Siêu âm và các ứng dụng của nó trong kỹ thuật TOP

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 7: CHUYỂN ĐỘNG SÓNG pdf (Trang 25 - 27)

a) Siêu âm và nguồn phát siêu âm

Siêu âm là những âm có tần số lớn 20.000Hz. Tai ta không nghe được siêu âm mà chỉ có một số sinh vật nhận biết được siêu âm. Thí dụ, muốn cho loa phát âm, ta phải tác dụng lên màng loa một lực f tỷ lệ với gia tốc a của màng loa. Gia tốc dao động của màng loa bằng:

b) Ðặc tính của chúm tia siêu âm

Chùm tia siêu âm có đặc tính là ít bị khúc xạ khi đi qua mặt phân cách các môi trường. Do đó, ta có thể định hướng truyền của siêu âm một cách dễ dàng. Ngoài ra, chùm tia siêu âm có đặc tính là kích thước của nó nhỏ và ít bị phân kỳ. Trong chất lỏng, siêu âm bị hấp thụ rất ít. Hệ số hấp thụ siêu âm ở trong không khí lớn hơn ở trong nước khoảng 1.000 lần.

c) Một số ứng dụng siêu âm trong kỹ thuật:

Cũng dựa trên nguyên tắc này, các tàu đánh cá dò tìm được chỗ nào có nhiều cá. Nếu kèm theo máy ghi siêu âm, có một máy đặc biệt ghi hình cá lên màn ảnh, ta sẽ biết được loại cá và số lượng cá.

- Tìm lỗ hỏng trong các dụng cụ bằng kim loại:

Cũng dựa vào phương pháp dò tìm bằng siêu âm, người ta phát hiện được các lỗ hỏng trong các dụng cụ đúc và xác định được vị trí của lỗ hổng (tia siêu âm đến lỗ hổng thì bị phản xạ lại). Tương tự như vậy, ta có thể phát hiện được những mối hàn không tốt.

Các ứng dụng trên thường dùng loại siêu âm có năng lượng nhỏ để môi trường truyền không bị phá hoại. Dưới đây là Các ứng dụng trên loại siêu âm có năng lượng lớn.

Mài bằng siêu âm : Muốn mài nhẵn một khối kim loại, ta đặt khối kim loại vào trong một chậu nước có pha một chất bột mài rất cứng. Phóng một luồng siêu âm có năng lượng lớn vào chậu nước,bột mài sẽ dao động vì được siêu âm truyền cho một năng lượng dao động. Khi dao động, bột luôn luôn va chạm vào mặt kim loại và làm nhẵn mặt kim loại.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 7: CHUYỂN ĐỘNG SÓNG pdf (Trang 25 - 27)