1. Phương hướn g, mục tiêu
1.1. Cơ hội đối với NH ABBANK
Đối với ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và NH An Bình nói riêng, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ, đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, ngành ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,
đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có khả năng theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính trong nước và ngoài nước ... Cụ thể là:
* Một sân chơi lớn hơn và công bằng hơn:
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường và thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Khi thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả hoạt động của nền kinh tế tăng lên, nhu cầu và cơ hội để Ngân hàng cho vay và huy động vốn cũng tăng lên. Khi kinh tế phát triển, nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi thì khả năng trả nợ của họ cũng tăng lên, điều này có tác động tích cực tới Ngân hàng. Danh mục kinh doanh và tài sản của Ngân hàng sẽ có chất lượng tốt hơn, đây là điều kiện cần thiết để Ngân hàng tiếp cận thị trường vốn, tăng vốn chủ sở hữu và trở nên lớn hơn.
* Sự tham gia của Ngân hàng nước ngoài:
Tất nhiên khi hội nhập kinh tế quốc tế, khi mở cửa thị trường thì cạnh tranh khắc nghiệt hơn sẽ xảy ra đối với Ngân hàng. Nhưng điều này cũng sẽ mang lại kết quả là Ngân hàng phải hoạt động tốt hơn, nhờ đó khách hàng sẽ có cơ hội được chọn lựa nhiều sản phẩm và chất lượng dịch vụ cao hơn. Như vậy khách hàng cũng như nền kinh tế sẽ được hưởng lợi hơn.
Khi các hạn chế về sở hữu nước ngoài trong các Ngân hàng Việt Nam được dỡ bỏ, các Ngân hàng nước ngoài có thể mua cổ phần của các Ngân hàng Việt Nam và trở thành cổ đông chiến lược. Như vậy, các Ngân hàng trong nước sẽ có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Điều này sẽ giúp các Ngân hàng trong nước mạnh hơn và cạnh tranh hơn. Hơn nữa, đối với Ngân hàng trong nước, việc một lượng cổ phần của mình được nắm giữ bởi một
Ngân hàng quốc tế thì uy tín của Ngân hàng trong nước trong mắt của các nhà đầu tư và của công chúng sẽ tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho Ngân hàng tiếp cận và chuyên môn hoá các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Chính hội nhập quốc tế cho phép các Ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, điều này buộc các Ngân hàng trong nước phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở Việt Nam.
* Sự trao đổi, hợp tác quốc tế
Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các Ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong các giao dịch quốc tế . Nó tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế.
Như vậy, hội nhập quốc tế tạo ra nhiều thuận lợi và cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam phát triển thành một hệ thống ngân hàng hoạt động năng động, an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế