Những kết quả sau khi thực hiện AFTA:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận Văn: "Tổng quan về Asean và CEPT/AFTA" pdf (Trang 39 - 48)

III. AFTA – ASEAN Free Trade :

5. Những kết quả sau khi thực hiện AFTA:

Việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN. Hàng hóa việt nam có cơ hội tiếp cận một thị trường đa dạng nhu cầu mà không phải chịu sức ép về hàng rào thuế quan. Điều này đã mang lại những kết quả khả quan trong hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam trong những năm vừa qua. Cụ thể:

Trong 5 năm(từ 2002 - 2006), tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm của Việt Nam sang các nước thành viên ASEAN đều cao. Cụ thể: Campuchia: 39,8%/năm; Indonesia: 36,1%/năm; Lào: 9,5%/năm; Malaysia: 30,8%/năm; Myanmar: 28,8%/năm; Philipines: 20,7%/năm; Singapore: 9,6%/năm; Thái lan: 28,9%/năm. Về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN, có hai mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (thường chiếm tỷ trọng xung quanh mức 40% năm 2005 lên trên 46,6%), sau đó là gạo (chiếm tỷ trọng trên 10%). Các nước nhập khẩu gạo lớn trong ASEAN như Indonesia, Philipines, Malaysia đều coi gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng và thực hiện nhiều biện pháp phi thuế quan để quản lý mặt hàng này. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN đạt trên 1 tỷ USD và dự kiến năm 2008 sẽ vẫn duy trì mức này. Do lợi thế về vận tải và nhu cầu gạo phẩm cấp thấp phù hợp với sản xuất của Việt Nam nên thị trường ASEAN vẫn là thị trường quan trọng trong xuất khẩu gạo Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số nước ASEAN đã và đang có nhu cầu tương đối lớn các loại rau quả, đặc biệt là các rau quả tươi. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước ASEAN còn khá khiêm tốn với 25 triệu USD trong năm 2007. Dự kiến, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang ASEAN sẽ đạt 32 triệu USD, tăng 30% so với năm 2007.

Đối với mặt hàng cà phê, kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN năm 2007 đạt 145 triệu USD. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 đạt 155 triệu USD, tăng 7% so với năm 2007.

Đối với mặt hàng thủy sản, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang ASEAN đạt 168 triệu USD. Dự kiến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 200 triệu USD, tăng 20% so với năm 2007.

Đối với hàng dệt may và giầy dép, do có sự trùng hợp về cơ cấu sản xuất nên những mặt hàng này của Việt Nam khó có khả năng thâm nhập mạnh vào ASEAN. Tuy nhiên, năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu nhóm hàng này trị giá khoảng 175 triệu USD vào khu vực này. Năm 2008 và các năm tiếp theo, tận dụng những ưu đãi thuế để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm dệt may, giầy dép sang các nước ASEAN. Dự báo năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt khoảng 202 triệu USD, tăng 15% so với năm 2007. Còn mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử hiện nay chủ yếu do các công ty liên doanh tại Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này dự tính đạt 950 triệu USD, tăng 40% so với năm 2007.

Với những kết quả như trên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (giá trị tuyệt đối) của việt nam vào ASEAN và ngược lại tăng trưởng mạnh qua các năm kể từ khi Việt nam bắt đầu gia nhập ASEAN và thực hiện lộ trình giảm thuế khi thực hiện CEPT/AFTA. Cụ thể, từ năm 1995 đến 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào ASEAN tăng gần 4 lần từ

1,112 tỷ USD lên đến 3,874 tỷ USD. Hoạt động nhập khẩu cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ 2,378 tỷ USD lên đến 7,7 tỷ USD vào năm 2004.

