PHẦN I: CÁI BONG BÓNG NHÀ ĐẤT CHỨNG KHOÁN

Một phần của tài liệu Tài liệu Bong bóng - sụp đổ và những tình huống kinh điển pptx (Trang 36 - 60)

Nguồn vốn thành hình trong hai thập niên (1950-1970)

Sau thế chiến thứ hai, nền kinh tế Nhật hoàn toàn kiệt quệ. Tuy nhiên chỉ sau hai thập niên, Nhật không những đã gượng dậy nhanh chóng mà còn trở thành nước xuất khẩu thép và xe hơi lớn nhất thế giới. Hàng hóa Nhật đã bắt đầu tràn ngập thị trường Mỹ từ thập niên 1960. Máy hát, tivi, máy ảnh và xe hơi Nhật với kiểu dáng đẹp, chất lượng cao và giá rẻ đã lần lượt chiếm lĩnh thị trường Mỹ.

Thị trường nhà đất và chứng khoán chuyển mình

Nguồn thu nhập từ xuất khẩu đã tạo nên một lớp nhà giàu mới và người Nhật bắt đầu đổ tiền vào nhà đất. Vào đầu thập niên 1970, một cơn sốt nhà đất ở Tokyo bắt đầu thành hình. Năm 1974, Chính phủ Nhật đã tìm cách chặn đứng cơn sốt bằng cách ban hành một sắc thuế nặng đánh vào lợi nhuận mua bán bất động sản. Phương thuốc này mang lại hiệu quả được... một năm. Giá bất động sản rớt xuống trong năm 1975 nhưng sau đó lại tiếp tục tăng, tuy có chậm hơn. Sắc thuế này lại làm dân Nhật chuyển qua mua bán cổ phiếu và giá cổ phiếu cứ thế mà gia tăng. Chỉ số Nikkei vào cuối năm 1975 là 4.350. Đến cuối năm 1980 thì lên đến 7.110 và đến cuối năm 1985 tăng lên 13.110, nghĩa là giá chứng khoán đã tăng gấp ba lần trong vòng 10 năm. Nói chung, đến năm 1985 thị trường nhà đất và thị trường chứng khoán đã chín muồi và chỉ chờ đợi để bùng nổ.

Thỏa ước Plaza 1985 buộc Nhật tăng giá đồng yên là ngòi nổ

Từ giữa thập niên 1970, cán cân thương mại Mỹ - Nhật chênh lệch nặng, nhiều công ty Mỹ vì không cạnh tranh nổi với hàng giá rẻ của Nhật, đã đi đến chỗ phá

sản. Dân Mỹ phẫn nộ và xuống đường biểu tình chống hàng Nhật tại các thành phố lớn. Vấn đề được nhiều lần đưa ra thảo luận sôi nổi tại Nghị viện Mỹ. Nhiều vị dân biểu đã hăm he cảnh cáo, đòi trả đũa bằng một cuộc chiến tranh kinh tế nếu Nhật không tìm cách ngăn chặn làn sóng xâm lăng hàng hóa vào đất Mỹ.

Trước áp lực của Mỹ, sau cùng thì Nhật đành phải nhượng bộ. Tại một cuộc hội nghị nhóm ở khách sạn Plaza New York vào năm 1985, Nhật đồng ý tăng giá đồng yên để hàng Nhật vào thị trường Mỹ sẽ không còn rẻ như trước.

Nhật hạ lãi suất đưa đến cơn sốt nhà đất

Trong hai năm 1986-1987 đồng yên bắt đầu tăng giá so với đô la Mỹ, tuy nhiên vẫn chưa làm giảm ngay cán cân thương mại thâm thủng về phía Mỹ. Lý do chính là vì các công ty Mỹ chuyên sản xuất hàng tiêu dùng hầu như đã bị "đốn ngã" trước đó nên không kịp trở tay. Hàng Nhật nay tuy đắt hơn, nhưng người tiêu dùng đã quen và lại không tìm được hàng nội địa tương xứng nên đành tiếp tục... cắn răng mua!

Đồng yên cứ tiếp tục tăng và vượt cao hơn dự tính của mọi người. Điều này khiến Bộ Tài chính Nhật đâm ra hốt hoảng vì ngại lượng xuất khẩu có thể đột ngột giảm nặng và đưa nền kinh tế Nhật đến chỗ suy thoái. Trước viễn cảnh này, Nhật quyết định hạ lãi suất ngân hàng xuống mức thấp nhất là 2,5%/năm. Ngoài việc giúp kềm giá đồng yên, Chính phủ Nhật muốn tìm cách tung tiền vào thị trường, giúp các công ty vay dễ dàng để bành trướng sản xuất, đồng thời khuyến khích dân chúng vay tiền để mua sắm, hầu kích thích nền kinh tế nội địa.

