KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Một phần của tài liệu Tài liệu Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiếp Giám đốc quốc gia Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam docx (Trang 69 - 73)

II. Những vấn đề đặt ra và giải pháp

KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC

VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC

VŨ VỌNG

Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang

oài người đã trải qua các nền văn minh khác nhau. Có thể thấy rằng một xu hướng phát triển mang tính quy luật, phổ biến là mức độ lệ thuộc của loài người vào các nguồn lực, vật chất tự nhiên ngày càng giảm trong khi mức độ lệ thuộc vào các nguồn lực trí tuệ, tinh thần ngày càng tăng lên. Trong nền văn minh nông nghiệp thì đất đai lao động là những yếu tố quan trọng nhất. Nền văn minh công nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài nguyên, thiên nhiên, kỹ thuật và vốn. Bước vào thế kỷ 21 nền văn minh trí tuệ với kinh tế tri thức trở thành những tài nguyên có tính chất quyết định và nguồn lực trí tuệ được coi là yếu tố cạnh tranh hàng đầu.

L

Nhân tài, đặc biệt là thiên tài có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần to lớn cho cộng đồng, thậm chí cho cả loài người. Trong đó ba lĩnh vực lãnh đạo - quản lý - khoa học công nghệ và kinh doanh là những lĩnh vực phải được chú trọng trước tiên để thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Việc phát triển, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài (gọi tắt là phát triển nhân tài) có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và trở thành chiến lược của nhà nước phát triển.

Ở Hoa Kỳ, việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài được xác định thành chiến lược quốc gia, được đầu tư lớn và áp dụng rộng rãi từ học sinh phổ thông cho đến những người trưởng thành và thành đạt, trong đó khâu đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trẻ tuổi được thực hiện rất hiệu quả thông qua các chương trình đào tạo nhân tài phổ biến trong các trường đại học lớn.

Các nước châu Âu như: Anh, Pháp, Đức, Nga tiến hành phân loại đối tượng theo mức độ phát triển trí tuệ và áp dụng những chương trình giáo dục đặc biệt đối với những đối tượng có năng lực trí tuệ cao. Một trong những điển hình của trường lớp đặc biệt kiểu này là Trường Hành chính Quốc gia Pháp nổi tiếng, nơi đào tạo nhiều quan chức cao cấp

cho nhà nước Pháp và một số nước khác; ở đây, phương thức “hậu bổ” (bổ nhiệm chức vụ tương xứng ngay sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo đặc biệt) được áp dụng một cách trực tiếp, thậm chí không cần cấp văn bằng, chứng chỉ cho học viên tốt nghiệp khoá học.

Đào tạo, bồi dưỡng tài năng cũng rất được chú trọng ở nhiều nước châu Á, với sự ưu tiên sử dụng “biện pháp nhà trường”, trước hết là thông qua các trường lớp, chương trình giáo dục chất lượng cao dành cho những học sinh giỏi và các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi.

Nhật Bản có chương trình quốc gia đào tạo lãnh đạo trẻ. Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ở giai đoạn đầu được thực hiện ở một số trường đại học lớn (Đại học Kobe đào tạo nhân tài lãnh đạo cấp cơ sở, Đại học Nagoya đào tạo nhân tài lãnh đạo cấp tỉnh, Đại học Hitosubashi đào tạo nhân tài kinh doanh, Đại học Kuyshiu đào tạo nhân tài về quản lý hành chính, luật pháp…). Nhưng Đại học Quốc gia Tokyo vẫn là cơ sở đào tạo nhân tài chủ yếu, cung cấp khoảng 50% nguồn quan chức nhà nước được đào tạo cơ bản và chất lượng cao.

Trung Quốc có chiến lược về phát triển nhân tài đã được triển khai từ rất sớm trên phạm vi cả nước. Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ở Trung Quốc được thực hiện bài bản, từ khâu tuyển chọn đến xây dựng chương trình, phương thức đào tạo sử dụng và chế độ đãi ngộ, đặc biệt chú trọng gửi sinh viên, cán bộ tài năng đi du học và tu nghiệp dài hạn, ngắn hạn ở những nước phát triển. Trung Quốc coi trọng nhân tài trên tất cả các lĩnh vực nhưng trước hết tập trung vào ba lĩnh vực: lãnh đạo - quản lý, đảng - chính quyền, quản lý kinh doanh - kỹ thuật chuyên môn.