Năm Xuất khẩu(Tỷ US$) Nhập khẩu(Tỷ US$) Tổng số(Tỷ US$) Cán cân thươngmại

(Tỷ USD)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Kim

ngạch Tỷtrọng Kimngạch Tỷtrọng Kimngạch Tỷtrọng Kimngạch Tỷ trọng

1995 1,112 20,4% 2,378 29,1% 3,490 23,9 % (-1,266) 46,7% 1996 1,364 18,8% 2,788 24% 4,152 33,4 (-1,424) 36,6% 1997 1,911 20,8% 3,166 27,3 5,077 25,5 % (-1,255) 52,1% 1998 2,372 25,3% 3,749 32,6 6,122 29,7 % (-1,377) 64,3% 1999 2,463 21,3% 3,288 28% 5,751 24,9 % (-0,825) 411% 2000 2,612 18% 4,519 29% 7,131 23,7 % (-1,907) 165,2% 2001 2,551 17% 4,226 26,1% 6,777 21,8 % (-1,675) 147,5% 2002 2,426 14,5% 4,770 24,2% 7,196 19,7 % (-2,344) 77,8% 2003 2,958 14,7% 5,957 24% 8,915 19,8 % (-2,999) 62,5% 2004 3,874 14,6% 7,766 24,7% 11,640 19,8 % (-3,892) 81,1%

(3): tỷ trọng xk sang các nước ASEAN trong tổng kim ngạch xk của Việt Nam với thế giới.

(5): tỷ trọng nk từ các nước ASEAN trong tổng kim ngạch nk của Việt Nam với thế giới. (7): tỷ trọng kim ngạch thương mại với các nước ASEAN trong tổng kim ngạch xnk của Việt Nam với thế giới.

(9): tỷ trọng xuất siêu/nhập siêu với csác nước ASEAN trong tổng kim ngạch xuất siêu/nhập siêu của Việt Nam với thế giới

Theo số liệu mới nhất, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN ước đạt 11 tỉ USD, con số này có thể là rất ấn tượng nếu so với các con số của những năm trước. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng, con số này chưa phản ánh đúng khả năng xuất khẩu của việt nam vào ASEAN. Kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN của Việt nam đang tăng chậm, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN đang tăng tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này có xu hướng tăng mạnh. Hàng hóa từ các nước ASEAN tràn vào Việt nam một phần nhờ lợi thế cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng, một phần là nhờ họ tận dụng được thuế suất 0-5% áp dụng theo CEPT/AFTA.

Ngược lại với nhiều mặt hàng đến từ các nước ASEAN, đa số hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước trong khu vực lại không tận dụng được thuế suất ưu đãi. Các doạnh nghiệp việt nam gặp khó khăn để chứng minh hàng hóa của họ có 40% nguyên liệu từ ASEAN. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của chúng ta hầu hết đều chưa có một bộ phận phụ trách lĩnh vực này, gây ra sự thiếu sót trong thủ tục, khiến cho việc xin Mẫu D khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các doang nghiệp việt nam là những người đi sau và hạn chế về cơ cấu sản xuất, trình độ công nghệ nên việc chứng minh hàm lượng ASEAN đạt được 40% là không hề đơn giản.

Hiện nay, do cơ cấu hàng sản xuất, xuất khẩu của chúng ta cũng giống như các nước trong ASEAN. Chúng ta cũng dựa trên nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, lắp ráp, chế biến… Cũng vì cơ cấu hàng tương tự, dung lượng thị trường, thu nhập của một số nước lớn trong ASEAN như Malaysia, Bruney thấp nên hàng hoá của chúng ta xuất khẩu sang cũng hạn chế. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu nông sản vào ASEAN, còn những hàng giá trị cao chúng ta xuất sang Nhật Bản, EU, Mỹ. Thứ nữa, các doanh nghiệp việt nam còn hạn chế trong hiểu biết thị trường khu vực. Điều này cũng góp phần giải thích tại sao các doanh nghiệp việt nam chưa tận dụng được “cơ hội ASEAN”.