Than ôi, lượng tiền khổng lồ ấy đã không đi vào sản xuất và tiêu thụ mà lại chạy vào chỗ khác! Với lãi suất quá thấp, dân chúng ùn ùn vay tiền... đổ vào bất động sản. Giá đất đã cao, nay lại được dịp tăng nhanh hơn nữa, nhất là sau khi Chính phủ tuyên bố thành phố Tokyo cần có thêm nhiều cao ốc để trở thành một trung tâm tài chính thế giới, cạnh tranh với New York.

Khi những tay đầu cơ nhập cuộc, giành nhau mua đất xây cất thì cơn sốt nhà đất bùng nổ. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ 1988, giá đất tại khu trung tâm Tokyo đã tăng 200 lần! Cơn sốt nhà đất lan tràn khắp nước Nhật và ngay cả những nông dân cũng phút chốc trở thành triệu phú... trên giấy tờ! Hơn 60% dân Nhật đều có nhà riêng và mọi người đều cảm thấy giàu có.

Với giá đất tăng vọt và đồng yên lên cao, danh sách những tỉ phú giàu nhất thế giới nay bỗng thấy toàn là người Nhật đứng đầu sổ, mà đặc biệt là chủ nhân các công ty bất động sản. Những ngân hàng và tập đoàn lớn nhất thế giới cũng là của Nhật. Người Nhật thấy mình trở nên giàu có, họ tung tiền ra mua các công ty Mỹ, các hãng phim lớn, các cao ốc danh tiếng, nông trại, sân golf, các tác phẩm hội họa nổi tiếng... Dường như có một dạo mà hầu như mọi tòa nhà cao tầng ở Los Angeles đều nằm trong tay các chủ nhân người Nhật. Người ta còn tính ra rằng toàn bộ bất động sản ở Nhật lúc bấy giờ trị giá gấp bảy lần ở Mỹ và nếu muốn thì Nhật có thể bỏ tiền ra mua... cả nước Mỹ.

Thị trường chứng khoán nổi sóng!

Với giá nhà đất tăng vùn vụt, các công ty và người đầu tư lại tiếp tục dùng nhà đất làm vật thế chấp vay tiền đổ vào thị trường chứng khoán khiến giá cổ phiếu cũng từ đó leo thang. Luật kế toán Nhật cho phép các công ty coi só gia tăng giá trị đất như là tiền lời hoạt động, do đó trong thời gian này công ty Nhật nào cũng làm ăn có lời khủng khiếp, khiến giá cổ phiếu liên tục tăng vọt. Từ đó, các công ty này lại tiếp tục vay tiền ngân hàng và phát hành trái phiếu với phân lãi quá thấp! Cứ thế mà cái vòng xoáy tăng dần...

Từ trên "tháp ngà" nhìn xuống, Bộ Tài chính Nhật tự cảm thấy... hài lòng cho rằng mình đã có công đóng góp vào cái "phép lạ" này và tiếp tục tạo điều kiện để kéo dài tình trạng này. Trong thâm tâm, không riêng gì Bộ Tài chính mà tất cả dân Nhật đều cho rằng sự phồn thịnh của Nhật là điều thực sự không thể chối cãi được.

Thật vậy, khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ vào tháng 10/1987 thì thị trường chứng khoán Nhật không bị dao động mạnh như ở các nước khác. Sự kiện này khiến Bộ Tài chính tiếp tục tin rằng chính sách họ đã chọn là đúng. Do đó lãi suất được tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Hễ giá cổ phiếu còn gia tăng thì dân Nhật vẫn còn sung sướng. Đối với hàng triệu người Nhật thì việc mua bán cổ phiếu nay trở thành một thú tiêu khiển trong lúc nhàn rỗi. Mối quan tâm chính của người Nhật lúc bấy giờ là... đổ tiền vào đâu? Đất đai, cổ phiếu, sân golf, hay các bức tranh quý?

Đến cuối năm 1989, chỉ số Nikkei tăng vọt đến 38.916, nghĩa là lại tăng lên ba lần chỉ trong vòng bốn năm kể từ 1985. Vào năm 1989, giá trị của các công ty trên thị trường chứng khoán vượt quá 7.000 tỉ đô la Mỹ và mọi người dự tính con số này sẽ tiếp tục tăng đều khoảng 800 tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Người Nhật cho rằng nước mình đang chuyển từ một nước sản xuất thành một nước chuyên về các hoạt động tài chính cao cấp và Tokyo rồi đây sẽ đầy dẫy nhà chọc trời như New York, với sự phồn thịnh kéo dài không dứt.

