trị kinh tế tổn thất của nền nông nghiệp thế giới trước nguy cơ suy giảm côn trùng thụ phấn được công bố
Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. Ong mật đã được con người nuôi từ hàng ngàn năm nay để lấy mật và mật ong là hợp chất rất có giá trị về dinh dưỡng cũng như trong y học dùng điều trị một số bệnh dạ dày (kết hợp với nghệ đen), dùng uống để tăng cường sức khỏe vì trong mật ong có đên 36 loại vitamin và khóng chất cần thiết với cơ thể…
Tơ tằm đã có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử loài người, các mối quan hệ thương mại được thiết lập trên con đường vận chuyển tơ lụa giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Và loài cô trùng đầu tiên được giải phẫu chính là tằm.
Bọ cánh kiến ( Laccifer Lacca hay Coccus Lacca), dài từ 1mm đến hơn 2,5 cm, sống ký sinh trên cây sẽ cho sản phẩm là cánh kiến là hợp chất có giá tri kinh tế cao.
Người ta dùng nhựa cánh kiến để làm phẩm màu, nhuộm thức ăn, tráng bóng trái cây, hột cà phê và một số loại hột khác các loại và dùng trong keo xịt tóc.
Trong kỹ nghệ, người ta dùng nhựa cánh kiến để làm nón nỉ, feutre có pha chút nhựa cánh liến sẽ cứng và đứng hẳn lên, làm keo gắn kín các miếng ron (joints hay gaskets)...
Trong y khoa, người ta dùng nhựa cánh kiến trong việc chế tạo các khuôn làm răng giả, và làm lớp tráng bên trong các bình dùng trữ nước tiểu trong 24 giờ để thử nghiệm, nhất là dành cho người bị bệnh tiểu đường.
Con người đã biết ăn côn trùng từ xưa.
Từ lâu con người đã biết ăn côn trùng. Người Hy Lạp và La Mã rất chuộng loại thực phẩm này. Thánh Jean-Baptiste trong kinh Tân Ước cũng thích côn trùng. Và bạn hãy tưởng tượng châu chấu được dùng làm vật tế thần. Ngày nay, tại châu Á, Châu Phi và châu Mỹ, rất nhiều bộ tộc nuôi hoặc thu gom côn trùng.
Vừa bổ vừa bảo vệ môi trường.Hơn nữa, ăn côn trùng còn đảm bảo sự bền vững cho hệ sinh thái. Một kilogram côn trùng
cung cấp nhiều protein hơn một lượng tương đương thịt gia súc. Mặt khác, theo diễn biến tình hình tiêu dùng trên thế giới, các nhà khoa học cảnh báo khả năng cạn kiệt nguồn cá trong vòng 40 năm tới. Đó là lý do vì sao Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày càng quan tâm đến việc nuôi côn trùng. Ngày 19 tháng 2 vừa qua, tại Chiang Mai, Thái Lan, đã diễn ra hội thảo về loại thực phẩm tiềm năng từ côn trùng rừng.
Tại đây, người ta đặt ra những câu hỏi kiểu như: tại sao chúng ta lại phun thuốc trừ sâu trên các cánh đồng trong khi những con côn trùng mà chúng ta tìm cách giết lại bổ hơn những loại cây mà chúng ăn?Nhiều nơi trên thế giới, côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người (entomophagy) trong khi nó lại là đồ kiêng kị với vùng khác. Thực ra đây cũng là một nguồn protein trong dinh dưỡng của loài người.
Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng.Người Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng như bọ hung là thần linh, bên cạnh nhiều động vật linh thiêng khác của họ như cá sấu, hà mã, cá trê, chim ưng...