III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu càphê sang thị trường EU của
1.4. Đảm bảo đồng thời tính khoa học và tính thực tiễn.
Khi xây dựng các giải pháp cụ thể cần tránh những yếu tố khoa học mang tính lý luận thuần tuý, mà phải gắn với thực tiễn. Bởi vì có những giải pháp về mặt khoa học rất tốt, thậm chí có thể tuyệt vời, nhưng lại không phù hợp với thực tiễn Việt nam thì sẽ không có giá trị sử dụng cho việt nam.
1.5. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và các thương nhân
Quan điểm này thể hiện sự cần thiết trong việc liên kết, phối hợp giữa các ngành nhằm ban hành và tiển khai các cơ chế chính sách có hiệu quả.Vì vậy, nếu coi các quan điểm trên đây là điều kiện cần thì quan điểm này là điều kiện đủ để có thể thực hiện thành công các giải pháp đặt ra.
1.6. Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và hợp tác trong kinh doanh.
Quan điểm này đặt ra yêu cầu cho các giải pháp là phải tạo điều nuôi dưỡng và khuyến khích cạnh tranh, coi trọng cạnh tranh là một điều kiện của sự phát triển. Bên cạnh đó để cạnh tranh được cần phải hợp tác, tập hợp sức mạnh. Để phát huy được sức mạnh của các thương nhân, đòi hỏi phải xây dựng được một hành lang pháp lý. Trong đó ác yếu tố cạnh tranh sẽ được nuôi dưỡng và thể chế hoá rõ ràng các mối quan hệ trong quá trình cạnh tranh.
1.7. Xây dựng và phát triển Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam ngày càng lớn
mạnh.
Trong thời gian qua, hiệp hội cà phê- ca cao Việt Nam đã làm tốt vai trò tập hợp hội viên, nâng cao sức cạnh tranh trong xuất khẩu.Tuy nhiên hiệp hội chưa tập trung đựơc sức mạnh tổng hợp, thậm trí còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các hội viên trong mua bán trên thị trường nội địa và quốc tế, gây thiện hại chung cho nền kinh tế.
2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trưòng EU của
Tổng công ty cà phê Việt Nam.
2.1. Giải pháp vi mô
Để cho hoạt động xuất khẩu thành công thì trước hết phải có được thị
trường ổn định. Điều này đòi hỏi Vinacafe phải luôn có một nguồn hàng cà phê cung cấp đầy đủ, đa dạng phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời cũng phải có thị trường tiêu thụ ổn định và mang lại lợi ích cho Tổng công ty nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Để có được nguồn cung cà phê hợp lý, thì Tổng công ty phải có những giải pháp ngay từ
khâu quy hoạch vùng trồng cà phê, khâu gieo trồng, khâu chăm sóc, chế
biến,…
2.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Nhưđã phân tích ở trên thì Việt Nam chủ yếu chỉ trồng cà phê Robusta, cà phê Arabica rất ít. Mà nhu cầu thế giới lại thiên về cà phê Arabica, nên mặc dù ta trồng nhiều cà phê Robusta cho sản lượng cao tuy nhiên giá thường thấp hơn giá cà phê Arabica nên giá trị xuất khẩu không cao. Hơn nữa thị
trường EU ngày càng có xu hướng tiêu dùng cà phê Arabica hơn vì chất lưọng loại cà phê này vượt xa cà phê Robusta. Muốn thâm nhập vào được thị
trường này thì không còn cách nào khác phải đổi mới cơ cấu cà phê phù hợp với nhu cầu thị trường này. Vì thế ta cần phải thay đổi cơ cấu cây cà phê. Chuyển dịch một bộ phận diện tích trồng cà phê vối sang cà phê chè.