Đối với người tiêu dùng, việc hàng rào thuế quan được dỡ bỏ khi việt nam thực hiện lộ trình giảm thuế theo AFTA đã làm cho các mặt hàng tiêu dùng của các nước ASEAN xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, điều này giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn nhiều hơn với đa dạng mặt hàng, giá cả và chất lượng. Tiêu biểu nhất là các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng, bánh kẹo, mỹ phẩm... Đồ điện tử nay đã có mức giá phải chăng hơn rất nhiều so trước khi Việt nam gia nhập thực hiện AFTA, thị trường đa dạng mẫu mã, thu hút người tiêu dùng. Có một số nguyên nhân lý giải cho điều này:

Thứ nhất, theo tập đoàn tư vấn Mc Kinsey (2003), hàng điện tử là một mặt hàng chủ lực của ASEAN, nó chiếm tới 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN, nay

lại được thêm ưu đãi thuế quan, việc hàng điện tử ASEAN tràn ngập thị trường Việt nam cũng là điều dễ hiểu.

Thứ hai, các khu công nghệ cao ở ASEAN đã hình thành khá nhiều, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất điện tử vì thuế nhập khẩu linh kiện hiện nay vẫn khá cao (10%), quan trọng hơn, nó giúp cho nhà sản xuất dễ dàng hơn trong việc xin giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D, tạo điều kiện để hàng hóa của họ có thể được hưởng ưu đãi thuế theo CEPT/AFTA.

Nguồn vốn FDI từ ASEAN vào việt nam đang dần trên đà phục hồi sau khi tăng trưởng mạnh vào đầu những năm 90 và sụt giảm sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. Đặc biệt, ngay sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), tháng 1/1996, tốc độ thu hút FDI từ khi vực đã tăng nhanh chóng, đạt tới trên 7,8 tỷ USD vào thời điểm giữa năm 1997. Tuy nhiên, tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã khiến dòng vốn này chững lại và sụt giảm mạnh. Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nay được coi là thời kỳ phục hồi dòng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam, cùng với đà phục hồi của các nền kinh tế thành viên khu vực này. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 5/2007, khu vực ASEAN có 1.179 dự án đầu tư được cấp phép tại Việt Nam, với tổng vốn trên 16 tỷ USD. Tuy nhiên những con số này vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng hợp tác của Việt nam và khu vực.

Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN

Để đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN, tham gia vào việc hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập khu vực nói riêng, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm một số vấn đề sau đây:

- Nắm bắt kịp thời những biến động trên thị trường thế giới cũng như ở các nước ASEAN có ảnh hưởng nhiều tới giao dịch và giá cả; tiếp đó là tình hình chính trị thiếu ổn định ở một số nước cũng tác động mạnh đến quan hệ thương mại và khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới điều chỉnh tốt chính sách thị trường, giá cả trong giao dịch.

- Từ nay đến năm 2020, thị trường châu Á và các nước ASEAN vẫn tiếp tục giữ tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tương đối cao, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng lợi thế vị trí địa lý gần và đây hầu hết là các thị trường buôn bán truyền thống, để đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, hải sản, sản phẩm điện tử và máy vi tính, hàng dệt may, gạo, cao su và than đá...

- Tăng cường cơ chế hợp tác thay cho sự cạnh tranh trên thị trường, nhất là việc cùng giao dịch chào bán và tham gia đấu thầu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su... mà Việt Nam và một số nước trong khu vực đều là nước có thế mạnh xuất khẩu, tránh được sự ép giá của các nhà nhập khẩu. Điển hình là mặt hàng gạo trong nhiều năm qua, Việt Nam và Thái Lan đã hợp tác xuất khẩu nên đã nâng được giá cả trên thị trường thế giới, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nông dân. Việc hợp tác tham gia đấu thầu và xuất khẩu gạo tại thị trường Philippines, Indonesia cũng cần được hai nước chú ý phối hợp tốt trong thời gian tới.

- Công tác xúc tiến thương mại luôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với xuất khẩu. Cần xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu riêng cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam để đảm bảo chất lượng, ổn định thị trường tiêu thụ và thu hút sự quan tâm của khách hàng ngày càng nhiều.

