Lập kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch VLĐ định mức:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh docx (Trang 43 - 48)

I. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp vận tải biển vinafco 1.1 Lịch sử hình thành

b. Những khó khăn chủ yếu:

2.3.1. Lập kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch VLĐ định mức:

Vốn lưu động định mức chính là số vốn lưu động có thể quy định mức tối thiểu, cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Nó được sử dụng cho việc chi phí dự trữ tài sản định mức cho của xí nghiệp. Khi số vốn lưu động được đảm bảo đầy đủ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục và chủ động. Tuy nhiên nếu số vốn này không được tính chính xác thì sẽ là nguyên nhân gây khó khăn trở ngại cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở số vốn lưu động định mức đã được tính toán, xí nghiệp sẽ căn cứ vào đó để huy động, phân bổ nguồn vốn kịp thời cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong Xí nghiệp vận tải biển Vinafco, nhu cầu về vốn lưu động là tương đối lớn, Xí nghiệp sau khi đã xác định được vốn lưu động định mức bằng cách dựa vào doanh thu kế hoạch hàng năm, Xí nghiệp tiến hành huy động tối đa từ các nguồn: Vốn ngân sách, tự bổ sung, số vốn thiếu có thể huy động từ các nguồn, vay tín dụng, quỹ xí nghiệp. Chúng ta có thể thấy tình hình thực hiện kế hoạch vốn lưu động định mức qua biểu sau.

Biểu : Kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức và tình hình thực hiện năm 2001

Đơn vị: 1.000.000 VNĐ

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch

Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ

%- Nguồn NSNN - Nguồn NSNN cấp 52.768 6,4 63.421 6,6 10.644 8,4 - Nguồn tự bổ sung 276.147 33,3 287.234 30,1 11.087 8,8 - Nguồn vay tín dụng 421.516 50,9 517.426 54,2 95.910 75,8 - Các quỹ xí nghiệp 78.416 9,4 87.215 9,1 8799 7 Tổng cộng 828.847 100 955.287 100 126.440 100

Qua biểu trên ta thấy kế hoạch huy động vốn từ các nguồn và thực hiện công tác huy động vốn cho sản xuất kinh doanh năm 2001 như sau:

- Nguồn NSNN cấp tăng 8,4% tương ứng với 10.644 triệu VNĐ và có tỉ trọng tương đối thấp.

- Nguồn tự bổ sung là nguồn đứng thứ hai cả về số tuyệt đối và số tương đối, việc thực hiện cho với kế hoạch tăng 11.087 triệu VNĐ hay 8,8%.

- Nguồn vay tín dụng có tỷ trọng đứng đầu trong kế hoạch là 421.516 mức lập kế hoạch là 517.426 triệu VNĐ tăng 95.910 triệu VNĐ hay tăng đạt 75,8%.

- Nguồn quỹ xí nghiệp cũng đạt tăng so với kế hoạch 8799 triệu VNĐ hay tăng 7 %.

Qua thực tế việc huy động vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh ta thấy kế hoạch vốn lưu động định mức chưa sát thực tế là 955.287 triệu VNĐ, so với kế hoạch tăng 126.440 triệu VNĐ trong đó.

Như vậy nhìn chung phương pháp xác định vốn lưu động định mức kế hoạch đã có những kết quả đáng kích lệ. Tuy nhiên khả năng dự báo chỉ

phận. Cho nên xí nghiệp cần có phương pháp xác định hợp lý hơn nhằm làm giảm việc sử dụng vốn không có hiệu quả, khâu thì quá nhiều vốn, khâu lại không có vốn, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất kinh doanh và làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn.

2.3.2. Cơ cấu vốn lưu động:

Xuất phát từ những đặc điểm của vốn lưu động mà đòi hỏi việc nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động trong thực tiễn có khác so với vốn cố định. Việc nghiên cứu toàn diện về cơ cấu vốn lưu động cho ta một cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý vốn lưu động, hơn thế nữa kết quả nghiên cứu còn gợi mở cho các nhà lãnh đạo xí nghiệp đáp ứng yêu cầu vốn cho từng khâu, từng bộ phận, đảm bảo sử dụng tiết kiệm hợp lý vốn lưu động. Để đạt được những mục đích đó đòi hỏi phải xem xét cơ cấu vốn lưu động theo hai nội dung là: Nguồn hình thành và quá trình luân chuyển tuần hoàn của nó.

Thứ nhất là xét cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành cùng sự biến động của nó ở biểu sau.

Biểu : Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn và sự biến động của nó năm 2001

Đơn vị 1.000.000 VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch

Số tiền Tỉ lệ( %) Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ % 1.Nguồn NSNN cấp 68.768 8 71.623 7,9 2.837 5,8 2.Nguồn tự bổ xung 287.152 33,6 298.459 30 11.307 23,1 3. Nguồn tín dụng 415.716 48,7 437.816 48,5 22.100 45,5 4. Quỹ xí nghiệp 82.767 9,7 95.520 10,6 12.753 26 Tổng cộng 854.421 100 903.418 100 48.997 100

- Nguồn vốn tín dụng đang là nguồn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả về số tuyệt đối và tương đối với giá trị năm 2000 là 415.716 triệu VNĐ chiếm 48,7% đến năm 2001 là 437.816 triệu VNĐ chiếm 48,5% có giảm so với đầu năm 2000

- Nguồn quỹ xí nghiệp mặc dù về số tuyệt đối có tăng hơn một chút nhưng tỉ trọng của nó trong cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành vẫn còn thấpchiếm tỷ trọng 9,7năm 2000 và 10,6% năm 2001. - Nguồn NSNN cấp so với cơ cấu VCĐ ở Xí nghiệp là ít nhất chiếm tỷ

trọng rất nhỏ năm 2000 là 68.786 chiếm 8%, năm 2001 là 71.623 chiếm 7,9%.

