- Chúng ta không thể phủ nhận rằng các chính sách tài chính trên đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua. Đưa Việt Nam từ một nước mỗi năm chỉ xuất khẩu được 5.000 -7.000 tấn cà phê với kim ngạch không quá 10 triệu USD trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Braxin.Hàng năm xuất khẩu được khoảng 500.000- 800.000 tấn với kim ngạch khoảng 500 triệu USD. Trong thời kỳ ngành cà phê khủng hoảng chính sự hỗ trợ kịp thời của những chính sách tài chính này đã giúp cho nghành cà phê Việt Nam vượt qua được khủng hoảng và vẫn giữ vững
được là ngành quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của quốc gia và vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Nhờ sự hỗ trợ của các chính sách tài chính tronbg đầu tư công nghệ sản xuất chế biên mà trong những năm qua chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên từ loại R2B nay là loại R1-2%.
- Cũng nhờ có sự hỗ trợ của các chính sách tài chính này mà diện tích trồng cây cà phê chè của chúng ta hiện hay đã tăng lên nhanh chóng. Hiện nay cả nước
đã trồng được gần 40.000 ha cà phê chè chiếm khoảng hơn 10% tổng diện tích cà phê Việt Nam. Qua đó làm cho tỷ lệ cà phê chè có giá trị cao tăng lên qua các năm từ 17% năm 2000 lên 22% năm 2004hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
- Việc hỗ trợ tài chính cho người sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê trong thời điểm khó khăn đã giúp cho ngành cà phê Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng vào năm 2001, 2002. Các doanh nghiệp và người sản xuất thoát khỏi những khó khăn để tồn tại và phát triển.
- Ngoài ra việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư vào máy móc thiết bị chế biến,
đa dạng hóa được mặt hàng cà phê xuất khẩu, tăng tỷ lệ cà phê chế biến trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.