Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên tác nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng về thị trường XNK của công ty xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam” docx (Trang 91 - 95)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XNK

7. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên tác nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh XNK, việc đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết vì nó sẽ bổ sung cung cách kinh doanh mới, tiếp thu công nghệ mới dẫn đến làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới.Chính vì vậy, Công ty MIMEXCO cần khẩn trương chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, trên cơ sở đào tạo đọi ngũ cán bộ hiện có, đồng thời tuyển dụng những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức xã hội và ngoại ngữ thay thế những cán bộ không đủ năng lực.

Cần đào tạo được cán bộ quản lý giỏi về nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng hàng hoá kém chất lượng bị khách hàng khiếu lại dẫn

đến mất bạn hàng sau này. Vấn đề này Công ty nên đề cập tới trong phương hướng hoạt động của những năm tiếp theo vì mục tiêu đặt ra cho Công ty là phải

đào tạo được cán bộ đạt tiêu chuẩn:

- Am hiểu sâu sắc tình hình thị trường trong và ngoài nước về mặt hàng khoáng sản này.

- Có kiến thức về luật pháp, tập quán kinh doanh quốc tế. - Giỏi về ngoại ngữ.

- Biết cách đàm phán, thương thuyết, có tinh thần hợp tác, biết tính toán

đến lợi ích của doanh nghiệp và cả lợi ích chung của nền kinh tế.

Công ty có thể cử cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ ở các trường đại học trong nước hay nước ngoài, hoặc toạ ra khoá học ngoài giờ đẻ có thẻ đảm bảo hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, Công ty cần kiện toàn lại phương thức tổ chức quản lý kinh doanh, cần thu xếp các phòng ban, phòng nghiệp vụ cho phù hợp với sự phát triển chung, tránh sự chồng chéo công việc của phòng này với phòng khác.

8.Xây dng chiến lược th trường xut khu .

8.1 Mục tiêu của chiến lược.

Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, Công ty phải xác định được thị

trường tiêu thụ cho mình và để xác định được đâu là thị trường tiêu thụ của mình thì Công ty cần có một chiến lược thị trường cụ thể. Mục tiêu của chiến lược thị

trường là giúp cho doanh nghiệp định hướng thị trường, nghĩa là cho thấy thị

trường nào Công ty cần phải đặc biệt quan tâm, đồng thời giúp cho Công ty vạch ra các giải pháp để thâm nhập thị trường đó.

Mục tiêu của Công ty hiện nay là duy trì và củng cố các thị trường truyền thống, thâm nhập và mở rộng sang các thị trường mới, thì chiến lược thị trtường

sẽ giúp Công ty đạt được mục tiêu thông qua các biện pháp về cung cầu, giá cả

và cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

8.2 Nội dung của chiến lược thị trường xuất khẩu.

* Chiến lược chung:

Thông qua chiến lược chung Công ty sẽ xác định được mục tiêu tổng quát về thị

trường từ đó phân định ra được đâu là thị trường chính ở hiện tại và trong tương lai

đồng thời đưa ra được những chính sách thích hợp về thị trường đó.

Các biện pháp đối với cung là tìm kiếm nguồn hàng với giá cả, chất lượng hợp lý, có uy tín và có khả năng cung cấp lâu dài. Để được như vậy,công ty nên tổ chức các mối quan hệ rộng rãi, nắm được thông tin về gía cả, chất lượng hàng hoá, đối tác kinh doanh.

Giá cả hàng hoá phụ thuộc phần lớn vào giá cả đầu vào và chi phí.Nếu như

giá cả đầu vào thấp, chi phí tiết kiệm thì lợi nhuận của công ty càng cao. Để

giảm chi phí Công ty phải áp dụng đồng bộ những biện pháp bao gồm biện pháp hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ, qui trình sản xuất kinh doanh, hoàn thiện bộ máy quản lý…

Các biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trước tiên cũng phụ

thuộc vào giá thành,chất lượng sản phẩm, mạng lưới bán hàng…và những thông tin về đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi công ty phải tổ chức nghiên cứu những thông tin về đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm mạnh điểm yếu của họ mà tấn công.

*Chiến lược phân khúc phân đon th trường

Phân đoạn thị trường là quá trình chi tiết hoá của marketing với mục tiêu nhằm phân định thị trường tổng thể thành những cấu trúc nhỏ hơn, có thông số đặc tính đường nét hành vi lựa chọn mua khác biệt nhau nhưng trong nội bộ đoạn thì đồng nhất và Công ty có thể vận dụng marketing - mix trên mỗi đoạn thị

Thị trường người tiêu dùng là một tập hợp các khách hàng tiềm năng trên thị trường, mỗi người tiêu dùng là một đơn vị cấu trúc khác biệt của một tập hợp không đồng nhất vì nhu cầu mua sắm trên thị trường , họ có thể khác biệt trong ý muốn, sở thích …sự không đồng nhất này có ảnh hưởng rất lớn tới việc mua và tiêu dùng hàng hoá. Do vậy cần phân đoạn nhu cầu để công ty nhận biết đặc tính của từng đoạn và tuỳ theo điều kiện khả năng cụ thể của mình mà lựa chọn các chính sách, biện pháp khác nhau để thâm nhập và khai thác thị trường nhằm đạt mục tiêu của marketing chiến lược. Mục tiêu của phân đoạn thị trường là trên cơ

sở phân tích khách hàng và hiệu năng của khác hàng bằng sự thích ứng sản phẩm chiêu thị của mình, qua đó khai thác tối ưu dung lượng thị trường để nâng cao vị

thế của công ty trên đoạn thị trường đó.

*Chiến lược th trường trng đim

Sau khi tiến hành phân đoạn thị trường công ty mới quyết định thâm nhập vào đoạn thị trường tốt nhất, đoạn thị trường mà công ty có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất, doanh số bán là cao nhất. Chiến lược thị trường trọng

điểm gồm hai bước:

+Tiếp cận thị trường trọng điểm: thông thường công ty có thể có các loại thị

trường trọng điểm sau:

-Tiếp cận đối với thị trường trọng điểm đơn giản -Tiếp cận đối với thị trường trọng điểm phức tạp -Tiếp cận đối với thị trường trọng điểm hỗn tạp

+Lựa chọn chiến thuật bao quát thị trường và các đoạn thị trường hấp dẫn Muốn lựa chọn chiến thuật bao quát thị trường công ty cần xem xét các yếu tố sau:khả năng tài chính của công ty, mức độđồng nhất của sản phẩm ,giai đoạn chu kì sống của sản phẩ, mức độ đồng nhất của thị trường và chiến lược tiếp thị

Công ty cần thu thập thông tin dữ liệu về các khu vực thị trường tốt nhất, sẽ

có doanh thu cao nhất, lãi lớn, ít cạnh tranh, tiếp cận đơn giản.Như vậy công ty sẽ tìm ra khu vực hấp dẫn mà công ty có khả năng kinh doanh cần thiết để khai thác khu vực đó.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng về thị trường XNK của công ty xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam” docx (Trang 91 - 95)