Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dung ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NHÀ hà nội (Trang 46)

2.2.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số Ngân hàng

Do những lợi ích mà cho vay tiêu dùng mang lại, nhiều NHTM Việt Nam đã và đang thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng. Các hình thức cho vay tiêu dùng rất phong phú như: cho vay mua nhà mới, sửa nhà, cho vay mua ô tô, du học, đồ dùng gia đình và các sản phẩm khác.

Các ngân hàng đã triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng gồm có các ngân hàng thương mại Nhà nước như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Bên cạnh đó, các ngân hàng cổ phần cũng tham gia rất tích cực vào thị trường mới mẻ này, như: Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín,…

Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (Agribank) thực hiện cho vay duới nhiều hình thức, như: Cho vay thực hiện nhu cầu phục vụ đời sống; Cho vay phục vụ mua sắm nhà ở, phương tiện vận chuyển…; Cho vay người lao động đi tìm việc có thời hạn ở nước ngoài; Cho vay trả góp; Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng; … Yêu cầu đối với khách hàng là có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính để trả nợ tiền vay. Khách hàng là người hưởng lương thì chỉ cần xác nhận của cơ quan quản lý lao động về các khoản thu nhập của mình. Đối với công dân Việt Nam có nhu cầu và đủ điều kiện đi lao động nước ngoài thì cần phải có hợp đồng ký kết với doanh nghiệp dịch vụ về việc đi làm việc ở nước ngoài.

Ngân hàng TMCP Á Châu cũng thực hiện nhiều hình thức cho vay tiêu dung, như: Vay đầu tư vàng; Vay đầu tư kinh doanh chứng khoán; Vay trả góp sửa chữa, mua nhà mới, mua ô tô,…; Vay trả góp sinh hoạt tiêu dung; Hỗ trợ tài chính du học; Vay cho hoạt động khám chữa bệnh ở nước ngoài;… Khách hàng muốn vay vốn phải có thu nhập ổn định, có tài sản thế chấp, thời hạn vay vốn có thể lên đến 5 năm.

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội phục vụ mọi đối tượng khách hàng có tài sản thế chấp, hình thức trả góp. Lãi suất theo mức lãi suất hiện hành của Ngân hàng, thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm.

Đối với ngân hàng Sài Gòn Thường Tín, việc cho vay tiêu dùng với CBCNV nhà nước, nhất là trong ngành y tế và giáo dục đang là đối tượng vay chính được Ngân hàng quan tâm. Lãi suất 1,05%/tháng, thời hạn 12 tháng. Khách hàng thường là vay tín chấp thông qua các tổ chức công đoàn và có bảo lãnh của cơ quan phối hợp với bộ phận lao động tiền lương giúp ngân hàng thu nợ.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam tuy mới triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng cũng đã thu hút được khá nhiều

khách hàng. Ngân hàng chủ yếu cho vay mua ô tô, mua nhà và cho vay du học. Lãi suất và thời hạn rất linh hoạt tùy theo mục đích vay.

Hoạt động cho vay tiêu dùng đang ngày càng mở rộng, thu hút sự quan tâm của ngân hàng và các cá nhân, hộ gia đình. Trong tương lai, hoạt động này chắc chắn sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, không chỉ có các ngân hàng tham gia mà sẽ còn có các tổ chức tài chính và tín dụng khác vào cuộc.

