Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội” ppt (Trang 38)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI. 1. Sự hình thành bộ máy tổ chức.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội thành lập theo Quyết định 51 ngày 27 tháng 6 năm 1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thành lập các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội. Khi mới thành lập, NHNo&PTNT Hà nội tại trụ sở chính có các phòng sau: Tín dụng, Kế hoạch, Tiền tệ-Kho quỹ, Tổ chức cán bộ, Văn phòng, Tiết kiệm và nguồn vốn. Đồng thời NHNo&PTNT Hà nội lúc đó có 12 chi nhánh trực thuộc tại các huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì.

Đến năm 1991, Nghị quyết Quốc hội Khoá 8 bàn giao 6 huyện: Hoài

Đức, Thạch Thất, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì về tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh về tỉnh Vĩnh Phú.

Năm 1995, Quyết định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam bàn giao 5 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì về

trung tâm quản lý.Từ đó đến nay NHNo&PTNT Hà nội thành lập thêm các chi nhánh sau:

-Năm 1994, NHNo&PTNT Hà nội thành lập chi nhánh Chợ Hôm. -Năm 1995, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh Đồng Xuân và Thanh Xuân.

-Năm 1996, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh: Tây Hồ và Giảng Võ.

-Năm 1997, NHNo&PTNT Hà nội thành lập chi nhánh quận Cầu Giấy.

-Năm 1999, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh Đống Đa và Khu vực Tam Trinh.

-Năm 2002, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh Tràng Tiền và Chương Dương.

Những năm vừa qua, NHNo & PTNT Hà Nội đã có những hoạt động tích cực trong việc cơ cấu lại bộ máy quản lý cũng như các phòng ban. Hiện nay, với một mô hình tổ chức hợp lí, ngân hàng đã tập trung vào việc phát huy vai trò và năng lực của từng bộ phận cũng như từng cá nhân trong việc thúc đẩy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển. Đội ngũ cán bộ được trẻ hoá và có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, 100% cán bộ ngân hàng có trình độĐại học và trên Đại học.

Hiện nay, mạng lưới hoạt động của NHNNo&PTNT Hà nội hiện nay bao gồm: 01 Trụ sở chính, 10 chi nhánh Ngân hàng Quận-Khu vực trực thuộc và 33 phòng giao dịch dàn trải trên các Quận nội thành. Các chi nhánh Ngân hàng trực thuộc là: NHNo&PTNT Hai Bà Trưng, NHNo&PTNT Hoàn Kiếm, NHNo&PTNT Tây Hồ, NHNo&PTNT Ba Đình, NHNo&PTNT Chương Dương, NHNo&PTNT Thanh Xuân, NHNo&PTNT Cầu Giấy, NHNo&PTNT Đống Đa, NHNo&PTNT khu vực Tam Trinh, NHNo&PTNT khu vực Tràng Tiền.

Hiện tai, tại trụ sở chính của NHNo&PTNT Hà Nội có môt giám đốc, hai phó giám đốc và 9 phũng ban là: Kế toán, Kế Hoạch, Ngân quỹ, Kinh doanh, Kiểm soát, Tổ chức cán bộ-đào tạo, Thanh toán quốc tế, Vi tính, Hành chính; hoạt động theo Quyết định 169 ngày 7 tháng 9 năm 2000 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt

Hà nội có 396 cán bộ, nhân viên; trong đó 165 người tại trụ sở chính và 231 người tại các chi nhánh Ngân hàng Quận-Khu vực trực thuộc.

2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hà Nội bao gồm có một Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là hai phó Giám đốc. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội có 9 phòng ban để thực hiện chức năng chuyên môn của mình đó là các Phòng: Phòng kế hoặch, Phòng hành chính, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán, Phòng Ngân quỹ, Phòng kiểm soát, Phòng vi tính và Phòng tổ chức cán bộ - đào tạo. Các Phòng ban này thực hiện chức năng chuyên môn của mình lấy ví dụ như Phòng kế hoặch có chức năng nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn Hà Nội, tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoặch kinh doanh và quyết toán kế hoặch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn...vv. Phòng thanh toán quốc tế thực hiện các chức năng như: thanh toán quốc tế

qua mạng SWIFT, thanh toán nhờ thu, chuyển tiền với nước ngoài, thanh toán biên mậu. Những Phòng ban trên hoạt động và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc và Phó giám đốc theo lĩnh vực phân công quản lý. Bên

