HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH AN GIANG
4.1.2 Công tác thanh tra, kiểm tra:
Trong quá trình quản lý thuế thường gồm 3 khâu: lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát. Công việc kiểm soát được thực hiện xuyên suốt từ khi lập kế
hoạch đến khi hoàn thành nhằm đảm bảo mọi việc diễn ra đúng hướng và đạt kết quả mong muốn. Như vậy, kiểm soát có hiệu quả cũng tức là hoạt động của Chi cục có hiệu quả. Những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra đã làm được nhiều việc như:
Những đối tượng có số hoàn thuế lớn, có số thuế âm liên tục, hoạt động xuất khẩu, xây dựng cơ bản, những đơn vị báo cáo kinh doanh thua lỗ, chi phí không hợp lý, hợp lệ, có dấu hiệu trốn thuế…được chọn để kiểm tra.
Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế được thực hiện thường xuyên.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng, thực hiện tốt phân loại doanh nghiệp để kiểm tra trước hoặc sau hoàn thuế.
Tăng cường kiểm tra thực hiện chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ, hoá
đơn thuế giá trị gia tăng.
Kiểm tra nội bộ ngành thuế: đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật. Kiểm tra quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế, của cán bộ công chức ngành thuế phát huy hiệu quả của chính sách thuế tạo nguồn lực ngày càng lớn cho ngân sách.
Lập kế hoạch kiện toàn lại bộ máy làm công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng tăng cường cán bộ cho bộ phận làm công tác thanh tra, kiểm tra. Các cán bộ này được chọn lọc kĩ càng, là cán bộ lâu năm có kinh nghiệm, có trình
độ nghiệp vụ…
Mặc dù đạt được những kết quả như thế nhưng công tác thanh tra, kiểm tra vẫn là khâu yếu nhất trong Chi cục do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan cần chấn chỉnh nhiều mặt để hiệu quả thu phản ánh đúng năng lực thực của Chi cục chứ không còn tình trạng đánh giá sai lệch qua “lăng kính màu hồng”.