GIẢI QUYẾT

Điều 44 (b) UCP 500 quy định "Ngày giao hàng chậm nhất sẽ không được gia hạn bởi lý do gia hạn ngày hết hạn hiệu lực ……" . Như vậy, việc Ngân hàng TMCP Hàng hải từ chối thanh toán là hợp lệ.

1.5 Ngày bảo hiểm muộn hơn ngày giao hàng (Điều 34 (e) UCP 500) Dữ liệu

- Loại tín dụng : Không huỷ ngang (Irrevocable). - Áp dụng : UCP 500.

- Người yêu cầu mở L/ C: Công ty Ngân Hà - Người thụ hưởng: Công ty Inco Pacific Sales - Ngân hàng phát hành: Ngân hàng TMCP Bắc Á

- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Novascotia Hongkong, Br - Hiệu lực: Trả ngay

- Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng TMCP Bắc Á TÌNH HUỐNG

Ngân hàng TMCP Bắc Á phát hành một tín dụng thư không huỷ ngang và thông qua cho Công ty Inco Pacific Sales thông qua Ngân hàng Novascotia Hongkong, Branch. Sau khi nhận và kiểm tra bộ chứng từ do Công ty Inco Pacific Sales xuất trình, Ngân hàng TMCP Bắc Á nhận thấy ngày ghi chứng từ bảo hiểm muộn hơn so với ngày giao hàng ghi trên B/ L. Ngân hàng TMCP Bắc Á xin ý kiến của Công ty Ngân Hà. Do tại thời điểm đó, mặt hàng này bị giảm giá, Công ty Ngân Hà không muốn nhận hàng đã từ chối thanh toán.

Ngân hàng TMCP Bắc Á đã điện từ chối thanh toán tới Ngân hàng Novascotia Hongkong, Br

GIẢI QUYẾT

Căn cứ theo điều 34 (e) UCP 500: "…. các ngân hàng sẽ từ chối một chứng từ bảo hiểm trên đó ghi ngày phát hành sau ngày bốc hàng lên tàu hoặc gửi hàng hoặc nhận hàng để gửi như đã ghi trên chứng từ vận tải", Ngân hàng TMCP Bắc Á từ chối thanh toán là hoàn toàn hợp lệ.

1.6 Mô tả hàng hoá trên hoá đơn thương mại ( điều 37(c) UCP 500) Dữ liệu:

- Loại tín dụng : Không huỷ ngang (Irrevocable). - Áp dụng : UCP 500.

- Người yêu cầu mở L/ C: Công ty Detech

- Người thụ hưởng: Công ty Nomura Trading Co. - Ngân hàng phát hành: Ngân hàng Indovinabank

- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Daiwa Bank Ltd, Osaka - Hiệu lực: Trả ngay

- Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng Daiwa Bank Ltd, Osaka

...

TÌNH HUỐNG

Ngân hàng Indovinabank phát hành một thư tín dụng không huỷ ngang và thông báo cho Công ty Nomura Trading thông qua Ngân hàng Daiwa Bank Ltd, Osaka. tín dụng thư yêu cầu:

1. Hoá đơn thương mại được ký 2. Vận đơn hoàn hảo

………

Ngân hàng Daiwa Bank Ltd, Osaka kiểm tra bộ chứng từ do Công ty Nomura Trading xuất trình thấy hoàn toàn phù hợp với tín dụng thư liền gửi chứng từ đến Ngân hàng Indovinabank đòi thanh toán.

Ngân hàng Indovinabank sau khi nhận và kiểm tra chứng từ nhận thấy Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng có mô tả hàng hoá khác với Hoá đơn thương mại. Ngân hàng Indovinabank sau khi tham khảo ý kiến Công ty Detech đã điện cho Ngân hàng Daiwa Bank Ltd. từ chối thanh toán chứng từ với lý do trên.

Ngân hàng Daiwa Bank Ltd. đã điện phản đối lại lý do từ chối thanh toán của Ngân hàng Indovinabank vì họ đã dẫn chiếu điều 37 (c) UCP 500 và nói rằng mô tả hàng hoá trong Hoá đơn thương mại nhưng không mâu thuẫn với mô tả hàng hoá trong tín dụng.

GIẢI QUYẾT

Điều 37 (c) UCP 500 quy định "Mô tả hàng hoá trong hoá đơn thương phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong tín dụng. Trong tất cả các chứng từ khác , hàng hoá có thể được mô tả một cách chung chung không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong tín dụng ". Như vậy phản đối của Ngân hàng Daiwa Bank Ltd. là có căn cứ và Ngân hàng IndovinaBank buộc phải chấp nhận thanh toán trong trường hợp này.

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRÁI THÔNG LỆ TRÊN THẾ GIỚI Tình huống không nêu rõ nước xuất xứ (UCP 500 điều 5 mục a ) Điều 5: Lệnh phát hành / sửa đổi tín dụng

Dữ liệu

- Loại tín dụng : Không huỷ ngang (Irrevocable). - Áp dụng : UCP 500.

- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng I - Ngân hàng thông báo: Ngân hàng A - Hiệu lực: Trả ngay

- Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng I

Tình huống

Ngân hàng I phát hành một tín dụng thư không huỷ ngang và thông báo cho Người hưởng thụ thông qua Ngân hàng A. Trong số những điều khoản của nó, tín dụng thư yêu cầu như sau:

Chứng thư xuất xứ : các nước E.E.C (E.E.C Countries)

Người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo tín dụng thư yêu cầu bao gồm cả hoá đơn thương mại và chứng nhận xuất sứ ghi như sau:

1. Hoá đơn thương mại ghi : Country of origin : E.E.C

2. Chứng nhận xuất sứ ghi : Country of origin : E.E.C Country

Sau khi nhận và kiểm tra bộ chứng từ, Ngân hàng I nhận thấy bộ chứng từ có những điểm bất hựo lệ. Ngân hàng I lập tức điện thông báo cho ngân hàng A và nêu ra những bất hợp lệ sau:

Cụm từ trên hoá đơn thương mại “Country of origin : E.E.C” xét trên bề mặt chứng từ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Phương thức tín dụng chứng từ – Thực trạng và biện pháp” ppt (Trang 32 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w