2.2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng hiện nay

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (SBV), dư nợ tín dụng tiêu dùng đến cuối tháng 9-2008 của cả hệ thống đạt 79.700 tỉ đồng, chiếm 6,54% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Tính trung bình mức dư nợ vay tiêu dùng theo đầu người chỉ đạt khoảng 921.000 đồng/người. Đây là con số quá thấp so với tiềm năng thị trường của đất nước có 86,5 triệu dân và liên tục có mức tăng trưởng kinh tế vào loại cao như Việt Nam. Cũng theo SBV, tại các nước phát triển, tín dụng tiêu dùng là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho các tổ chức tín dụng. Đây cũng chính là những sản phẩm tạo nên thế mạnh của các công ty tài chính và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Thực tế, cho vay tiêu dùng được đẩy mạnh trong khoảng vài ba năm trở lại đây với sự ra đời hàng loạt các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng tăng của người dân. Các hình thức cấp tín dụng chủ yếu là cho vay theo hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay bằng hình thức thấu chi tài khoản qua thẻ tín dụng. Dịch vụ này nhanh chóng bùng nổ với các sản phẩm cho vay tiêu dùng lãi suất 0%, cho vay mua nhà, mua xe với giá trị lên đến 100% giá trị tài sản và thế chấp bằng chính căn nhà đó. Các tổ chức tín dụng còn chủ động tiếp thị tận nơi thông qua hệ thống Công đoàn để nhanh chóng tăng hạn mức cho vay. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này đã bị ách lại từ đầu 2008 do ảnh hưởng của lạm phát.

Trong năm 2008, với sự tàn phá của cơn bão khủng khoảng kinh tế tài chính toàn cầu, kèm theo đó là do cơ chế trần lãi suất, cùng với độ rủi ro, chi phí thẩm định của dịch vụ cho vay tiêu dùng cao hơn các dịch vụ khác, dịch vụ cho vay tiêu dùng đã được các ngân hàng thắt chặt. Xét trên tổng thể hoạt động cho vay của Ngân hàng, do phải đối mặt những rủi ro về lãi suất, chất lượng tín dụng, rủi ro mất cân nguồn và sử dụng vốn, mất cân đối kỳ hạn, rủi ro về sự bất ổn của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán... trong những tháng đầu năm 2008, nên nhiều ngân hàng đã có ý thức về việc cần thiết phải giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ. Lãi suất cao, đưa ra nhiều loại phí đối với những khách hàng xếp loại tín nhiệm từ trung bình trở xuống là những rào cản kỹ thuật để giảm bớt nhu cầu vay của khách hàng. Bên cạnh đó, nhiều Ngân hàng TMCP đã tiến hành quản lý và kiểm soát chặt chẽ mức giải ngân của các chi nhánh hơn và đã trình Hội đồng Quản trị điều chỉnh giảm tốc độ tăng dư nợ. Đến giữa năm 2008 nhiều loại hình cho vay tiêu dùng như mua ô tô, mua nhà, bất động sản và hàng tiêu dùng khác đã không còn được các ngân hàng thương mại mặn mà cho vay như trước.

Tuy nhiên, có thể thấy, việc các ngân hàng hạn chế, thậm chí đóng cửa hạn mức cho vay tiêu dùng trong thời kỳ lạm phát vừa qua là hành động tất yếu nhằm mục tiêu bảo toàn vốn. Song phản ứng thái quá như trên là thiếu khôn ngoan. Nền kinh tế giai đoạn cuối 2008 bắt đầu rơi vào thiểu phát, nhiều ngân hàng sau giai đoạn mất tính thanh khoản đã trở lại trạng thái dư thừa vốn và phải nghĩ cách “tiêu” hết gần 10% tăng trưởng dư nợ tín dụng còn lại trong mấy tháng cuối năm. Đây chính là cơ hội để ngân hàng khởi động lại cho vay tiêu dùng, từ đó sẽ có tác dụng kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tế, trong giai đoạn này, một số ngân hàng cũng nhận định đây là cơ hội tốt để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhưng vẫn rụt rè trong việc triển khai vì lo mất vốn và … phạm luật! Nếu như trước

đó, các ngân hàng “vô tư” cho vay với lãi suất 23%-24%/năm thì lúc này không dám vượt trần 10,5% vì sợ Ngân hàng Nhà nước chế tài. Đối với hình thức vay tín chấp, các ngân hàng buộc phải có mức dự phòng rủi ro mất vốn khoảng 7%-8%. Do đó, để bảo đảm an toàn, họ phải cho vay với lãi suất từ 25%-30%/năm. Nhiều ngân hàng đã đề nghị được Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng lãi suất riêng với lĩnh vực tín dụng tiêu dùng để đẩy mạnh thị trường này.

