Thẩm định khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của dự án

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam” ppt (Trang 28 - 29)

a/Khả năng trả nợ

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất-kinh doanh, tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng lập bảng cân đối các nguồn thu, chi tài chính tổng hợp của khách hàng trong một thời gian nhất định. Nguồn thu bao gồm:

- Vốn chủ sở hữu, vốn vay. - Doanh thu các loại.

Nguồn chi ra bao gồm: - Chi cho TSCĐ.

- Chi cho TSLĐ.

Dũng

Tính ra số chênh lệch nguồn thu vào và chi ra.

Căn cứ vào số chênh lệch này để xác định nguồn trả nợ trung dài hạn. Các nguồn tiền để trả nợ hàng năm Tỷ lệđảm bảo trả nợ =

Số nợ phải trả hàng năm

Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại. Căn cứ vào tỷ lệ này, ngân hàng thấy được mức độ tin cậy của dự án về mặt tài chính và xác định mức thu nợ hàng năm một cách hợp lý.

b/Đánh giá về các tài sản đảm bảo tiền vay.

Thẩm định các tài sản dùng để thế chấp, cầm cố bảo lãnh phải dễ bán, giá trị thu được thực tế phải bù đắp được dư nợ gốc, nợ lãi và các loại thuế

theo quy định.

Nội dung thẩm định phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cơ sở định giá tài sản cố định cầm cố, bảo lãnh phải đúng các quy định hiện hành. Cán bộ tín dụng khi thẩm định phải lập biên bản kiểm định tài sản thế chấp theo quy định hiện hành. Đối với hồ sơ

nhà đất phải có xác nhận của phòng trước bạ của sở nhà đất, sởđịa chính hoặc phòng quản lý ruộng đất của UBND các cấp có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam” ppt (Trang 28 - 29)