II. Các văn bản hướng dẫn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2. Quy chế tạm thời cho vay tài trợ xuất khẩu trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vệt Nam.
hàng Đầu tư và Phát triển Vệt Nam.
Chương I – Quy định chung
Điều 1: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để cùng với các nguồn vốn khác của doanh nghiệp (thuộc mọi thành phần kinh tế) để sản xuất, thu mua, chế biến, kinh doanh hàng hoá trong danh mục được phép xuất khẩu theo quy định. Thực hiện cho vay theo đúng thể lệ tín dụng ngắn hạn và các vấn đề hướng dẫn cụ thể trong văn bản này.
Điều 2: Các doanh nghiệp được vay vốn tài trợ xuất khẩu. - Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Doanh nghiệp thu mua, sản xuất, chế biến để uỷ thác xuất khẩu. Điều 3: Doanh nghiệp chỉđược vay vốn khi:
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Thể lệ tín dụng hiện hành. - Có các hình thức đảm bảo nợ vay sau:
+ Có tài sản thế chấp, cầm cố.
+ Có bảo lãnh của ngân hàng khác, của các Tổng công ty thành lập theo quyết định 90, 91.
+Có đảm bảo bằng tài khoản tiền gửi đối ứng VND (để cho vay USD) hoặc tiền gửi USD (để cho vay VND) của doanh nghiệp hoặc Tổng công ty.
+ Cầm cố bằng bộ chứng từđòi tiền, hối phiếu.
+ Khi có L/C đã mở mà ngân hàng Đầu tư và Phát triển chỉđịnh là ngân hàng thông báo và ngân hàng chiết khấu.
+ Nguồn thu từ hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng uỷ thác (đối với doanh nghiệp không xuất khẩu trực tiếp) xác đnhj rõ khả năng thanh toán của bên mua và chỉ định thanh toán về tài khoản của doanh nghiệp vay ngân hàng Đầu tư và Phát triển.
+ Có hợp đồng xuất khẩu theo chương trình trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp vay vốn mà quy định, lựa chọn phối hợp nhiều hình thức đảm bảo nợ vay.
Điều 3: Các hình thức cho vay.
- Cho vay trước khi ký hợp đồng xuất khẩu. - Cho vay sau khi ký hợp đồng xuất khẩu. - Cho vay sau khi L/C đã được phát hành. - Cho vay cầm cố hối phiếu hợp lệ.
Điều 4: Phương pháp cho vay:
Các đơn vị vay vốn thuộc loại hình sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu ổn định, nếu có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có thể lập kế hoạch vay cho cả quý hoặc cả mùa vụ. Ngân hàng xem xét cho vay và áp dụng thường xuyên làm căn cứ ký hợp đồng tín dụng.
Đối với những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn không thường xuyên thì ngân hàng áp dụng phương pháp cho vay từng lần tương ứng với mức độ đảm bảo nợ vay.
luân chuyển hàng hoá hoặc thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc thời hạn thanh toán của L/C nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Việc thu nợ gốc và lãi sẽ thực hiện theo thể lệ tín dụng ngắn hạn hiện hành, trừ những trường hợp đã được quy định rõ trong quy chế này.
Điều 6: Lãi suất cho vay
Để khuyến khích xuất khẩu, ngân hàng Đầu tư và Phát triển áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn ngoại tệ, VND thấp hơn lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước quy định, mức giảm tối thiểu 0,1%/ tháng, đối với VND 0,2%/ năm đối với ngoại tệ.
Lãi suất cho vay: Thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ tương ứng loại tiền vay vốn. Đối với các khách hàng lớn, truyền thống của Ngân hàng, có quan hệ vay trả thường xuyên, cam kết bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng khi có doanh thu hàng xuất khẩu thì sẽ được cho vay với mức lãi suất ưu đãi thấp hơn.
Trường hợp có tiền gửi VND làm đảm bảo thì được vay USD đối ứng với lãi suất thấp (lãi suất vay bằng lãi suất tiền gửi do khách hàng yêu cầu).
Điều 7: Loại tiền cho vay
- Doanh nghiệp được vay bằng VND hay ngoại tệ theo yêu cầu.
- Do doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ vay nên được ưu tiên vay bằng ngoại tệ để sử dụng. Trong trường hợp này được ngân hàng mua lại số ngoại tệ đó. Khi thu được tiền hàng sẽ hoàn trả số tiền ngoại tệ đã vay.
Điều 8: Căn cứ và thực hiện phát tiền vay
Việc phát tiền vay được dựa trên hợp đồng kinh tế và tiền được chuyển trả thẳng đơn vị thụ hưởng.
Trường hợp người bán hàng không có tài khoản thì được phép dùng tiền mặt hằng ngân phiếu thanh toán. Trường hợp này việc phát tiền vay căn cứ trên hoá đơn nhập kho, hợp đồng.
Trong trường hợp ứng tiền để thu mua thì căn cứ vào tiến độ mua hàng giao Giám đốc Chi nhánh xem xét thực tếđể quyết định cho vay.
Sau 7 đến 10 ngày tính từ khi phát vốn vay thì Ngân hàng nhất thiết phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
Điều 9: Các hồ sơ tài liệu gửi đến Ngân hàng:
- Hồ sơ liên quan đến tư cách pháp nhân như quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, điều lệ (nếu có).
- Các tài liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp gồm báo cáo quyết táon của năm trước và quí gần nhất tính đến thời điểm xin vay.
- Đơn vị xin vay kèm theo phương án sản xuất kinh doanh.
- Các tài liệu liên quan đến việc cho phép xuất khẩu theo luật pháp Việt Nam hiện hành.
- Hồ sơ thế chấp, bảo lãnh, cầm cố và các hình thức đảm bảo nợ vay khác theo quyết định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Các tài liệu liên quan khác.
Trong trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu thì phải gửi kèm theo Hợp đồng nhập khẩu và các văn bản khác theo qui định của Ngân hàng.
Điều 10: Xử lí vi phạm hợp đồng tín dụng
Trong trường hợp, Hợp tín dụng bị phá vỡ vì các rủi ro sau thì doanh nghiệp không được hưởng các ưu đãi được nêu trong qui định này và khoản nợ được coi là hết hạn nếu như trong vòng 15 ngày sau đó doanh nghiệp không có phương án để đảm bảo việc trả nợ cho Ngân hàng.
- Bên mua phá vỡ hợp đồng xuất khẩu.
- Bên mua hoặc Ngân hàng nước ngoài bị phá sản, không còn khả năng thanh toán nợ tiền hàng và L/C đã phát hành.
- Rủi ro do hình thức thanh toán thiếu an toàn (nhờ thu, chuyển tiền điện…) tiền hàng xuất khẩu.
- Rủi ro do chứng từ thanh toán và các điều khoản bất lợi cho Nhà sản xuất quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
- Các rủi ro bất khả kháng.
Chương II: Những quy định cụ thể
A. Cho vay trước khi ký hợp đồng xuất khẩu
Điều 12: Ngân hàng cho vay bổ sung vốn lưu động để thu mua, dự trữ, sản xuất hàng xuất khẩu trước khi ký hợp đồng xuất khẩu. Doanh nghiệp gửi các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại điều 9 đến Ngân hàng để xem xét.
Điều 13: Mức cho vay
Tối đa bằng tổng chi phí cần thiết để thu mua, dự trữ, sản xuất hàng xuất khẩu trừ đi vốn tự có. Trong trường hợp đối với những mặt hàng xuất khẩu được Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì mức tối đa nêu trên không được vượt quá mức trị giá hàng hoá còn lại được phép xuất khẩu trên Quota tính đến thời điểm vay vốn.
B. Cho vay sau khi ký hợp đồng xuất khẩu
Điều 14: Sau khi ký hợp đồng xuất khẩu nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động để thu mua, dự trữ, sản xuất hàng xuất khẩu để thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp gửi các hồ sơ, tài liệu theo như qui định tại điều 9 để Ngân hàng xem xét cho vay. Ngoài ra doanh nghiệp phải gửi kèm hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng uỷ thác, trong đó cam kết đảm bảo việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu sẽđược chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại Ngân hàng.
Điều 15: Mức cho vay
Tối đa bằng tổng chi phí để sản xuất ra trị giá hàng hoá theo hợp đồng xuất khẩu đã ký hết, sau khi trừ đi vốn tự có và vốn ứng trước của người mua, các nguồn huy động khác. Mức cụ thể do giám đốc chi nhánh quyết định. Đối với những mặt hàng được Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì mức tối đa nêu trên không được
vượt giá trị hàng hoá còn lại được phép xuất khẩu trên Quota tính đến thời điểm vay vốn.
Trường hợp doanh nghiệp đã được Ngân hàng cho vay trước khi ký hợp đồng xuất khẩu thì Ngân hàng chỉ cho vay vốn bổ sung đủ để thực hiện hợp đồng.
C. Cho vay khi L/C đã mở
Điều 16: Sau khi nhận được L/C do ngân hàng nước ngoài phát hành, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lưu động để thu mua, dự trữ sản xuất hàng hoá xuất khẩu thì ngoài các hồ sơ tài liệu quy định tại điều 9, doanh nghiệp cần gửi hợp đồng xuất khẩu và phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Ngân hàng đầu tư phải là ngân hàng thông báo và thanh toán L/C. - Ngân hàng phát hành L/C phải được ngân hàng đầu tư chấp nhận.
- Trong L/C phải quy định rõ bộ chứng từ phải được xuất trình tại ngân hàng đầu tư, nếu không thì bản gốc của L/C phải do Ngân hàng Đầu tư giữ.