Hiện nay cả nước có hơn 500 ngàn ha, chủ yếu là cà phê vối ( cà phê chè có chưa đầy 20 ngàn ha). Chủ trương của nhà nước ta là không trồng mới thêm cà phê vối. Rà soát lại diện tích cà phê hiện có, thanh lí khoảng 100 ngàn ha cà phê vối với năng xuất thấp, chất lượng kém , trồng thay thế bằng cà phê chè hoặc cây khác như ca cao, bông,…Tiếp tục thực hiện quyết định 172QĐ/TTG ngày 24 tháng 3 năm 1997 của thủ tướng chính phủ vay vốn AFD trồng mới khoảng 40 ngàn ha cà phê chè ở vùng Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, nhằm thay đổi dần cơ cấu sản phẩm cà phê Việt nam.
Ngành cà phê Việt Nam cần có chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất cà phê theo 2 cách :
- Giảm bớt diện tích cà phê Robusta. Chuyển các diện tích cà phê phát triển kém, không có hiệu quả sang các loại cà phê trông lâu năm khác như cao su, hồ tiêu,…
- Mở rộngdiện tích cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện khí hậu đất
đai thật thích hợp.
Mục tiêu của chiến lược này là giữ cho tổng diện tích không đổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng 450.000 ha đến 500.000 ha . Trong đó cà phê Robusta 350.000 ha- 400.000ha ( giảm 100.000- 150.000 ha). Cà phê Arabica 100.000 ha tăng 60.000 ha so với kế hoạch cũ trồng 40.000 ha.
2.1.1.2. Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê xuất khẩu.
Mở rộng chủng loại các mặt hàng cà phê không chỉ có cà phê nhân sống mà còn cần có thêm nhiều sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việt Nam hiện có hai nhà máy sản xuất cà phê hoà tan đang hoạt động, một là nhà máy cà phê Biên Hoà thuộc Vinacafe một là của Nestle Thai Lan. Vấn đề là tìm thị trường mở rộng thị trường tiêu thụ để tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Vấn đề cà phê dạng lỏng, dạng đóng hộp cũng cần được xem xét. Ngoài ra đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu cân quan tâm nhiều đến cà phê chế biến. Hạn chế xuất khẩu cà phê nhân vì thường đem lại hiệu quả
không cao. Hiện nay nhu cầu thế giới nói chung và nhu cầu thị trường EU nói riêng thích tiêu dùng những sản phẩm cà phê qua chế biến có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phong phú. Hơn nữa cà phê chế biến khi xuất khẩu sẽ đem lại giá trị cao hơn nhiều so với loại cà phê thô. Như vậy tăng chủng loại cà phê xuất khẩu sẽ là điều kiện để ta giữđược thị trường cho sản phẩm cà phê.
2.1.1.3. Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở thị trường EU đồng thời xúc tiến việc tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa.
Hiện nay cà phê của Vinacafe mới chỉ thâm nhập vào thị trường EU cũ
còn một thị trường rộng lớn gồm 10 thành viên mới chưa thâm nhập sâu. Do
tất cả các thành viên của EU. Vì thế Vinacafe cần phải đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị. Hiện nay cà phê nước ta xuất khẩu sang gần 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, tuy nhiên còn thiếu thị trường truyền thống. Đặc biệt với thị
trường EU thì cà phê mới chỉ biết đến ở các nước như: Đức, Anh, Pháp, Ha Lan, còn các nước còn lại thì xuất khẩu rất ít. Ngoài ra ngành cà phê Việt Nam còn chưa tham gia vào thị trường kỳ hạn, đó là mặt còn yếu của ngành cà phê Việt Nam.
Một vấn đề quan trọng là tiềm năng thị trường trong nước chưa được khai thác. Việt Nam với hơn 80 triệu dân, đây là thi trường khá lớn, tuy nhiên cả nước mới chỉ tiêu dùng 5- 10 % lưọng cà phê sản xuất ra. Vì thế Tổng công ty cũng cần nghiên cứu kỹ thị trường trong nước. Cho dù Việt Nam có tập quán uống trà từ lâu đời, song lớp trẻ hiện nay có xu hướng tiêu dùng cà phê khá lớn.
