Bảng 8: Nợ quá hạn theo nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp :“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình” pptx (Trang 58 - 59)

II/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI CHI NHÁNH NHCT KHU VỰC BA ĐÌNH

Bảng 8: Nợ quá hạn theo nguyên nhân

Đơn vị: Tỷ đồng

Ch tiêu Năm 1999 Năm 2000

TỔNG NỢ QUÁ HẠN 9,616 8,521

1/ Nguyên nhân chủ quan 9,604 8,521

- TCTD cho vay 0,782 -

- Khách hàng vay 8,822 8,521

Trong đó:

+ Kinh doanh thua lỗ phá sản 2,507 0,255

+ Hàng hoá chậm tiêu thụ 4,797 4,797

+ Sử dụng vốn sai mục đích 0,825 1,910

+ Cố ý lừa đảo 0,003 0,339

+ Công nợ chưa thu được 0,575 0,396

+ Nguyên nhân khác 0,115 0,824

2/ Nguyên nhân khách quan 0,012

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 1999÷2000

Tiến hành phân tích theo nguyên nhân sẽ thấy nợ quá hạn phát sinh do phía khách hàng vay vốn là chủ yếu, chiếm 91,7% vào năm 1999 và 100% vào năm 2000. Trong số các nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân do kinh doanh thua lỗ và do hàng hoá chậm tiêu thụ được coi là 2 nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng nợ quá hạn hiện nay tại NHCT Ba Đình. Các nguyên nhân này thường bắt đầu từ việc người quản lý thiếu kiến thức và khả năng tổ chức kinh doanh, trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp lạc hậu,…dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phảm kém, giá thành cao không đáp ứng được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu,…hàng hoá làm ra có sức tiêu thụ chậm và khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ. Tiếp theo 2 nguyên nhân trên cũng phải kể đến các nguyên nhân khác như: phá sản, lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích,…Về phía các DNNN, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn của họ cũng không loại trừ khỏi các phân tích trên đây. Do vậy, trên cơ sở đó, để đảm bảo an toàn vốn vay, đảm bảo khả năng thu hồi nợ và lãi đúng thời hạn NHCT Ba Đình cần phải thực hiện một số biện pháp nhằm giúp các doanh nghiệp khắc

phục những yếu kém, sớm loại trừ những khả năng phát sinh nợ quá hạn từ phía khách hàng và từ các phía khác trong đó có bản thân ngân hàng.

2.4.3/ Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng khác a/ Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn a/ Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn

Ý nghĩa của việc đánh giá hệ số này là nhằm so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với huy động vốn. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được. Vậy ở NHCT Ba Đình hệ số này trong những năm qua đạt mức bao nhiêu, tốt hay chưa tốt, ta hãy xem xét bảng sau.

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1-Huy động vốn 1.271,2 1.615,9 2.160,0

2-Sử dụng vốn 551,7 723,3 1.014,4

Hệsố=(2)/(1)x100% 43,4% 44,8% 46,9%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh NHCT Ba Đình

Các số liệu đã cho thấy, mặc dù công tác huy động và sử dụng vốn qua các năm đều tăng song hệ số sử dụng vốn của Chi nhánh vẫn ở mức chưa cao. Năm 1998 giảm thấp hơn (-7,1%) so với năm 1997, hai năm tiếp theo 1999÷2000 có tăng nhẹ và vẫn ở mức dưới 50%. Nguyên nhân khiến cho Chi nhánh có hệ số sử dụng vốn thấp trong 3 năm vừa qua có thể được lý giải là do những khó khăn của nền kinh tế, môi trường đầu tư không thuận lợi, số lượng dự án khả thi ít,…Đây cũng là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong hệ thống NHTM ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, nếu như đem so sánh các hệ số trên với một số ngân hàng cùng hay khác hệ thống thì NHCT Ba Đình vẫn cao hơn so với nhiều đơn vị.

Với lượng vốn dư thừa, hàng năm Chi nhánh đều chuyển điều hoà vốn về NHCT Việt Nam để cân đối chung trong toàn hệ thống. Như năm 2000 Chi nhánh đã chuyển điều hoà vốn bình quân năm đạt 1.017,7 tỷ đồng, tăng 31,4% so với năm 1999.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp :“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình” pptx (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)