Ngân hàng tiếp tục... đổ dầu vào lửa

Mặc cho mọi người đã vay hết mức, ngân hàng vẫn tiếp tục tìm đủ mọi cách để cho vay thêm. Họ sẵn sàng "giúi" tiền cho các công ty vay mà không cẩn thận nghiên cứu khả năng trả nợ vì cho rằng hễ có đất làm vật thế chấp thì xong cả. Tuyệt nhiên không ai cần tìm hiểu xem công ty có cần thêm tiền không và vay để làm gì! Hàng trăm ngàn công ty nhỏ của Nhật, vốn là cái cột sống của nền kinh tế Nhật, nay bỗng trở thành những "miếng mồi ngon" của ngân hàng và được săn đón, chào mời những món tiền khổng lồ dù họ không cần.

Để bảo đảm là người vay có thể trả nợ thì điều quan trọng là phải giữ cho giá bất động sản tiếp tục gia tăng. Nhiều ngân hàng, do đó, đã trực tiếp góp phần duy trì cái bong bóng này. Tài trợ cho một khách hàng mua một miếng đất với giá 50

triệu đô la Mỹ tuần này thì tuần sau họ lại có lại có thể tài trợ cho người khác mua miếng đất đó với giá 60 triệu đô la Mỹ. Đến tháng sau thì cũng chính ngân hàng này giúp người khác vay tiền để mua miếng đất đó với giá 65 triệu đô la Mỹ, và cứ thế mà giá đất tiếp tục gia tăng. Nhìn ở ngoài vào người ta cứ tưởng đất lên giá một cách tự nhiên, nhưng thực sự đằng sau hậu trường thì tất cả đều do ngân hàng giật dây.

Nền kinh tế Việt Nam ứng biến thế nào với chu kỳ bong bóng? Thứ hai, 11/6/2007, 09:04 GMT+7

(VTO) - Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế, với nền kinh tế khá “nóng” của châu Á, cứ sau khoảng 20 năm thì sẽ bắt đầu chu kỳ đi xuống của các nền kinh tế tăng trưởng, kể cả những “con rồng” lớn nhất. Người ta gọi đây là chu kỳ bong bóng. Việt Nam sau 20 năm liên tục phát triển, liệu có nằm ngoài quy luật không? Và chúng ta phải làm gì để giảm thiểu rủ ro (nếu có) khi một chu kỳ bong bóng mới đang sắp sửa hình thành?

Phó giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Đức Định - Chủ tịch Hội đồng khoa học - Trung tâm nghiên cứu Kinh tế - Xã hội đã có cuộc trao đổi với VTO xoay quanh vấn đề này.

Vốn từ Thị trường chứng khoán sử dụng ra sao?

Thưa ông, ông nhận định thế nào về Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua?

- Sau 20 năm đổi mới, nhiều nhà kinh tế cho rằng: Việt Nam bắt đầu có được một nền kinh tế thị trường thực sự. Một trong những dấu hiệu cho thấy thị trường này đang có những bước khởi đầu chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán. Khi nó bắt đầu đi vào hoạt động, thì quy luật phát triển của nó cũng giống như những Thị trường chứng khoán của hầu hết các nước khác (ví dụ như: Thị trường chứng khoán Bombay, Dehli - Ấn Độ, …) ở thời điểm sơ khai. Và trên thực tế, xét về mặt tăng trưởng, chưa có một Thị trường chứng khoán nào trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao và nhanh đến chóng mặt như ở Việt Nam trong mấy tháng vừa qua. Mức trung bình của nước ngoài là 10 - 12%, trong khi đó mức tăng trưởng của Việt Nam đã đạt đến 70%.

Nếu nói vui thì đó là một “Thánh Gióng trong làng chứng khoán”. Thu hút vốn thì nhanh, nhưng thực chất để sử dụng đồng vốn như thế nào lại đang là một vấn đề của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, điều này ở một khía cạnh nào đó cũng có được cái hay của nó: Xưa nay người ta vẫn quan niệm rằng nền kinh tế Việt Nam (và cả nhiều nền kinh tế khác) đều có nền kinh tế chính thức và nền kinh tế phi chính thức (hay nền kinh tế nổi và nền kinh tế ngầm). Nền kinh tế chính thức được đo đạc bằng GDP, bằng tiền trong ngân hàng…; còn nền kinh tế phi chính thức lại chỉ được dự đoán mà thôi (đã là phi chính thức thì chẳng bao giờ đăng ký cả). Vốn của thị trường phi chính thức này được người dân đầu tư vào vàng, nhà đất, thậm chí là chỉ cất đi ở… đầu giường. Vậy, khi Thị trường chứng khoán hoạt động, nó đã thu hút được nền kinh tế phi chính thức này bộc lộ, và được thể hiện bằng các đồng tiền đầu tư.