- Nguồn tự bổ sung mặc dù về số tuyệt đối có tăng hơn một chút nhưng tỷ trọng của nó trong cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành vẫn suy giảm 3,6% so với năm 2000, bởi tổng vốn lưu động tăng với tốc độ nhanh hơn

Như vậy trong năm 2001, Xí nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn từ các nguồn thể hiện ở lượng vốn lưu động cuối năm tăng so với đầu năm là 48.997 triệu VNĐ. Tuy nhiên xí nghiệp cần cải thiện việc huy động vốn để tỷ trọng cuối năm được cân bằng so với đầu năm và không gây ảng hưởng đến hoạt động kinh doanh của xí nghiệp.

Thứ hai là xét cơ cấu vốn lưu động theo quá trình luân chuyển tuần hoàn của nó ở biểu sau:

Biểu : Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình luân chuyển tuần hoàn

Đơn vị: 1.000.000 VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch

Số tiền Tỉ lệ% Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % 1. Vốn dự trữ 256.751 30 267.675 29 10.924 22,2 2. Vốn trong sản xuất 179.587 21 181.706 20 2.119 4,3 3. Vốn trong lưu thông 418.083 49 454.037 51 35.954 73,5 - Tiền mặt 97.712 108.216 10.495 - Thành phẩm 8.756 9.986 - Hàng hoá 26.410 19.320

- Phải thu 285.196 33,4 296.515 33

Tổng cộng 854.421 100 903.418 100 48.997 100

Ngành Vận tải đường biển là một ngành kinh tế đặc thù sản phẩm chủ yếu là dịch vụ nên vốn lưu động tập trung chủ yếu vào hai khâu dự trữ và lưu thông. Qua biểu trên ta thấy nổi lên các vấn đề sau:

Một là vốn lưu động trong khâu lưu thông chiếm tỉ trọng chủ yếu, cụ thể năm 2000 là 418.083 triệu VNĐ chiếm tới 49%, năm2001 tuy tỉ trọng có tăng lên là 454.037 triệu VNĐ chiếm 51% nhưng số tuyệt đối tăng thêm là 35.954 triệu VNĐ. Trong đó số vốn bị chiếm dụng chiếm tỉ lệ rất cao chiếm 33,4% n bởi tổng vốn lưu động tăng nhanh hơn. Đây là tình trạng gây ra bởi việc khó vay vốn nói chung trong nền kinh tế năm 2001. Một điều đáng lưu ý nữa là lượng tiền mặt với trị số đã lớn nhưng năm 2001 lại tăng thêm 10.495 triệu VNĐ sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồng vốn bởi vì đây là lượng tiền không có khả năng sinh lãi mà chỉ đáp ứng những nhu cầu thanh toán bức thiết của xí nghiệp. Như vậy trong thời gian của xí nghiệp tới cần có những tính toán cụ thể để làm giảm lượng tiền này xuống mức hợp lý nhất.

Hai là, vốn dự trữ chiếm tỉ trọngtương đối, năm 2000 là 256.751 triệu VNĐ chiếm 30%, năm 2001 trị số tuyệt đối tăng lên 267.675 triệu VNĐ nhưng tỉ trọng giảm 29% do tổng vốn lưu động năm 2001 tăng nhanh hơn. Tuy nhiên vốn lưu động dự trữ không những nằm ở các yếu tố đầu vào mà còn cả ở các yếu tố đầu ra và trong sản xuất . Vốn lưu động cho dự trữ này nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra đều đặn và liên tục nhưng phải bảo đảm hợp lý bởi vì thừa hoặc thiếu đều gây ra kết quả không tốt. Về tình hình vốn lưu động cho dự trữ ta có thể thấy ở biểu sau.

Biểu . Tình hình vốn lưu động cho dự trữ của xí nghiệp.

Đơn vị :1.000.000 VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch

Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % 1.Nguyên vật liệu 158.725 54.4 176.253 59 17.528 2. Công cụ lao động 98.026 33,6 91.422 30,8 -6.604 3. Chi phí SXKD 8.756 3 9.986 3,4 1.230 4. Thành phẩm, hàng 26.410 9 19.320 6,5 -7090

hoá

Tổng cộng 291.917 100 296.981 100 5.064 1,7

Qua biểu trên ta thấy:Vốn lưu động dự trữ năm 2001 của xí nghiệp là 296.981 triệu VNĐ tăng so với năm 2000 là 291.917 triệu VNĐ hay 1,7%, sự biến động này do các nhân số sau:

- Nguyên vật liệu năm 2001 dự trữ tăng so với năm 2000 là 17.528 triệu VNĐ.

- Công cụ lao động năm 2000 dự trữ là 98.026 triệu VNĐ, năm 2001 là 91.422 giảm 6.604 triệu VNĐ.

- Chi phí sản xuất kinh doanh năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1.230 triệu VNĐ.

- Thành phẩm và hàng hoá giảm , có nghĩa là công tác tiêu thụ thành phẩm và hàng hoá của xí nghiệp trong năm 2001 bị chậm lại, đặc biệt là thành phẩm. Tuy nhiên điều này ảnh hưởng ít đến hoạt động kinh doanh của xí nghiệp do số vốn dành cho thành phẩm và hàng hoá rất ít.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh docx (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w