- Củng cố hoạt động của các Cơ quan thương vụ ở nước ngoài. Việc thành lập các phòng trưng bầy giới thiệu sản phẩm tại các nước phải được các cơ quan thương vụ quan tâm hơn.

b. Đối với ASEAN:

i. FDI:

Năm 2006, vốn FDI đầu tư vào ASEAN đã đạt mức 52.4 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2005. Điều này cũng chứng tỏ ASEAN đang là một điểm đầu tư triển vọng và là một trong những nơi thu hút FDI hàng đầu thế giới. Các nước chủ yếu cung cấp nguồn vốn FDI cho ASEAN gồm có: Nhật, Anh, Mỹ, Hà Lan và Đức, các nước này chiếm đến hơn một nửa số vốn FDI đầu tư vào ASEAN. Mặt khác, hai “nhà đầu tư” có nguồn vốn FDI đầu tư vào ASEAN tăng trưởng mạnh nhất đó là Hàn Quốc, tăng 90 % (từ 578 tỷ USD năm 2005 lên đến 1 tỷ USD vào năm 2006) và Trung Quốc tăng 87% (từ tỷ 502 USD năm 2005 lên 937 tỷ USD năm 2006)

Trong đó, FDI đầu tư nội vùng tăng trưởng rất mạnh mẽ, tăng đến 65.8% từ 3.765 tỷ USD lên đến 6,242 tỷ USD trong hai năm 2005-2006, điều này chứng tỏ đầu tư FDI nội vùng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, xét về giá trị tương đối của FDI nội vùng so với FDI từ ngoài khu vực vẫn còn chiếm tỷ trọng chưa cao, chỉ chiếm khoảng 11.9%, điều này cũng là vấn đề cần cải thiện trong thời gian sắp tới.

Tuy nhiên, vốn FDI được phân bổ không đều cho các nước, nguồn vốn này chủ yếu tập trung ở các nước ASEAN-6 với 91.4%, trong khi 4 nước còn lại CLMV chỉ chiếm 8.6% (việt nam đã chiếm tới 6.7%). Điều này chứng tỏ các nước trong khu vực vẫn còn một khoảng cách khá lớn trong môi trường đầu tư và các yếu tố để trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn.

ii. Thương mại:

Sau khi thực hiện xong lộ trình CEPT/AFTA ở ASEAN-6 vào năm 2003. Giao dịch thương mại ở các nước ASEAN đã tăng rõ rệt và có sự ổn định qua các năm, đạt 1.616 nghìn tỷ USD năm 2007. Trong đó, sự tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại

ngoại khối rất khả quan và đều đặn qua các năm, đạt đến 1.212 nghìn tỷ USD trong năm 2007. Mặt khác, thương mại nội khối tăng trưởng ổn định nhưng ở tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được mong đợi của các nước cũng như chưa phản ánh hết tiềm năng hợp tác giữa các nước trong khu vực, chỉ đạt 404 tỷ USD trong năm 2007.

Nhìn vào biểu đồ ở phía dưới ta có thể thấy, mặc dù nếu xét giá trị tương đối, thương mại nội vùng ASEAN không tăng trưởng nhiều, chỉ tăng trưởng ở một mức ổn định, nhưng nếu xét tỷ trọng này trong bối cảnh thương mại quốc tế đang tăng mạnh về giá trị cũng như nền kinh tế các nước trong khu vực chịu ảnh hưởng khá lớn từ các nền kinh tế ngoại vùng thì đó là một con số rất đáng khích lệ.

ASEAN đang dần thể hiện vị thế của mình trên thế giới với tư cách là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, chiếm đến 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu trên thế giới. Các mặt hàng thế mạnh của khu vực đó là Nông sản với Thái Lan và Việt nam là hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đồ gia dụng, may mặc, đồ điện tử...

ASEAN vẫn còn rất nhiều tiềm năng để hợp tác cùng phát triển trên đa dạng các lĩnh vực. Việc hiện nay đã có 9/10 nước ASEAN là thành viên đầy đủ của WTO cộng với sự nỗ lực của các nước thành viên trong việc hợp tác kinh tế, đẩy mạnh phát triển sẽ tạo điều kiện rất lớn để các nước tiếp tục hợp tác trong tương lai .

IV. Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, tổ chức ngoàikhối :

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận Văn: "Tổng quan về Asean và CEPT/AFTA" pdf (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w