Kim loại khó nóng chảy

Một phần của tài liệu Chương 1: Vật liệu dẫn điện docx (Trang 26 - 27)

Những kim loại có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 17000C thì được gọi là kim loại khó nóng chảy, chúng có độ bền vững hóa học cao ở nhiệt độ thấp nhưng ở nhiệt độ cao thì trở nên tích cực vì vậy để sử dụng chúng ở nhiệt độ cao phải đặt vào môi trường khí trơ hoặc chân không.

Volfram(W)

Là kim loại rất nặng, cứng, có màu nâu xám, có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, hệ số nở dài nhỏ nhất trong số các kim loại, có tính giòn và rất dễ gãy, dây dẫn làm từ volfram nguyên chất rất không bền vững ở nhiệt độ cao, để tăng độ bền vững tạo hình thì cần thêm SiO2, Al, Cr, loại này do khĩ nĩng chảy và cĩ độ bền cơ học lớn ở nhiệt độ cao, được sử dụng để làm dây tĩc bĩng đèn sợi đốt, chế tạo tim đèn… Volfram còn là vật liệu quan trọng để chế tạo điện cực, ống tia điện tử…

Molipden(Mo)

Trong số các kim loại khó nóng chảy thì Mo có điện trở suất nhỏ nhất, tinh thể Mo có tính dẻo cao (nhờ vậy gia công linh kiện bằng Mo rất dễ dàng), ở nhiệt độ bình thường Mo là kim loại rất bền vững (trong không khí nó bị oxi hoá ở 3000C). Độ bền của Mo kết hợp với tính dẻo của nó có thể chế tạo các chi tiết phức tạp hoạt động ở nhiệt độ cao; từ Mo chế tạo ra lưới đèn điện tử, ống tia rơngen và các linh kiện khác trong lò điện, trong môi trường khí trơ nó có thể hoạt động ở nhiệt độ 17000C.

Tantal(Ta)

Khác với volfram và molipden là tantal không trở nên giòn ở nhiệt độ rất cao trong chân không, kết hợp với nhiệt độ nóng chảy cao, có độ dẻo cao và hình thể bền vững đã đặt vị trí của nó vào loại vật liệu sử dụng trong kỹ thuật chân không ở những nơi có tầm quan trọng đặc biệt, nhờ có hệ số điện môi của Ta2O5 bằng 25 nên nó cũng thường được dùng trong công nghiệp sản xuất tụ điện.

Niobi(Nb)

Là kim loại có tính chất tương tự tantal và nó nằm trong quặng cùng với quặng có tantal. Niobi có tính hấp thụ khí rất cao ở nhiệt độ 4000C -9000C. Vì thế trong các dụng cụ chân không các linh kiện làm bằng Niobi hấp thụ lượng khí còn lại, Niobi là kim loại có khả năng chuyển sang trạng thái siêu dẫn ở nhiệt độ 9,2ok.

Crom(Cr)

Là kim loại rất thông dụng trong thực tế, có tính bền vững hoá học rất cao vì thế nó được sử dụng để bảo vệ bề mặt của kim loại, Crom có tính dính với thủy tinh, gốm sứ và liên kết với bất kỳ một kim loại nào, nó nằm trong hầu hết các hợp kim dùng để đốt nóng cặp nhiệt ngẫu, kim loại không rỉ, thép chịu nhiệt và vật liệu từ.

Reni (Re)

Re là kim loại nặng, hợp kim của nó với W được sử dụng trong công nghiệp đèn điện tử và thiết bị chân không thay cho W, có thể tạo cặp nhiệt ngẫu để đo được

nhiệt độ tới 25000C -28000C ở chân không, trong kỹ thuật điện tử Re được sử dụng để bảo vệ khỏi ăn mòn các linh kiện làm bằng đồng, bạc, W, Mo.

Một phần của tài liệu Chương 1: Vật liệu dẫn điện docx (Trang 26 - 27)