Có thể nói rằng, Thị trường chứng khoán của ta phát triển rất năng động, nhưng đang năng động quá mức cần thiết, quá mức điều hành.

Nền kinh tế phi chính thức sở hữu một khoản vốn không nhỏ của toàn xã hội. Nhưng khi nguồn vốn này chảy vào Thị trường chứng khoán thì nền kinh tế sẽ chịu nhiều rủi ro, thưa ông?

Phó giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Đức Định

- Khi xuất hiện Thị trường chứng khoán, sẽ đặt ra các rủi ro và cơ hội, trước hết là với nhà đầu tư (những người mua - bán chứng khoán). Những người biết tính toán và nắm được cơ hội thì đã thu lợi, nhưng không ít người đang phải tự tìm câu trả lời cho lo lắng: “Mai kia mình ở vào đâu?” khi mà tất cả nhà cửa đều cầm cố ngân hàng để vay tiền chơi chứng khoán, tiền thật đã bị chuyển thành… tiền ảo. Với những nhà đầu tư không nắm được cơ hội và không có kiến thức thì tham gia vào Thị trường chứng khoán cũng chỉ giống như… chơi hụi mà thôi.

-

Thứ hai, rủi ro còn đến với những nhà đầu tư mang tính dài hạn (như các tổng công ty…). Họ bán cổ phiếu ra để thu hút vốn về, nhưng nguồn vốn đó có được sử dụng vào thực tế và có hiệu quả hay không lại đang là vấn đề không chỉ của các công ty này mà còn là thách thức cho cả nền kinh tế. Nhiều công ty thấy huy động vốn qua Thị trường chứng khoán dễ quá (vì thực tế ở Việt Nam hiện nay, phát hành cổ phiếu ra đến đâu là bán hết ngay đến đó) nên đã bán cổ phiếu ra tràn lan, nhưng lại không có được bài giải cụ thể để sinh lợi trên đồng vốn thu về. Hoặc, có tư tưởng chủ quan vì thấy huy động dễ dàng quá, nên đã đầu tư dàn trải không

hiệu quả. Đó chính là mối lo của nền kinh tế.

Đã có không ít công trình không thể hoàn thành vì không đủ khả năng thực hiện. Chúng ta đang tồn tại quá nhiều dự án với cái giá hàng tỷ USD (đường tàu điện ngầm, đường cao tốc Bắc - Nam, nhà máy lọc dầu Dung Quất…); công trình nào cũng quan trọng và vĩ đại nhưng hiệu quả thực hiện đến đâu thì còn phải đợi thời gian kiểm chứng. Nếu không tính kỹ sẽ xuất hiện rất nhiều rủ ro khi huy động vốn quá lớn dành cho chúng.

Nghĩa là chứng khoán phát triển quá nóng cũng tiềm tàng một mối lo “khủng khiếp”?

- - Ngay cả những Thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới mà họ vẫn giữ tăng trưởng ở mức có thể kiểm soát được, trong khi đó, với một Thị trường chứng khoán mới ra đời như ở Việt Nam mà đã tăng trưởng quá nóng như hiện nay thì không khỏi không lo lắng được. Nếu tốc độ tăng trưởng không dừng lại được thì đến một ngưỡng nào đó, nó sẽ thế nào? Hay chúng ta đợi 7 năm sau ra xin lỗi trước Quốc hội là đã để bong bóng chứng khoán xảy ra và vỡ? Nếu 7 năm không hoàn thành khu lọc dầu Dung Quất thì vẫn có thể tiếp tục kéo dài tiến độ, nhưng 7 năm mà để bong bóng Thị trường chứng khoán vỡ thì tôi sợ là chúng ta không còn hơi mà xin lỗi nữa. Do vậy, Thị trường chứng khoán đang sôi động là rất đáng mừng, nhưng sôi động ở mức nào thì cần tính lại rằng liệu có cần tăng trưởng đến mức 70% không? Cho nên, theo tôi, chúng ta không chỉ cần tính toán lại mà còn phải bắt tay vào can thiệp cụ

thể ngay lúc còn có thể.

kênh, nhất là qua Thị trường chứng khoán. Chứ không cẩn thận, để lọt vào PMU này đến PMU khác, trong khi hiệu quả chẳng được là bao thì ắt chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Phải rà soát lại các công trình trọng điểm nhằm sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Ở Đài Loan, từ năm 1960 đến nay, cứ 10 năm người ta lại đặt ra một mục tiêu là “thập đại công trình”, những công trình này đều

Một phần của tài liệu Tài liệu Bong bóng - sụp đổ và những tình huống kinh điển pptx (Trang 36 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w