Tháng 12/2003, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện Trung Quốc ra quyết định về “tăng cường hơn nữa công tác nhân tài”. Trước đó (5/2002), Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện đã ban hành bản Đề cương quy hoạch đội ngũ nhân tài toàn quốc 2002-2005. Đảng quản lý nhân tài, bao gồm quy hoạch, đào tạo và sử dụng nhân tài. Công tác quản lý nhân tài được thực hiện bởi một hệ thống tổ chức được phân cấp rõ ràng từ trung ương đến địa phương (Cục nhân tài trực thuộc Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, các ban, phòng nhân tài ở tất cả các bộ, ngành trung ương và các tổ nhân tài ở tất cả các cơ sở, ban, ngành, cấp tỉnh, huyện). Công tác phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài được thực hiện thường xuyên, công khai, khuyến khích sự tham gia của đông đảo cán bộ, nhân dân.

Hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (2049), Trung Quốc đang thực hiện nhiều dự án phát triển nhân tài trong các lĩnh vực, đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2049 sẽ có ít nhất một nghìn nhà khoa học tầm cỡ thế giới, trong đó có 10 giải thưởng Nô-ben. Trung Quốc đang thực hiện “công trình hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn nhân tài”. Mục tiêu đến năm 2010, đào tạo, bồi dưỡng ra hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật công trình và nhà lý luận kiệt xuất tầm cỡ thế giới; hàng nghìn cán bộ đầu ngành trong cả nước về các lĩnh vực chuyên môn tầm quốc gia và hàng chục nghìn nhân tài trẻ tuổi ưu tú có thành tích nổi bật trong các lĩnh vực chuyên môn, có vai trò nòng cốt, có triển vọng phát triển.

Hàn Quốc có dự án “Chất xám Hàn Quốc” với mục tiêu cung cấp cho đất nước những nhà khoa học đầu ngành, trong đó có những người có khả năng đạt giải Nô-ben trong tương lai. Dự án gồm hai giai đoạn: giai đoạn I (1999-2005) được đầu tư 200 triệu USD nhằm đào tạo nguồn nhân lực kỹ năng cao, đáp ứng nhu cầu của thế kỷ 21 và giai đoạn II (2005-2012) được đầu tư 400 triệu USD nhằm nâng năng lực giảng dạy và nghiên cứu của khoảng 15 trường đại học lên hàng những đại học danh tiếng nhất thế giới. Ngoài ra còn có đề án “Ngôi sao đại học” được đầu tư khoảng 20 triệu USD/năm để tuyển dụng khoảng 50 giáo sư hạng “sao” giảng dạy cho một số lớp sinh viên tài năng, những ứng viên giải Nô-ben 10 năm tới.

Từ kinh nghiệm thực hiện chiến lược nhân tài của một số nước trên thế giới có thể rút ra những nhận xét sau đây:

Một là, các nước có nền kinh tế phát triển cao đều rất quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo và chiến lược con người, đặc biệt là chiến lược nhân tài.

Hai là, công tác giáo dục năng khiếu, tài năng không chỉ đơn thuần là ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng một số cá nhân được chọn lọc mà phải được thực hiện một cách hệ thống, bài bản nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển một bộ phận lớp trẻ có phẩm chất, năng lực cao.

Ba là, việc phát hiện năng khiếu, tài năng phải căn cứ vào nhiều kênh thông tin, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như đánh giá hồ sơ (kết quả, thành tích học tập, công tác), viết đề cương, tiểu luận, trắc nghiệm khách quan, phỏng vấn, trong đó việc đo các chỉ số như trí thông minh (IQ), tính sáng tạo (CQ), cảm nhận (EQ), đam mê (PQ), đạo đức (MQ) và trí tuệ xã hội (SI) là một công nghệ đánh giá năng lực trí

tuệ hiện đại, có thể dùng để tham khảo, đồng thời phải coi trọng kết quả, thành tích hoạt động thực tiễn.

Bốn là, quá trình phát triển của nhân tài phải qua một vài giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm các khâu chính từ phát hiện đến đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng; qua đó tài năng được sàng lọc, phát triển trong điều kiện được sự chăm sóc, giúp đỡ một cách thống nhất và đồng bộ của gia đình, nhà trường đến nhà nước, xã hội; từ cộng đồng, cơ sở, địa phương đến trung ương.

Năm là, đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với sử dụng: chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp và đáp ứng mục tiêu sử dụng; người hoàn thành tốt chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải được trọng dụng.

Sáu là, các chương trình đào tạo tài năng chất lượng cao thường được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả ở các trường đại học danh tiếng, có uy tín cao.

Bảy là, đối với các nước đang phát triển, việc chú trọng gửi sinh viên, cán bộ tài năng đi học và tu nghiệp ở các nước tiên tiến và tăng cường liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới để tổ chức đào tạo đạt tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế ở trong nước là điều kiện tiên quyết trong quy trình phát triển nhân tài, đặc biệt là nhân tài khoa học, công nghệ./.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiếp Giám đốc quốc gia Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam docx (Trang 69 - 73)