Phòn g kế hoạch Giám đốc Phó g iám đốc Phòn g hành chính Phòn g TTQ T Phòn g kinh doanh Phòn g ngân quỹ Phòn g Tổ chức cán bộ Phòn g kế toán Phòn g kiểm soát Phó g iám đốc

xét việc giải trình của các thành viên, kiểm soát trước về mặt pháp lý của dự

án và tham gia ý kiến để giám đốc ra quyết định. Thành phần của Hội đồng tín dụng này bao gồm: Giám đốc chi nhánh làm chủ tịch hội đồng tín dụng, Phó giám đốc phụ trách tín dụng, trưởng phòng kinh doanh trực tiếp thẩm

định dự án, trưởng phòng kế toán, trưởng phòng ngân quỹ, trưởng phòng kế

hoặch, cán bộ trực tiếp công tác phòng ngừa rủi ro

3. Tình hình hoạt động

3.1. Huy động vn

Nguồn vốn của kinh doanh của Ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại… song cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy

động – nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của NHNo&PTNT Hà nội. Trong nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu là có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu khắp các ngành nghề

kinh doanh cũng như giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật này-đặc biệt khi nó kinh doanh một đối tượng khác với mọi ngành kinh tế là tiền tệ. Trong những năm qua, NHNo&PTNT Hà nội dã luôn chú trọng trong việc hoạch định chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn thành phố. Năm 1999, chi nhánh đã tái thành lập phòng Kế hoạch đểđiều phối việc huy

động vốn. NHNo&PTNT Hà nội có những hình thức huy động vốn sau: + Nhận tiền gửi của đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm.

+ Vay vốn của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác.

Hà nội là trung tâm kinh tế của cả nước nên là địa bàn tập trung của rất nhiều doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh vô cùng đa dạng và nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy, NHNo&PTNT Hà nội luôn chú trọng mở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rộng thêm mạng lưới kinh doanh để thu hút nguồn vốn nội tệ đáp ứng các nhu cầu tín dụng đa dạng của các doanh nghiệp; đồng thời khai thác ngoại tệ để thoả mãn nhu cầu thanh toán với nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh phát huy vai trò của mình với chức năng là trung gian thanh toán. Nó cũng chứng tỏ uy tín của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là qua khả năng thantoán kịp thời. So với những ngày đầu khi mới thành lập với nguồn vốn 16 tỷ, sau hơn 10 năm hoạt động, nguồn vốn kinh doanh của NHNNo&PTNT Hà nội đã tăng trưởng 384 lần, tạo thế và lực vững chắc cho chi nhánh trong việc cung ứng vốn cho các nhu cầu của các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch, góp phần phát triển kinh tế cho Thủ đô. Ngoài ra, trong năm 2002 cũng như nhiều năm trước đó, NHNNo&PTNT Hà Nội

đã cung ứng một khối lượng lớn vốn đáng kể cho toàn ngành để điều hoà chung trong cả nước. Để tăng trưởng nguồn vốn ổn định và vững chắc, NHNNo&PTNT Hà nội đã thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, xã hội, các trường học, bệnh viện trên

địa bàn Thủ đô nên trong năm 2002, các loại nguồn vốn đều tăng trưởng khá trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm trên 70% nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh có thể đầu tư cho các dự án vay vốn trung, dài hạn lớn.