Điều 17: Mức cho vay
- Tối đa không được vượt quá trị giá của L/C. Đối với những mặt hàng xuất khẩu được nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì mức tối đa nêu trên không được vượt quá trị giá hàng hoá còn lại được phép xuất khẩu trên Quota tính đến thời điểm vay vốn.
- Trong trường hợp doanh nghiệp đã được ngân hàng cho vay để thực hiện hợp đồng, thì ngân hàng chỉ cho vay bổ sung phần vốn chênh lệch.
Điều 18: Thời hạn cho vay
Thời gian cần thiết để sản xuất, giao hàng và thanh toán nhưng tối đa không được quá thời điểm thanh toán 10 ngày và thời gian cho vay quy định tại điều 5 chương I.
phải gia hạn L/C thì doanh nghiệp buộc phải có giải trình và chứng minh việc tu chỉnh L/C để ngân hàng xem xét. Căn cứ vào thời hạn thanh toán mới của L/C ngân hàng có thể gia hạn nợ. Việc gia hạn nợ này phải tuân thủ theo quy định về gia hạn nợ hiện hành của pháp luật nhưng phải phù hợp với thời hạn thanh toán mới của L/C.
D. Cho vay cầm cố hối phiếu hợp lệ
Trong quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế số 34/1998/ thanh toán quốc tế ngày 6/4/1998 do Thống đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã quy định cụ thể dự thảo hướng dẫn nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất:
I. Điều kiện chiết khấu: Điều 7:
7.1. Điều kiện về L/C, Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ của các L/C sau: + L/C trả ngay hoặc trả chậm thời hạn không quá 30 ngày, đã được xác nhận mã khoá đúng.
+ Nội dung các điều khoản và điều kiện L/C hợp lý, có tính khả thi. + Ngân hàng phát hành L/C là ngân hàng có uy tín.
+ Thị trường xuất khẩu hàng hoá là thị trường quen thuộc. 7.2 Bộ chứng từ:
+ Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo theo các điều khoản, điều kiện của L/C cùng với các tu chỉnh.
+ Trường hợp bộ chứng từ có sai sót không thể sửa chữa được, khách hàng yêu cầu chiết khấu, giám đốc chi nhánh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, quyết định.
7.3 Quyền đòi tiền bộ chứng từ thuộc về ngân hàng đầu tư. Điều 8: Số tiền chiết khấu
8.1. Căn cứ xác định số tiền chiết khấu. + Độ tín nhiệm của khách hàng
+ Uy tín của ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thanh toán + Độ hoàn hảo của bộ chứng từ
8.2. Mức chiết khấu cụ thể
+ Đối với bộ chứng từ hoàn hảo.
Số tiền chiết khấu tối đa không vượt quá 95% trị giá hoá đơn đối với L/C trả ngay
Số tiền chiết khấu tối đa không vượt quá 85% giá trị hoá đơn đối với L/C trả chậm
+ Đối với bộ chứng từ còn sai sót.
Số tiền chiết khấu tối đa bằng 80% trị giá hoá đơn đối với L/C trả ngay và bằng 70% đối với L/C trả chậm.
II. Thủ tục chiết khấu và bồi hoàn chiết khấu Điều 10: Thủ tục chiết khấu
10.1. Khách hàng có nhu cầu chiết khẩu bộ chứng từ cần gửi đến ngân hàng các tài liệu liệu sau:
+ Bảng gốc L/C và các bản sửa đổi
+ Bộ chứng từ hợp lệ theo quy định điều 7.2 + Đơn xin chiết khấu 4 bản.
10.2. Trường hợp khách hàng đề nghị chiết khấu không phải người thụ hưởng trực tiếp L/C, cần xuất trình thêm:
+ Hợp đồng uỷ thác
+ Giấy uỷ quyền của người xuất khẩu trực tiếp.
10.3. Sau khi nhận được hồ sơ xin chiết khấu, thanh toán viên kiểm tra bộ chứng từ theo quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế của thanh toán viên số 32/1998/ thanh toán quốc tế phải đảm bảo đúng quy định L/C và các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của phòng Thương mại quốc tế.
7, 8 thanh toán việc phải thông báo cho khách hàng biết ý kiến chấp nhận hay không trong vòng 2 ngày làm việc của ngân hàng.
10.5. Nếu đồng ý chiết khấu, thanh toán viên trình Ban lãnh đạo duyệt.
Điều 11: Bồi hoàn chiết khấu
Điều 12: Nếu quá hạn 60 ngày kể từ ngày chiết khấu mà chưa nhận được tiền, thanh toán viên thông báo cho ngân hàng mở L/C đồng thời thông báo cho doanh nghiệp trả tiền ngân hàng.
Điều 13: 7 ngày sau thời hạn chiết khấu bộ chứng từ, nếu ngân hàng chưa nhận được số tiền chiết khấu, kế toán làm thủ tục chuyển số tiền thành nợ quá hạn, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% mức chiết khấu đã xác định khi chiết khấu.