Hồ Chủ tịch Huấn thị về công tác thanh tra tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc, ngày 19/4/

Một phần của tài liệu Tài liệu TỔNG THUẬT: ĐỀ TÀI CẤP BỘ TRỌNG ĐIỂM “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH TRA” pptx (Trang 49 - 50)

3 Hồ Chủ tịch Huấn thị về công tác thanh tra tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc, ngày 19/4/1957

Người cán bộ thanh tra phải có uy tín cao, Người đã chỉ rõ: “Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”1. Đúng vậy, để làm gương cho người ta soi thì cán bộ thanh tra phải thực sự có tài năng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng. Năng lực và đạo đức là hai phẩm chất tạo tạo ra uy tín cho người cán bộ thanh tra. Sự tinh thông nghiệp vụ thanh tra, hiểu biết sâu rộng về chính sách, pháp luật cộng với các tấm gương trong sáng về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của cán bộ thanh tra sẽ làm cho đối tượng thanh tra “tâm phục khẩu phục”, thành khẩn sửa chữa khuyết điểm, tiếp thu phê bình để hoàn thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ của mình. Hồ Chủ tịch có yêu cầu cao đối với cán bộ thanh tra, Người chỉ rõ: “…muốn kiểm soát có kết quả tốt, phải có hai điều: một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín”.

Quan điểm của Hồ Chủ tịch về cán bộ thanh tra có năng lực, kinh nghiệm và uy tín đã thể hiện qua việc người cẩn trọng lựa chọn, đề bạt những người cán bộ có đầy đủ phẩm chất như đã nói ở trên.

Sau khi thành lập Ban Thanh tra đặc biệt ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh cử Cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Chánh nhất Toà thượng thẩm Hà Nội - một nhân sĩ nổi tiếng và ông Cù Huy Cận, Bộ trưởng Bộ Canh nông - một trí thức trẻ có năng lực vào Ban Thanh tra đặc biệt.

Khi giao nhiệm vụ cho Ban Thanh tra đặc biệt, Người căn dặn ông Cù Huy Cận: “Ban Thanh tra không cần nhiều người, lúc này hai người là đủ: một vị cao tuổi và là vị quan có tiếng liêm khiết của Triều đình cũ là cụ Bùi; một thanh niên hăng hái, mà trong nước cũng biết tiếng là chú. Người già, người trẻ dựa vào nhau mà làm việc, nhất định việc thanh tra sẽ tốt, và cần làm ngay”.

4.2. Cán bộ thanh tra phải có đạo đức cách mạng, phải gương mẫu

Bàn về đạo đức cách mạng, trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng” được công bố lần đầu tiên trên tạp chí “Học tập” số 12 (12/1958), Người viết: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang… Nói tóm tắt thì đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời

Một phần của tài liệu Tài liệu TỔNG THUẬT: ĐỀ TÀI CẤP BỘ TRỌNG ĐIỂM “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH TRA” pptx (Trang 49 - 50)