Đặc biệt từ năm 2000, NHNNo&PTNT Hà nội đã triển khai huy động nguồn vốn ngoại tệ trong các tầng lớp dân cư, chỉ sau 8 tháng thực hiện, đến cuối năm 2000, NHNNo&PTNT Hà nội đã có 15 triệu USD tiền gửi tiết kiệm, cùng với các nguồn vốn ngoại tệ khác, NHNNo&PTNT Hà Nội đã chủ động

Theo kết quả kinh doanh năm 2002, nguồn vốn của NHNNo&PTNT Hà Nội đạt 6.152 tỷ, tăng 44,5% so với 2001, trong đó: + Nguồn vốn nội tệ: 5.378 tỷ, tăng 39.1% so với 2001, kết cấu như sau: Bảng 1: Kết cấu nguồn vốn nội tệ. Năm 2001 Tỷ trọng Năm 2002 Tỷ trọng Tiền gửi TK 429,6 10,3 467 tỷ 8,7 Kỳ phiếu 1447,8 34,6 1.982 tỷ 36,9 TGTCKT 735,8 17,6 852 tỷ 15,8 TG, TVTCTD 1415,6 33,9 1.921 tỷ 35,7 Tiền gửi Kho bạc 151,6 3,6 156 tỷ 2,9

(Nguồn: Phòng kế hoặch kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội)

-Tiền gửi tiết kiệm 467 tỷ, chiếm 8.7% nguồn nội tệ, tăng 59,4% so với 2001

-Kỳ phiếu 1.982 tỷ, chiếm 36,9% nguồn nội tệ, tăng 73,7% so với 2001 -TG TCKT 852 tỷ, chiếm 15,8% nguồn nội tệ, tăng 4% so với 2001

-TG, TV TCTD 1.921 tỷ, chiếm 35.7% nguồn nội tệ, tăng 32,3% so với 2001

-TG Kho bạc 156 tỷ, chiếm 2,9% nguồn nội tệ, giảm 2,5% so với năm 2001 + Nguồn vốn ngoại tệ: 774 tỷ (tương đương với 50 triệu USD), tăng 98% so với 2001, kết cấu như sau: Bảng 2: Kết cấu nguồn vốn ngoại tệ. Năm 2001 Tỷ trọng Năm 2002 Tỷ trọng Tiền gửi TK 305,3 tỷ 56,5 497 tỷ 62,8 Tiền gửi TCKT 44,3 tỷ 8,2 47 tỷ 6,1 TGTCTD 124,9 tỷ 23.1 149 tỷ 19,3

Kỳ phiếu 65,9 tỷ 12,2 72 tỷ 9,3 (Nguồn: Phòng kế hoặch kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội)

-Tiền gửi tiết kiệm 497 tỷ, chiếm 64,2% nguồn ngoại tệ, tăng 43,2% so với 2001

-Tiền gửi TCKT 47 tỷ, chiếm 6,1% nguồn ngoại tệ, tăng 9,35 so với 2001 -TG TCTD 149 tỷ, chiếm 19,3% nguồn ngoại tệ,tăng 1,48% so với 2001 -Kỳ phiếu 72 tỷ, chiếm 9,3% nguồn ngoại tệ

Để có được những kết quả khả quan trên, NHNNo&PTNT Hà Nội đã có những cố gắng không nhỏ trong từng bước thay đổi phong cách giao dịch với khách hàng, đồng thời vận dụng lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường; bên cạnh đó còn tổ chức thu tiền gửi tại gia đình những khoản tiền từ 50 triệu đồng trở lên. Những hoạt động này đã tạo cho người dân một tâm lý yên tâm và vững tin khi gửi tiền vào NHNNo&PTNT Hà nội. Do vậy nguồn vốn tiền gửi dân cư tăng trưởng nhanh hơn, từ đó tạo thế

chủ động cân đối nguồn vốn vào đầu tư tín dụng, nhất là đầu tư trung và dài hạn. Một yếu tố rất thuận lợi ở đây là niềm tin của những người dân đối với ngân hàng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống của đại bộ phận dân cư trong thành phố đã được từng bước cải thiện, nguồn nhàn rỗi nhờ vậy cũng tăng. Tiền gửi đã và đang là một nguồn đáng kể chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của NHNNo&PTNT Hà nội. Điều này thể hiện: Năm 2002, NHNNo&PTNT Hà Nội đã đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn 40% mà Hội đồng Quản trị NHNNo&PTNT Việt nam đã giao đầu năm, các Ngân hàng Quận-Khu vực trực thuộc đã quan tâm đến nguồn vốn nên có nguồn vốn tăng trưởng nhanh là Tam Trinh 333,3%, Hoàn Kiếm 123,3%, Hai Bà Trưng 82%, Thanh Xuân 38,5%, Tây Hồ 38,5%; đặc biệt Ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền tuy mới hoạt động 6 tháng cuối năm nhưng đã huy động được