Theo đà thuận lợi vào cuối năm 2008, cùng với việc kể từ đầu tháng 2/2009, Thông tư 01 của NHNN cho phép các ngân hàng được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm khách hàng vay. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể cho vay tiêu dùng vượt quá trần lãi suất 10,5%/năm, người dân tiếp cận vốn vay của ngân hàng dễ dàng hơn. Cùng với cho vay tiêu dùng mua nhà, sửa nhà, mua ô tô có thế chấp, nhiều ngân hàng còn cho vay tín chấp (không cần tài sản bảo đảm) hoặc vay qua thẻ ghi nợ, với hạn mức cao nhất lên tới 500 triệu đồng và thời hạn trả góp kéo dài từ 5 - 15 năm. Với loại hình dịch vụ này, khách hàng chỉ cần chứng minh có thu nhập ổn định từ lương (3 tháng gần nhất), có hộ khẩu thuộc khu vực 3 sẽ được vay khoản tiền tùy thuộc vào mức lương của khách hàng và hạn mức tín dụng của ngân hàng. Điển hình như: LienVietBank với sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp với hạn mức vay lên đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng; SeABank cho vay với hạn mức tối đa từ 300 - 500 triệu đồng/khách hàng, thời gian giải quyết hồ sơ tối đa chỉ 2 ngày; SHB cho vay với hạn mức tối đa 300 triệu đồng hoặc 12 lần thu nhập hàng tháng, thời hạn vay lên đến 48 tháng … Lãi suất cho vay tín chấp của các ngân hàng thương mại đang dao động quanh khoảng 10 - 15%/năm, cá biệt có ngân hàng lên tới 18%/năm.

Bảng 2.2.2: Bảng hạn mức tín dụng và lãi suất cho vay tiêu dùng tại một số Ngân hàng Tên ngân hàng Hạn mức tín dụng Lãi suất LienVietBank 500 triệu đồng (18 tháng lương) thấp nhất 12%/năm Eximbank 500 triệu đồng (đảm bảo bằng BĐS)

Lãi tính trên dư nợ thực tế Seabank 300 - 500 triệu

đồng

14%/năm SHB 300 triệu đồng Lãi suất ưu đãi ACB 250 triệu đồng 15,5%/năm VIBank 200 triệu đồng 12 - 15%/năm

(Nguồn: www.dantri.com)

Lý giải việc các ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, bà Đào Minh Anh, Phó Tổng Giám đốc VIBank cho biết: Điều này xuất phát từ Thông tư 01 cho phép ngân hàng thoả thuận với khách hàng mức lãi suất cho vay cao hơn mức trần lãi suất. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn của khách hàng đến thời điểm hiện nay tăng cao, những mặt hàng mà người ta muốn vay vốn để mua tại thời điểm trước như bất động sản cũng có xu hướng giảm xuống với giá rất thấp. Nhu cầu vay vốn thì cao, mà nguồn cung của các ngân hàng cũng dồi dào, là lý do khiến cho vay tiêu dùng đang có mức tăng trưởng tương đối.

“Tuy lãi suất theo thoả thuận nhưng thực tế các ngân hàng áp dụng một mức lãi suất rất phù hợp. Mức lãi suất cũng chỉ tương đương hồi đầu năm

2008 chứ không quá cao. Sự phát triển của vay tín chấp và thẻ ghi nợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng với thời gian sử dụng vốn nhanh, không cần phải có tài sản bảo đảm, dù mức lãi suất có cao hơn một chút so với mức lãi suất cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm”, bà Minh Anh nói.

Ông Lê Đình Tuấn, Phó Giám đốc khối khách hàng cá nhân ABBank nhận định: Tình hình lãi suất trên thị trường giảm mạnh là cơ hội tốt cho vay tín dụng tiêu dùng sôi động trở lại.

