4. Phân Tích Chung Tình Hình Thực Hiện Chi Phí Tiền Lương Trong Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty An Thái:
4.1 Các chỉ tiêu chủ yếu:
Chỉ tiêu xác định chênh lệch về chi phí tiền lương: là xác định chênh lệch giữa tổng chi phí tiền lương thực hiện so với kế hoạch mà công ty đã đề ra. Chênh lệch tổng chi phí tiền lương = Tổng chi phí tiền lương thực hiện - Tổng chi phí tiền lương kế hoạch
Cụ thể, chênh lệch tổng chi phí tiền lương của công ty là: 2,312,365,482 - 1,985,908,888 = 326,456,594 đồng
Từđó ta cũng có thể xác định được % thực hiện chi phí tiền lương so với kế hoạch theo công thức:
Tổng chi phí tiền lương thực hiện % thực hiện =
Tổng chi phí tiền lương kế hoạch × 100%
Ta thấy, tỷ lệ % thực hiện chi phí tiền lương của công ty trong năm 2003 là:
2,312,365,482 đồng
1,985,908,888 đồng × 100% = 116%
Như vậy, tỷ lệ % chênh lệch giữa tổng chi phí tiền lương thực hiện so với tổng chi phí tiền lương kế hoạch sẽđược xác định theo công thức:
Chênh lệch tổng chi phí tiền lương % chênh lệch =
Cụ thể, tỷ lệ % chênh lệch của chi phí tiền lương tại công ty năm 2003 so với năm 2002 là:
326,456,594 đồng
1,985,908,888 đồng × 100% = 16%
Ta thấy rằng, trong năm 2003 tổng chi phí tiền lương của công ty tăng 16% so với năm 2002, đây là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn việc tăng tổng chi phí tiền lương trong năm 2003 ta sẽ sử dụng công thức có liên hệ với kết quả sản xuất: Sản lượng thực hiện Chênh lệch tổng chi phí tiền lương điều chỉnh theo sản lượng = Tổng chi phí tiền lương thực hiện - Tổng chi phí tiền lương kế hoạch × Sản lượng kế hoạch Cụ thể, chênh lệch tổng chi phí tiền lương điều chỉnh theo sản lượng của công ty là:
52,634,101 sp 2,312,365,482 đ - 1,985,908,888 đ ×
64,006,092 sp = 268,454,594 đ Điều này cho thấy: khi đánh giá chênh lệch tổnng chi phí tiền lương của năm 2003 so với năm 2002 có điều chỉnh theo sản lượng thì số chênh lệch vẫn tăng 268,454,594 đồng nhưng với tỷ lệ thấp hơn khi không điều chỉnh theo sản lương là 21.6%. Tuy nhiên, đây là kết quả chính xác hơn vì được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả sản xuất của công ty.
Tương tự ta có công thức xác định tỷ lệ % thực hiện có liên hệ với kết quả sản xuất:
Tổng chi phí tiền lương thực hiên Sản lượng thực hiện % thực hiện có liên hệ với kết quả sản xuất = Tổng chi phí tiền lương kế hoạch × Sản lương kế hoạch × 100% Cụ thể, % thực hiện có liên hệ với kết quả sản xuất của công ty là: 2,312,365,482 đ 52,634,101 sp 1,985,908,888 đ × 64,006,092 sp × 100% = 142%
Như vậy, tỷ lệ % thực hiện của tổng chi phí tiền lương trong năm 2003 xét trong mối quan hệ với sản lượng là 142%.
Nhận xét:
Trong sản xuất kinh doanh, một trong những mục tiêu của doanh nghiệp là: tiền lương cho người lao động phải đảm bảo được đời sống thiết yếu của người lao động và chỉ khi thực hiện được mục tiêu này thì doanh nghiệp mới có thểđạt được những mục tiêu khác như: nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụđối với Nhà nước.
Ta thấy, trong năm 2003: tổng chi phí tiền lương của doanh nghiệp tăng, điều này cho thấy công ty An Thái đã có sự thay đổi trong chính sách lương nhằm mục tiêu ngày càng phù hợp với chếđộ lương theo quy định của Nhà nước, đểđảm bảo đời sống cho công nhân viên của công ty và hoàn thành mục tiêu của công ty.
Chỉ tiêu về tỷ suất chi phí tiền lương:
o Trong phân tích chi phí tiền lương thì việc phân tích chỉ tiêu về tỷ suất chi phí tiền lương là rất cần thiết, vì trên cơ sở phân tích biến động của tỷ suất chi phí tiền lương để nhằm mục đích đánh giá tình hình chung của chi phí tiền lương tại công ty.
Tỷ suất chi phí tiền lương được xác định như sau: Tổng chi phí tiền lương Tỷ suất chi phí tiền lương =
Doanh thu × 100% Cụ thể, tỷ suất chi phí tiền lương của công ty năm 2002 là:
1,985,907,888 đ
52,317,241,415 đ × 100% = 3.8% Cụ thể, tỷ suất chi phí tiền lương của công ty 2003 năm là:
2,312,365,482 đ 50,084,298,281 đ × 100% = 4.6% CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2002 NĂM 2003 SỐ CHÊNH LỆCH TỶ LỆ (%) 1.Tỷ suất chi phí tiền lương 3.8% 4.6% 0.8 21% 2.Tiền lương bình quân
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy:
o Tỷ suất chi phí tiền lương năm 2003 tăng so với năm 2002 với tỷ lệ là 21%, trong khi đó tiền lương bình quân của người lao động trong năm 2003 lại giảm hơn so với năm 2002 với tỷ lệ là 1.9%. Điều này cho thấy: hiệu quả sử dụng lao động của công ty thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả lao động và ảnh hưởng đến đời sống của công nhân viên của công ty.
o Vì vậy, công ty cần cải tiến toàn bộ hoạt động của công ty, đặc biệt là việc sử dụng lao động như: cải tiến tổ chức bộ máy quản lý, cái tiến mạng lưới kinh doanh, phân phối lao động ở các bộ phận cho hợp lý, xem xét lại kết cấu lao động của công ty, nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động.