nguồn vốn khá lớn. Trong huy động nguồn vốn nội tệ, các ngân hàng vừa chú trọng khối lượng vừa chú trọng đến chất lượng, tuy năm 2002 mặt bằng lãi suất trên địa bàn có tăng, nhưng các ngân hàng đã khai thác được các nguồn vốn có lãi suất hợp lý nên mặc dù một bộ phận lãi kỳ phiếu đã trả lãi trước và một bộ phận lãi kỳ phiếu trả lãi sau chưa hạch toán từ tháng 9/2002 nhưng lãi suất đầu vào thực tế nguồn vốn nội tệ giảm 9,3% so với 2001, đây là ưu điểm nổi bật rất quan trọng mà từng chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHNo&PTNT Hà Nội cần phân tích thực trạng của đơn vị mình để phát huy cho các năm sau. Tuy vậy, NHNNo&PTNT Hà Nội cũng phải chú ý đến một số tồn tại trong công tác huy động vốn: Nguồn vốn tuy tăng trưởng 44,5% nhưng nguồn vốn nội tệ tăng chậm hơn ngoại tệ nên đã ảnh hưởng

đến hiệu quả kinh doanh cuối cùng không cao. Một số ngân hàng Quận nhận tiền gửi của các TCTD với thời hạn ngắn nhưng lãi suất lại quá cao, nên nguồn vốn tuy lớn nhưng hiệu quả lại thấp. Trong thời gian tới NHNNo&PTNT Hà Nội sẽ phải tìm cách khắc phục.

3.2. Hot động tín dng :

Song song với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả, khả

năng hoạt động tín dụng và thu hồi vốn cũng luôn là mối quan tâm của một ngân hàng. Khác với hoạt động tín dụng của NHNN Việt nam, hoạt động tín dụng của NHNNo&PTNT Hà nội nói riêng cũng như của các ngân hàng thương mại nói chung là nhằm mục tiêu lợi nhuận dựa trên nguyên tắc “đi vay để cho vay’’. Do đó chất lượng tín dụng luôn được các ngân hàng thương mại đặt lên hàng đầu. Trong quá trình cho vay tại chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Nội, các món vay đều được áp dụng các quy trình nghiệp vụ của ngành một cách đúng đắn, đảm bảo hiệu quả và chất lượng tín dụng. Hiện nay, NHNNo&PTNT Hà Nội tiến hành những hoạt động tín dụng sau: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, trong đó hoạt động cho vay đóng vay trò chính yếu.

Những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cho vay của chi nhánh được cụ

thể hoá trong Quy định cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam.

NHNNo&PTNT Hà Nội đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế và các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Chi nhánh cũng đặc biệt chú trọng tới vấn đề cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo, tạo điều kiện cho những khách hàng này có vốn để sản suất kinh doanh. Qua đó, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo, dần dần nâng cao chất lượng đời sống của một bộ phận dân cư. Đến với NHNNo&PTNT Hà nội, khách hàng có thể lựa chọn một trong số các phương thức cho vay đa dạng phù hợp với nhu cầu và dự kiến hoạt động kinh doanh của mình. Chi nhánh sẽ dựa trên những điều kiện vay vốn như năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng; khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp để quyết định cấp tín dụng hay không. Mức cho vay được căn cứ theo nhu cầu của khách hàng, tỷ lệ

vốn vay so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không vượt quá 15% vốn tự có, trừ trường hợp đối với khoản vay từ các nguồn vốn uỷ thác hoặc khách hàng vay là các TCTD. Đặc biệt, Quyết định số 11/QĐ-HĐQT-03 ngày 18/01/2001 của Chủ tịch HĐQT NHNNo&PTNT Việt nam ban hành quy định phân cấp phán quyết mức cho vay tối đa đối với một khách hàng đã cụ thể hoá vấn đề này. Theo đó NHNNo&PTNT Hà Nội được phân cấp mức phán quyết cho vay tối đa như

sau: 100 tỷ đối với doanh nghiệp nhà nước, 20 tỷ đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội” ppt (Trang 38)