Biểu diễn đường quá trình

Một phần của tài liệu Matlab ứng dụng trường đại học thủy lợi (Trang 44 - 46)

6. CHƯƠNG VI: ĐỒTHỊDẠNG ĐƯỜNG

6.1. Biểu diễn đường quá trình

Trường hợp đơn giản nhất là biểu diễn sự biến thiên tăng giảm số liệu trong một dãy. Chẳng hạn với dãy số liệu mực nước z đo được ta có thể biểu diễn dưới dạng đường quá trình nhưsau:

z = [-0.05 0.18 0.28 0.33 0.19 0 -0.26 -0.35 -0.31 -0.22 0.05 0.14 0.31 0.38 0.18 0.09 -0.11 -0.20 -0.36 -0.11 0.08];1

plot(z)

Lệnh plot(z) sẽ vẽ biểu đồ dạng đường với số liệu cho bởi vec-tơz. Trường hợp này trục hoành sẽ đánh số thứ tự lần lượt 1, 2,... Điều này không giúp ích gì trong trường hợp thông thường khi trục hoành cần biểu thị khoảng cách không gian hoặc

1 Chú ý rằngởđây xuống dòng do hạn chếbềngang của tài liệu. Khi lập trình khôngấnEntervì máy sẽ

thời gian. Chẳng hạn, nếu số liệu z ở ví dụ trên là mực nước đo được tại các thời điểm 0 s, 10 s, 20 s... (cách nhau 10 giây) thì ta có thể bổ sung mã lệnh nhưsau: figure;

t = 0:10:200; plot(t, z);

Ở đây lệnh figure có tác dụng tạo ra một hình mới.

Chú ý: Các vec-tơcần vẽ thường có rất nhiều phần tử, và do đó ta cần dùng dấu ; ở cuối câu lệnh để ngăn không cho máy hiện lại nội dung của toàn bộ vec-tơ. Tóm lại để vẽ biểu đồ dạng đường nói chung ta theo 3 bước sau:

1) Phát sinh một vec-tơchứa các tọa độ x của các điểm

2) Phát sinh một vec-tơchứa các tọa độ y, có thể là từ số liệu sẵn có, hoặc là một hàm tính từ các giá trị tương ứng của x. Trong trường hợp sau cần lưu ý phép tính cần được áp dụng cho từng phần tử một.

3) Thực hiện lệnh vẽ plot(x, y)

Trong các biểu đồ ta phải ghi tiêu đề của biểu đồ và điền các đại lượng vàđơn vị lên các trục (x, y). Có thể thực hiện việc này bằng cách:

title('Tiêuđề biểu đồ') xlabel('Tiêuđề trục x')

ylabel('Tiêuđề trục y')

Chẳng hạn với ví dụ về mẫu quan trắc mực nước theo thời gian nhưtrên ta có thể viết:

title('Qua trinh muc nuoc thuc do') xlabel('t (s)')

ylabel('z (m)')2

Kết quả biểu đồ thu được nhưtrên Hình 1. MatLab tự động căn chỉnh phạm vi của trục tung và trục hoành sao cho có thể hiển thị toàn bộ số liệu cần vẽ. Tuy vậy trong một số trường hợp ta cần thể hiện từng phần của biểu đồ, hoặc vì tính thẩm mỹ mà có thể chỉnh sửa phạm vi của các trục. Câu lệnh nhưsau:

axis([xmin xmax ymin ymax])

trongđó:

xmin,xmaxlần lượt là giới hạn trái và phải của trục hoành

ymin, ymaxlần lượt là giới hạn dưới và trên của trục tung.

Ta cần nhập cả 4 giá trị nói trên của vec-tơphạm vi trục. Chẳng hạn khi muốn biểu thị mực nước chỉ trong khoảng thời gian từ t = 100 s đến t = 150 s, và hạn chế caođộ mặt nước từ 0 đến 0.4 m, ta gõ lệnh:

axis([100 150 0 0.4])

Để xóa toàn bộ đồ thị hiện thời, ta gõ lệnh: clf

Một phần của tài liệu Matlab ứng dụng trường đại học thủy lợi (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)