Ưu điểm và nhược điểm của điện thoại IP

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm hiểu các chức năng của tổng đài KX TDA200 (Trang 62)

II. Lập trình tổng đài bằng máy tính

16. Chế độ cho phép hay không cho phép transfer cuộc gọi trên đường CO

3.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của điện thoại IP

 Ưu điểm:

 Thông tin thoại trước khi đưa lên mạng IP sẽ được nén xuống dung lượng thấp (tuỳ theo kỹ thuật nén), ví vậy sẽ làm giảm được lưu lương mạng.

 Trong trường hợp cuộc gọi ở mạng chuyển mạch kênh thì một kênh vật ký sẽ được thiết lập và duy trì giữa hai bên cho đến khi một trong hai bên huỷ bỏ liên kết. Như vậy trong khoảng thời gian không có tiếng nói, tín hiệu thoại vẫn được lấy mẫu, lượng tử hoá và truyền đi. Vì vậy hiệu suất đường truyền không cao. Đối với điện thoại Internet có các cơ chế phát hiện khoảng lặng (khoảng thời gian không có tiếng nói) nên sẽ làm tăng hiệu suất mạng.

 Nhược điểm:

 Nhược điểm chính của điện thoại IP chính là chất lượng cuộc gọi. Các mạng số liệu không phải được thiết kế để truyền tín hiệu thoại thời gian thực, vì vậy khi truyền thoại qua mạng số liệu cho chất lượng cuộc gọi thấp và không thể xác định trước được. Đó là vì gói tin truyền trong mạng có trễ thay đổi trong phạm vi lớn, khả năng mất mác thông tin trong mạng là hoàn toàn có thể xảy ra. Một yếu tố làm giảm chất lượng thoại nữa là kỹ thuật nén để tiết kiệm đường truyền. Nếu nén xuống dung lượng càng thấp thì kỹ thuật nén càng phức tạp, cho chất lượng không cao và đặc biệt là thời gian xử lý lâu, gây trễ.

 Một nhược điểm khác của điện thoại IP nữa là vấn đề tiếng vọng. Nếu như trong mạng thoại, do trễ ít nên tiếng vọng không ảnh hưởng nhiều thì trong mạng IP, do trễ lớn nên tiếng vọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thoại. Vì vậy tiếng vọng là một vấn đề cần phải giải quyết trong điện thoại IP.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm hiểu các chức năng của tổng đài KX TDA200 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)