4.2 Các nhân tốảnh hưởng đến chi phí tiền lương:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương để thấy được mức độảnh hưởng của các nhân tố như: doanh thu, tiền lương bình quân, năng suất lao động đến quỹ tiền lương của công ty; từđó có những biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động, quan tâm đến thu nhập của công nhân viên cũng nhưđời sống của công nhân viên trong công ty.
• Tình hình về doanh thu và tiền lương bình quân:
CHÊNH LỆCH KHOẢN MỤC NĂM 2002 NĂM 2003 SỐ TIỀN TỶ LỆ (%) 1.Doanh thu (đồng) 52,317,241,415 50,084,298,281 - 2,232,943,134 - 4.26% 2.Lao động bình quân (người) 193 229 36 18.6%
3.Tiền lương bình quân
người/tháng (đồng) 859,700 843,313 - 16,387 đ - 1.9% Ta có công thức:
Quỹ tiền lương = Số lao động
(bình quân) × Tiền lương
Cụ thể, quỹ tiền lương năm 2002 của công ty là:
193 người × 859,700 đồng/người/tháng = 165,922,100 đồng Quỹ tiền lương năm 2003 của công ty là:
229người × 843,313 đồng/người/tháng = 193,118,677 đồng
⇒ Ta thấy, chênh lệch quỹ tiền lương của năm 2003 so với năm 2002 là: 193,118,677 đ - 165,922,100 đ = 27,196,577 đ
o Mức độảnh hưởng của nhân tố lao động:
( 229 – 193) × 859,700 = 30,949,200 đồng o Mức độảnh hưởng của nhân tố tiền lương bình quân: ( 843,313 – 859,700) × 229 = - 3,752,623 đồng
⇒ Tổng hợp mức độảnh hưởng của các nhân tố:
30,949,200 - 3,752,623 = 27,196,577 đồng
Nhận xét:
Nhân tố lao động tăng 36 người đã làm tăng quỹ tiền lương: 30,949,200 đồng.
Nhân tố tiền lương bình quân giảm 16,387 đồng/người làm giảm quỹ tiền lương: - 3,752,623 đồng.
Tuy nhiên, để xét đến chất lượng quản lý, cần xét thêm nhân tố năng suất lao động bình quân. Ta có công thức sau:
Doanh thu Năng suất lao động (bình quân) =
Số lao động (bình quân)
• Tình hình về doanh thu và năng suất lao động:
CHÊNH LỆCH KHOẢN MỤC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SỐ TIỀN TỶ LỆ (%) 1.Doanh thu 52,317,241,415 50,084,298,281 - 2,232,943,134 - 4.26% 2.Lao động bình quân (người) 193 229 36 18.6% 3.Năng suất lao động bình quân 271,073,790 218,708,726 - 52,365,064 - 19.3% 4.Lương bình quân người/ tháng 859,700 843,313 - 16,387 - 1.99% 5.Quỹ tiền lương 1,985,907,888 2,312,364,482 326,457,246 16.4%
Công thức quỹ tiền lương được viết lại theo mối quan hệ với các nhân tố: doanh thu, năng suất lao động, tiền lương bình quân:
Doanh thu Quỹ tiền lương =
Năng suất lao động (bình quân) × Tiền lương
(bình quân) Chênh lệch quỹ tiền lương là: 50,084,298,281 52,317,241,415 218,708,726 × 843,313 - 271,073,790 × 859,700 = 193,118,677 - 165,922,100 = 27,196,577 đồng
o Mức độảnh hưởng của nhân tố doanh thu: 50,084,298,281 – 52,317,241,415
271,073,790 × 859,700 = - 7,081,692 đồng o Mức độảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động:
1 1 50,084,298,281 ×
218,708,726 - 271,073,790 × 859,700 = 38,030,892 đ
o Mức độảnh hưởng của nhân tố tiền lương bình quân: 50,084,298,281
218,708,726 × (843,313 – 859,700) = - 3,752,623 đồng
⇒ Tổng hợp mức độảnh hưởng các nhân tố:
- 7,081,692 + 38,030,892 - 3,752,623 = 27,196,577 đồng
Nhận xét:
o Nhân tố doanh thu giảm 4.26% đã làm giảm quỹ tiền lương: - 7,081,692 đồng. Ta thấy rằng, quỹ tiền lương giảm do doanh thu giảm là điều bình thường.
o Nhân tố năng suất lao động giảm 19.3% đã làm tăng quỹ tiền lương: 38,030,892 đồng. Tốc độ giảm năng suất lao động cao hơn tốc độ giảm tiền lương bình quân (1.9%) là phù hợp với xu hướng phát triển.
o Nhân tố tiền lương bình quân giảm 1.9% đã làm giảm quỹ tiền lương: - 3,752,623 đồng. Điều này phù hợp với các nội dung phân tích đã nêu.
Tuy vậy, tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố cho thấy: quỹ tiền lương thực hiện tăng 27,196,577 đồng. Thông qua kết quả phân tích ảnh hưởng của các nhân tố: doanh thu, năng suất lao động, tiền lương bình quân doanh nghiệp sẽ phát hiện sự tác động khác nhau của các nhân tố đến tiền lương; từđó, các chính sách như tăng cường quản lý, sử dụng lao động và quỹ tiền lương tốt hơn sẽđược doanh nghiệp áp dụng để mang lại hiệu quả.