2.1.1.4. Tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo thị trường và thông tin thương mại.
Ngày nay thông tin trở lên hết sức quan trọng, đặc biệt trong việc xuất nhập khẩu. Thông tin nhanh chóng, cập nhật sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu và có đối sách kịp thời. Với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thì thông tin về thị trường, giá cả, thông tin sản xuất ,…trở
nên hết sức cấp bách. Khi xuất khẩu sang EU, đây là một thị trường hết sức khó tính: có chính sách bảo vệ người tiêu dùng nghiêm ngặt, lại đặt ra hàng loạt các hàng rào kĩ thuật, tuy nhiên lại là thị trường rộng, đa dạng, có mức thu nhập cao, ổn định…Do tổng công ty luôn luôn nắm bắt được nhu cầu thị
trường này đồng thời phải dự báo tốt thông tin thương mại làm sao để hàng hoá của ta khi xuất sang EU đựơc thị trường này chấp nhận và đánh giá cao.
2.1.1.5. Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phuc vụ cho ngành cà phê.
Tổng công ty cần phải xây dụng các kết cấu hạ tầng như : Xây dựng các trung tâm chế biến cà phê xuất khẩu có chất lượng cao, đầu tư máy móc
trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến, thu hoạch, ngoài ra còn xây dựng kho bến bãi để phục vụ cho việc thu mua, bảo quản , dự trữ…
Bên cạnh đó xây dựng các kết cấu như: trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, sàn giao dịch cà phê ,…Hiện nay ta mới chỉ có sàn giao dịch cà phê ở
Tây Nguyên.Vì thế trong vòng mấy năm tới cần phải xây dựng thêm nhiều sàn giao dịch hơn và hoạt động có hiệu quả.
2.1.1.6 Bồi dưỡng các bộ trong ngành cà phê .
Bên cạnh yếu tố về công nghệ, thiết bị, máy móc, yếu tố con người có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh cà phê xuất khẩu.
Đặc điểm của ngành cà phê cần khá nhiều lao động, mỗi công đoạn lại cần đội ngũ lao động với trình độ khác nhau. Do đó với đội ngũ lao động phổ
thông thì cần phải có đội ngũ lao động hăng say nhiệt tình, nắm bắt được chủ
trương chính sách của nhà nước. Với đội ngũ cán bộ thương nhân trước hết là người giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, luôn cập nhật thông tin, nghiên cứu phân tích các yếu tố sản xuất vào việc xuất khẩu như phân tích giá cả, cung cầu…đồng thời sử dụng thành thạo một số phương thức thông tin và truyền thông hiện đại như : máy tính , internet,…
2.1.2. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê.
2.1.2.1. Nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng Việt Nam bằng cách nâng cao chất lượng hạ giá thành.
- Nâng cao chất lượng bằng cách đầu tư giống, công nghệ sản xuất, chế
biến tiên tiến, hiện đại để cải tạo giống hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng lực và trình độ chế biến, nâng cao chất lượng cà phê phù hợp với nhu cầu ngày càng khó tính của EU.
Quyết định và thực thi các chính sách, cơ chế điều hành liên quan đến sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành của cà phê xuất khẩu, nhất là các chính sách đối với chi phí đầu vào, bao gồm kết cấu hạ tầng, công nghệ máy móc thiết bị, cung cấp dịch vụ,….
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và tổ
chức sản xuất theo qui mô công nghiệp, các trang trại, nông trường cà phê phải sản xuất theo quy mô lớn và ngay tai các khu sản xuất đó phải có dây chuyền sản xuất, chế biến công nghiệp.
- Để thoả mãn kịp thời các yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm cũng như tạo được uy tín vững chắc, các thương nhân sản xuất chế biến cà phê xuất khẩu cần quan tâm đến:
+ Đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, đồng bộ, đúng hướng, có trọng điểm, tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến tốt nhằm tạo nên sự thay đổi cơ bản trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.
+ Hạch toán giá một cách chính xác, nghiêm túc, để báo cáo, đề xuất, kiến nghị Chính phủ có chính sách thích hợp.
+ Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng cà phê Việt Nam như tiêu chuẩn 4193, thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế như: Vinacontrol, CFcontrol, SGS, FCC,…
+ Nghiên cứu phát triển đa dạng chủng loại, chế phẩm, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho cà phê Việt Nam.
+ Thực hiện liên kết giữa các thương nhân sản xuất chế biến và xuất khẩu để tập trung và tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh cà phê.
2.1.2.2. Quan tâm xây dựng thương hiệu cà phê và quảng cáo sản phẩm. Một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu có thể làm cho thưong nhân có điều kiện cạnh tranh được với các đối thủ tốt hơn. Thương hiệu không phải là một hoạt động mà quốc hay doanh nghiệp có thể dễ đàng có được trong một sớm hay một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư về vốn, trí tuệ một cách thoảđáng.
Thương hiệu thành công khi cùng với thời gian nó chuyển thành lợi nhuận do người tiêu dùng trung thành với thương hiệu đó và hào hứng mua các sản phẩm của thương nhân.
Tổng công ty phải nâng cao hơn nữa nhận thức về thương hiệu. Đồng thời trong tình hình hiện nay sự hỗ trợ của Tổng công ty về vốn, công nghệ, cán bộ là rất quan trọng. Việt Nam hiện tại mới chỉ có ít thương hiệu nổi tiếng như : cà phê trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà, Thiên Hương,… Vấn đề quảng cáo ngày càng trở thành bức thiết trong cơ chế thị trường. Kinh nghiệm và điều kiện để thực hiện quảng cáo có hiệu quả ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Quảng cáo vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu cà phê thì phải đầu tư nhiều cho quảng cáo. Có như
vậy thì khách hàng mới biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên quảng cáo làm sao có hiệu quả, thì Tổng công ty phải biết khai thác có hiệu quả những mặt tốt của cà phê Việt Nam như hương vị, giá thành,…
2.1.2.3. Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới thiết bị
máy móc cho ngành cà phê.
Trong những năm gần đây công nghiệp sơ chế cà phê Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Người ta đã trang bị thêm nhiều thiết bị mới chất lượng tốt trong chế biến. Tuy nhiên với cà phê Arabica thì chế biến vẫn là một việc làm có nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khâu đầu tiên lột vỏ quả, làm sạch nhớt. Tuy nhiên hiện nay công nghệ của ta vẫn chưa nhiều và phổ biến. Nước ta chủ yếu là trồng theo hộ gia đình nên việc áp dụng máy móc hết sức khó khăn. Ngay cả việc bảo quản sau thu hoạch chưa được người dân quan tâm. Do đó việc nâng cao chất lượng sau thu hoạch là hết sức cần thiết.
Tổng công ty phải xây dựng hệ thống kho tàng để thu hoạch tập trung,
để giảm tỉ lệ cà phê bị nấm mốc. Xây dựng hệ thống sân phơi có chất lượng cao,…
2.2. Một số kiến nghị với nhà nước.
2.2.1. Cần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.
Rà soát lại hệ thống luật đểđiều chỉnh các quy định không còn phù hơp hoặc chưa rõ ràng, trướchết là Luật Thương mại, luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam và luật khuyến khích đầu tư trong nước. Về luật thương mại cần mở
rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hơp với quy định của WTO, quy định chặt chẽ hơn về mọi hoạt động thương mại và liên quan đến thương mại cho phù hợp với xu thế mở cửa thị trường và xu hướng hội nhập để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu cà phê. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ để họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư để trồng cà phê, đầu tư để mua máy móc thiết bị phục vụ cho chế biến cà phê xuất khẩu, ngoài ra còn giúp họ khi mà giá cả trên thế giới giảm quá thấp để họ bù đắp được chi phí…
2.2.2. Xây dựng chính sách để phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực Cà phê sang thị trường EU.
Thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh cà phê Việt nam có thể phát triển được nền sản xuất nội địa đồng thời nâng cao được khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị trường EU. Tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới công nghệ trông quá trình sản xuất chế biến cà phê để làm sản phẩm cà phê phù hợp được với thị