I. Mục tiêu và phương hướng phát triển hoạt động tiêu thụ của Công ty
3. Quan điểm về kinh doanh xăng dầu của Công ty
3.1. Hiệu quả kinh doanh xăng dầu gắn với hiệu quả xã hội
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội là mục tiêu cơ bản của các hoạt động kinh tế nói chung, của kinh doanh xăng dầu nói riêng, coi đó là sự đóng góp đáng kể của doanh nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hiệu quả kinh tế xã hội đòi hỏi kinh doanh xăng dầu gắn với nó theo hướng phấn đấu đạt những yêu cầu chủ yếu sau đây:
* Việc kinh doanh xăng dầu trước hết phải duy trì và đảm bảo cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, góp phần đảm bảo sự ổn định của hệ thống kinh tế quốc dân, ổn định chế độ chính trị – Xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng.
* Kinh doanh xăng dầu nhằm thúc đẩy giải phóng sức sản xuất, khai thác và sử dụng đầy đủ có hiệu quả mọi tiềm năng của địa phương, thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo được nhiều công ăn việc làm, tăng doanh thu, giảm chi phí từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển nhanh nền kinh tế địa phương.
* Kinh doanh xăng dầu phải thoả mãn tối đa nhu cầu thị trường, nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước mắt là những nhu cầu cấp bách, thiết yếu đối với những vùng kinh tế đang phát triển mạnh và vùng sâu vùng xa. Cung cấp kịp thời xăng dầu cho các nhu cầu để chạy máy phát điện, nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông đi lại nhằm thực hiện chính sách xã hội đối với dân tộc ít người sống ở nơi rẻo cao.
3.2. Phát triển Công ty trong quan hệ với chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội
* Thực hiện triệt để các quyết định mới về đổi mới hoàn thiện bộ máy từ công ty đến các cửa hàng, các kho và đội xe trực thuộc. Từng bước sắp xếp và ổn định bộ máy, bố trí cán bộ phù hựp với năng lực theo hướng chuyên sâu, đủ về số lượng, chỉnh đốn phong cách ăn mặc, giao tiếp trong khi làm việc và sinh hoạt, phấn đấu mở rộng mạng lưới tiêu thụ đến tất cả các huyện còn lại và khu kinh tế trọng điểm cửa khẩu Thanh Thuỷ – Thiên Bảo.
* Thường xuyên nghiên cứu nắm vững và ứng phó tốt trước các diễn biến của tình hình thị trường xăng dầu trên thế giới, trong nước và ở địa phương, trú
trọng tính kế hoạch hoá kết hợp với vận dụng qui luật kinh tế của thị trường, tuyệt đối không quản trị theo hình thức mệnh lệnh, chỉ thị theo kiểu quan liêu từ cấp trên dội xuống.