- Khái niệm sinh lí tiêu hóa Khái niệm sinh lí tuần hoàn
2.3.3. Phương pháp dạy loại kiến thức Sinh lí học
a. Yêu cầu cần đạt
Bao gồm: kiến thức về chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan như: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thần kinh, sinh sản.
Cần đặt trong mối quan hệ với các kiến thức về hình thái và cấu tạo giải phẫu, để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu tạo với chức năng trong sự thống nhất của toàn bộ cơ thể và sự thích nghi của cơ thể với môi trường.
Mọi hoạt động sống của cơ thể động vật đều chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh, vì vậy khi dạy kiến thức sinh lí học cần giúp HS thấy rõ hoạt động sinh lí của các cơ quan trong cơ thể đều là các phản xạ chịu sự điều khiển của hệ thần kinh, đó chính là sự khác biệt cơ bản với các chức năng dinh dưỡng ở thực vật. Chuỗi phản xạ liên tiếp được thực hiện trong một hoạt động sống là cơ sở hình thành tập tính.
Cần chú ý rèn luyện các kĩ năng: quan sát các hoạt động sống của động vật, tổ chức các thí nghiệm đơn giản, như tập thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi.
b. Phương pháp dạy
Tùy theo từng đối tượng mà có những phương pháp thích hợp
- Phương pháp thực hành: Áp dụng đối với những động vật gần gũi dễ tìm kiếm (giun, cá, thỏ, ếch).
- Phương pháp trực quan: Áp dụng đối với những động vật không thể thu mẫu và khó nghiên cứu bằng thực hành (Hoạt động tim của lớp thú, bò sát). HS có thể quan sát qua tranh vẽ, hình ảnh, mô hình, phim, sơ đồ,… để giải thích cơ chế hoạt động của các cơ quan.
- Phương pháp thuyết trình – tìm tòi: Áp dụng đối với các kiến thức sinh lí trừu tượng, khó quan sát, tổ chức thí nghiệm (chức năng của các phần của bộ não của động vật có xương sống). Kết hợp các câu hỏi đàm thoại với các thông tin mà GV cung cấp, HS tư duy để tìm ra chức năng và cơ chế hoạt động của đối tượng.