Những nguyên tắc chung của Uỷ ban tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Tăng cường quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm" docx (Trang 28 - 31)

1. Uỷ ban tiêu chuẩn hoá của quốc tế về thực phẩm CAC

1.2. Những nguyên tắc chung của Uỷ ban tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm:

THỰC PHẨM CỦA QUỐC TẾ

1. Uỷ ban tiêu chuẩn hoá của quốc tế về thực phẩm - CAC

1.1. Mục tiêu:

a. Bảo đảm sức khoẻ cho người tiêu dùng và bảo đảm tin tưởng xác đáng trong việc lưu thông lương thực.

b. Hỗ trợ việc điều phối tất cả công việc tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực

lương thực do những tổ chức phần hành kế toán hoặc phi chính phủ thế giới tiến hành.

c. Xác định hướng ưu tiên, nghiên cứu và hướng dẫn xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn thông qua hoặc với sự giúp đỡ của tổ chức liên quan.

d. Hoàn chỉnh những tiêu chuẩn được soạn thảo chi tiết ở mục (c) trên

đây và sau khi được các quốc gia phê duyệt thì in trong Codex về thực phẩm giống như các tiêu chuẩn khu vực hay các tiêu chuẩn quốc tế khác và cùng với tiêu chuẩn gốc được chuẩn bị bởi những thành viên khác trong mục (b) trên đây.

e. Cải tiến các tiêu chuẩn đã phát hành sau những lần xem xét tương ứng cho phù hợp với sự phát triển chung.

1.2. Những nguyên tắc chung của Uỷ ban tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm: phẩm:

a) Mục tiêu của Codex Alimentarius:

Codex Alimentarius là một bộ sưu tập các tiêu chuẩn về thực phẩm đã được quốc tế chấp nhận, những tiêu chuẩn này được trình bày theo một cách thống nhất. Những tiêu chuẩn thực phẩm này nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu thụ và bảo đảm an toàn trong việc buôn bán thực phẩm. Codex cũng thường có những điều quy định có tính chất tư vấn theo kiểu như những quy

phạm, tài liệu hướng dẫn và cả các biện pháp có tính chất đề nghị khác nhằm đạt được những mục tiêu của Codex.

b) Phạm vi của Codex Alimentarius:

Codex bao gồm các tiêu chuẩn về các loại thực phẩm chủ yếu để phân phối cho người tiêu thụ không kể sản phẩm đã chế biến, bán sản phẩm hay nguyên liệu.

Các nguyên liệu để chế biến thành thực phẩm cũng được đề cập ở mức cần thiết nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định của Codex.

Codex Alimentarius bao gồm các điều về vệ sinh thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm, chất thải hoá học, chất nhiễm bẩn ghi nhãn và cách trình bày, các phương pháp phân tích và lấy mẫu. Nó cũng gồm các điều khoản có tính chất tư vấn theo kiểu quy phạm kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn và các biện pháp đề nghị khác.

c) Bản chất của các tiêu chuẩn Codex:

Các tiêu chuẩn Codex chứa đựng các yêu cầu kỹ thuật về thực phẩm nhằm bảo đảm cho người tiêu thụ có được các sản phẩm thực phẩm ngon lành, không độc và không bị giả mạo, được ghi nhãn và trình bày đúng.

Một tiêu chuẩn Codex đối với một hay nhiều loại thực phẩm phải được xây dựng theo kích thước, khuôn khổ của một tiêu chuẩn hàng hoá Codex và chứa đựng những chỉ tiêu thích hợp nêu trong đó.

d) Việc công nhận những tiêu chuẩn hàng hoá Codex:

Một tiêu chuẩn Codex có thể được một nước công nhận phù hợp với những thủ tục hành chính và pháp lý trong việc phân phối các sản phẩm có liên quan, có thể là sản phẩm nhập ngoại hay sản xuất trong nước tỏng phạm vi lãnh thổ theo các cách sau:

- Công nhận toàn bộ. - Công nhận có mục tiêu.

- Công nhận với một số thay đổi nhất định.

e) Những tiêu chuẩn với một ngoại lệ, có những thay đổi nêu ra cụ thể

khi tuyên bố công nhận, như vậy có thể hiểu là một sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn nhưng có một số sai khác sẽ được phép phân phối tự do trong lãnh

thổ của nước tương ứng. Nước đó sau này sẽ đưa thêm vào tuyên bố công nhận của họ một vài lời về lý do những sai khác này và có thể nêu như sau:

- Hoặc là sản phẩm phù hợp đầy đủ tiêu chuẩn mới được phân phối tự do trong lãnh thổ.

- Hoặc là muốn rằng có thể công nhận toàn bộ tiêu chuẩn và nếu vậy thì bao giờ mới công bố.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Tăng cường quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm" docx (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w