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, Eximbank cam kết dành 3.700 tỷ đồng phục vụ cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn. Huy động vốn hiện tại của LienVietBank đạt gần 6.000 tỷ, tổng dư nợ đạt gần 3.000 tỷ với dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm gần 7%.

Với ACB, khoản vốn khoảng 2.000 tỷ đồng mà ngân hàng này dành cho loại hình tín chấp, nay đã giải ngân được phân nửa; tính đến nay, tỉ lệ dư nợ cho vay bất động sản tại ACB chiếm 10% trên tổng dư nợ 34.000 tỷ đồng. VIBank tiếp tục giải ngân và đã hoàn chỉnh mọi quy trình cho các cá nhân tiếp cận nguồn vốn, với mức tăng trưởng từ 20 - 30%/năm.

Về Habubank, Thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, góp phần thức đẩy phát triển kinh tế xã hội, Habubank đã quyết định dành một gói 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các cá nhân có nhu cầu vay tiền để tiêu dùng và cải thiện đời sống. Các khách hàng vay tiền mua nhà tại ngân hàng theo chương trình: An cư nhà mới, mua ô tô trả góp, thấu chi tài khoản cá nhân. Bên cạnh thủ tục hồ sơ đơn giản, thuận tiện, lãi suất hợp lý còn có cơ hội được tặng hợp đồng bảo hiểm với giá trị tối đa bằng 800 triệu đồng. Habubank sẽ không từ chối tất cả các cá nhân và doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh theo chương trình hỗ trợ lãi

suất theo quyết định 131/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng và Thông tư 02/2009/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Ở một khía cạnh khác, hạn chế trong cho vay tiêu dùng ở các ngân hàng hiện nay vẫn còn khá lớn. Mặc dù hạn mức tín dụng đưa ra rất cao, nhưng để có thể được vay những khoản vay đó, người tiêu dùng cần phải thỏa mãn rất nhiều điều kiện khắt khe của Ngân hàng đưa ra. Điều này làm cho số người có thể tiếp cận được khoản vay bị giới hạn đi rất nhiều, hầu như những khoản cho vay này chỉ phục vụ cho tầng lớp dân cư có thu nhập tương đối cao. Có thể thấy, các ngân hàng đang rất cẩn trọng trong việc đưa ra các điều khoản cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nợ xấu, nợ khó đòi. Tuy nhiên, có lẽ việc đưa ra các hạn mức “trên trời” rồi đưa ra điều khoản cho vay cực kỳ khắt khe như thế là không nên.

2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Hội sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

2.3.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở Habubank

Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, và hoạt động cho vay, rộng hơn là hoạt động tín dụng, là một mảng chủ yếu của hoạt động ngân hàng, nó luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu hàng năm của ngân hàng. Một ngân hàng tốt là một ngân hàng cân đối tốt cơ cấu của thu nhập từ hoạt động tín dụng và hoạt động phi tín dụng. Hiểu được điều đó, Habubank luôn hướng tới một cơ cấu tốt giữa thu nhập tín dụng và phi tín dụng. Tuy nhiên, không vì thế mà Habubank quên hoạt động tạo ra thu nhập chính cho ngân hàng, đó là hoạt động tín dụng, bao gồm huy động vốn và cho vay vốn. Tính đến 31/12/2008, dư nợ cho vay của Habubank đã là 9.510 tỷ đồng, tăng 0,97% so với năm 2007, và đóng góp hơn 70% cho tổng thu nhập của Ngân hàng. Nên nhớ rằng, năm

2008 là năm diễn ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và Việt Nam không thể nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng đó.

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách với cơ cấu lãi suất linh hoạt, phù hợp, hỗ trợ việc tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng cũng chú trọng việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đặc biệt các sản phẩm dành cho khối khách hàng cá nhân. Các sản phẩm có gắn với bảo hiểm như “An tín tiêu dùng” – cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là khách hàng của Habubank, “An cư nhà mới” – cho vay mua nhà, cùng với các loại hình đã có

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NHÀ hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w