Đánh giá rủi ros ự cố môi trường

Một phần của tài liệu DỰ ÁN SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY (Trang 34 - 36)

Sự cố môi trường tại nhà máy sản xuất giấy và bột giấy có thể xảy ra tại hầu hết các công đoạn sản xuất gồm: khâu chuẩn bị nguyên liệu (làm sạch, chặt, nghiền), phân xưởng hóa chất (sản xuất NaOH, HCl…), phân xưởng động lực (lò đốt), nấu giấy, sàng tẩy bột

giấy. Ngoài ra, sự cố môi trường còn có thể gây ra do sự tắc nghẽn, hỏng hóc, sự quá tải của hệ thống xử lý nước thải; sự số của hệ thống xử lý khí thải …

Những công đoạn hoặc thiết bị có thể xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất là:

(1). Động lực :

- Nồi hơi đốt than : Bộ hàm nước và hệ thống các ống sinh hơi, bộ quá nhiệt, bơm tuần hoàn xỉ và quạt khói, bơm cấp nước, hệ thống lắng cơ học và hệ gia nhiệt cao áp và thiết bịđiều khiển bằng thải xỉ.

- Nồi hơi thu hồi : Các băng tải, hệ lắng tĩnh điện, đường cấp gió, hệ thanh giằng, sàn thao tác khu vực muối, Turbine và các máy nén khí

(2). Sản xuất bột giấy :Gồm chủ yếu các khâu : Tời kéo nguyên liệu, sân bãi, các băng tải, máy chặt cào và sàng mảnh, nấu, rửa, tẩy bột giấy….

(3). Sản xuất giấy : Hệ các máy nghiền tinh, hệ thu hồi bột, toa ép quanh máy xeo, bàn nâng hạ máy cuộn.

(4). Sản xuất hóa chất : Các tấm lưỡng cực thùng điện gải, máy li tâm và máy nén khí, lò đốt lưu huỳnh ….

Đánh giá rủi ro sự cố cần tập trung vào các nội dung như xác định những công đoạn sản xuất có nhiều tiềm năng sinh ra sự cố, dự báo mức độ tác động khi xẩy ra sự cố, phân tích thiệt hại đối với hệ sinh thái, thiệt hại về tài sản, thiệt hại về sức khỏe ... từ đó

CHƯƠNG 4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY ĐẾN

MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

Yêu cầu : Căn cứ vào các tác động môi trường nêu trong chương 3, đề xuất một cách cụ thể các biện pháp quản lý và kỹ thuật mang tính khả thi cao nhằm phòng tránh, giảm thiểu các tác động môi trường do việc thực hiện dự án gây nên.

Các biện pháp giảm thiểu các tác động có hại được đề xuất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Giảm thiểu tối đa các tác động của Dự án nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường trong giai đoạn xây dựng và hoạt động.

- Biện pháp giảm thiểu phải có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế và phù hợp với khả năng tài chính của chủđầu tư.

- Các biện pháp giảm thiểu tác động phải được triển khai liên tục trong suốt quá trình chuẩn bị mặt bằng, xây dựng nhà máy và quá trình hoạt động của nhà máy.

- Đề xuất với các cơ quan chức năng các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu các tác

động môi trường không thể khắc phục hoặc giảm nhẹ trong phạm vi một dự án.

Nhưđã phân tích ở chương 3, các tác động của Dự án đến môi trường vật lý xuất phát từ việc thải các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào môi trường và các sự

cố phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án. Do vậy, để giảm thiểu các tác động của Dự án đến môi trườngvật lý cần phải khống chế ô nhiễm do các chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố. Việc khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải của Dự án nhà máy giấy và bột giấy có thểđược tiến hành bằng cách kết hợp 3 nhóm biện pháp sau: Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sự cố môi trường; biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm và xử lý chất thải ; biện pháp quản lý và quan trắc môi trường.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)