- Nhận xét: Chè ở khu vực đồi mới trồng được 3 năm giống chủ yếu là PH8 –PH9 Do khu vực này mới trồng chè và chè được đầu tư chăm sóc nên sâu bệnh hại là không nhiều.
Biện pháp phòng trừ:
11.2. Trên rau muống
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ Sâu hại Thiên địch Bệnh hại
1 Ba ba xanh Cassida circumdata Chrysomelidae Coleoptera +
2 Sâu khoang Spodoptera litura Noctuidae Lepidoptera +
3 Cánh cộc Paederus littoralis Staphylinidae Coleoptera +
4 Bệnh gỉ trắng Albugo Ipomoea +
11. Điều tra hệ sinh thái đồng ruộng tại Thach Bàn - Long Biên - Hà Nội
11. Điều tra hệ sinh thái đồng ruộng tại Thach Bàn - Long Biên - Hà Nội
Bảng: Điều tra mật độ thành phần sâu bệnh hại, thiên địch
Thời gian 28/10/2013 29/10/2013 30/10/2013 Ba ba xanh (con/m2) 3.67 4 4.5 Sâu khoang (con/m2) 2.3 1.6 2 Cánh cộc (con/m2) 18.5 20.3 18.7 Gỉ trắng (%) 7 6 7
Ba ba xanh:
Bọ rùa trưởng thành có hình dạng bầu dục dài 4-5 cm, trông hơi giống con ba ba; phiến lưng ngực và cánh có màu xanh trong suốt, có các vân hình võng rất rõ, các bộ phận còn lại có màu xanh óng ánh như kim tuyến. Thường gây hại trên các ruộng rau muống nước, ruộng có độ ẩm cao. Sâu gặm biểu bì lá tạo nên những lỗ thủng tròn to trên lá.
Nhận xét: Với mật độ sâu hại thấp không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng vì thế không cần chú trọng đến việc phòng trừ loài sâu hại này.Cây trồng đang trong giai đoạn phát triển mạnh và cần thu hoạch chính vì thế ta cần chú trọng đến việc bón phân làm cỏ trong giai đoạn này.
11. Điều tra hệ sinh thái đồng ruộng tại Thach Bàn - Long Biên - Hà Nội
Sâu khoang:
Đặc điểm nhận biết:
• Sâu trưởng thành thường có màu xám hoặc nâu xám
• Giai đoạn trứng: Trứng được đẻ thành ổ ở mặt dưới lá và được phủ một lớp lông bảo vệ.
• Giai đoạn sâu: Sâu non mới nở màu xanh sáng, sống tập trung và phân tán khi lớn.
• Nhộng dài 18 – 20 mm, màu nâu tươi hoặc nâu tối, hình ống tròn
11. Điều tra hệ sinh thái đồng ruộng tại Thach Bàn - Long Biên - Hà Nội
11.2. Trên rau muống
Đặc điểm gây hại:
• Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, màu. Là đối tượng gây hại nặng trên rau muống. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất.
• Sâu non có 6 tuổi, sâu tuổi nhỏ ăn biểu bì của lá, sâu tuổi lớn ăn cả thịt lá chỉ chừa lại gân lá. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá cà chua rụng nhanh. Tuy nhiên sự gây hại không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây.
Biện pháp phòng trừ: • Biện pháp canh tác:
o Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất.
o Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất.
o Biện pháp cơ giới vật lý: Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay.
• Biện pháp sinh học:
o Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh...
o Dùng bẫy bả pheromone hoặc bẫy chua ngọt diệt trưởng thành có hiệu quả.
• Biện pháp hóa học: Có thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem có hiệu quả cao. Chú ý phun khi sâu còn nhỏ tuổi (sâu tuổi 1 – 2).
11. Điều tra hệ sinh thái đồng ruộng tại Thach Bàn - Long Biên - Hà Nội
Gỉ trắng rau muống:
Biểu hiện: Bệnh phát sinh trên lá đôi khi có ở phần thân gần ngọn. Trên lá lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt ở mặt dưới lá, về sau lớn lên phát sinh lớp bột trắng (ổ bào tử nấm) xung quanh viền vàng, chỗ vết bệnh nổi phồng lên làm lá co lại, mặt trên lá chỗ vết bệnh biến màu vàng. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá vàng héo và rụng, ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng rau.
Nhận xét: Bệnh gỉ trắng xuất hiện nhưng không nhiều tại khu vực trồng rau muống tại đây.
11. Điều tra hệ sinh thái đồng ruộng tại Thach Bàn - Long Biên - Hà Nội
Biện pháp phòng trừ: