MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG qua 3 năm 2001 đến 2003 pdf (Trang 50 - 53)

HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG

Với một số tồn tại và hạn chế từ kết quả phân tích và đánh giá ở chương 3. Do

đó để tăng cường tốt hơn nữa công tác tín dụng tại Ngân hàng công thương An Giang trong thời gian tới, em xin đưa ra một số biện pháp dưới đây mong rằng những biện pháp này có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

4.1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

- Về lãi suất: lãi suất huy động và cho vay cần được uyển chuyển, linh hoạt, có nghĩa là tuỳ theo từng thời kỳ, thời điểm nhất định mà đưa ra lãi suất huy động và cho vay cho phù hợp. Để thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, tuy nhiên cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất đểđề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợpvới biến động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, có nguồn tiền gửi ổn định.

- Thực hiện tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị dưới nhiều hình thức như quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, báo, áp phích về các thể thức huy động vốn tới mọi đối tượng khách hàng trong tỉnh. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, thanh toán lớn thông qua cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán hoặc có chính sách vềưu đãi phí dịch vụ, lãi suất tiền gửi, tiền vay đối với các đơn vị này, đồng thời phải mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn từ các tổ chức này. Vì đối tượng này thường xuyên cung cấp cho ngân hàng nguồn vốn có lãi suất thấp. Ngân hàng cần quan tâm hơn đáp ứng các tiện ích của khách hàng, đặc biệt là thái độ phục vụ, thanh toán nhanh chóng. Ngoài ra yếu tố tinh thần cũng cần được thường xuyên quan tâm nhưđộng viên, thăm hỏi và chú ý đến các ngày lễ.

- Quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ về

chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để có thể tư vấn cho khách hàng và thực hiện các yêu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ ngân hàng, tạo được uy tín cho ngân hàng. Đồng thời không ngừng cải tiến phong cách giao tiếp, phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình và nhanh chóng tạo cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin và cần thiết khi đến với ngân hàng.

- Cần nâng cao cơ sở vật chất cho ngân hàng: một điều kiện người gửi tiền cân nhắc để quyết định gởi tiền ởđâu cho an toàn, đó là cơ sở vật chất , phương tiện làm việc của ngân hàng vì thế ngân hàng cần tăng cường nâng cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc tại các phòng giao dịch để tạo niềm tin cho khách hàng, tạo sự thoái mái cho khách hàng khi đến giao dịch đồng thời có đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.

- Mở rộng mạng lưới hoạt động: ngân hàng cần khảo sát xây dựng thêm các phòng giao dịch ở các huyện, các địa bàn có tiềm lực phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, khu vực dân cưđể tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ giao dịch. Mở rộng mạng lưới thu và chi tiền tại nhà, công ty, xí nghiệp theo yêu cầu của khách hàng để vận động thu hút tiền gửi.

4.2. Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị ngân hàng thương mại quan tâm. Bất cứ ngân hàng thương mại nào dù có quản lý tài chính chặt chẽđến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ quá hạn, bởi vì nguy cơ nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Bởi vì bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tếđể cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất sở hữu những khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gửi tiền vào ngân hàng. Do vậy, nếu một khoản vay nào bị thất thoát không thu hồi được thì ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền.

- Ngân hàng thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích

đánh giá sai khách hàng. Làm việc này, cán bộ nhân viên chi nhánh sẽ nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đắn đối tượng khách hàng trước, trong và sau khi vay vốn. Từđó hiệu quả cấp tín dụng được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và giảm được nợ quá hạn.

- Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng đồng thời nắm được nợđến hạn của khách hàng mà thông báo đôn đốc khách hàng trả nợ.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó ngân mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để biện pháp tư vấn hỗ trợ

giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Thông qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hoá ứđọng khó tiêu thụ, vay nợ ngân hàng nhiều hay vay nhiều ngân hàng thì ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợđối với khách hàng này.

- Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân loại khách hàng, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với ngân hàng, tích cực thông báo đôn đốc thu nợđến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để

tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng để họ khôi phục sản xuất và ngân hàng phải giám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hối được nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mãi tài sản thế

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHCT_AG qua 3 năm 2001 đến 2003 pdf (Trang 50 - 53)