Đánh giá chung tác động của vốn ODA từ EU đối với sự phát triển

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA từ EU vào việt nam (Trang 34)

kinh tế-xã hội.

Đảng và Nhà nước đánh giá về cơ bản có hiệu quả. Các nhà tài trợ cũng coi Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Trên các lĩnh vực cụ thể, ODA đã góp phần:

1.Thành tựu đạt được trong thu hút và sử dụng ODA từ EU vào Việt Nam.

1.1.Sự thay đổi của ODA từ EU so với ODA nói chung ở Việt Nam.

Sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam có sự đóng góp quan trọng từ các nguồn ODA.Vốn ODA vào Việt Nam cung cấp khoảng 15% tổng vốn đầu tư phát triển.Trong đó EU có đóng góp lớn vào tổng ODA mà Việt Nam nhận được.Vốn ODA từ EU vào Việt Nam chiếm khoảng 20%-26% trong tổng vốn ODA Viẹt Nam nhận được.

Trong thời kỳ 2000-2007 ,quy mô và tốc độ tăng trưởng ODA từ EU vào Việt Nam luôn tăng cao.Tốc độ tăng ODA cam kết va ký kết từ EU vào Việt Nam luôn đạt trên 10%/năm.

Trong những nhà tài trợ cho Việt Nam như Nhật Bản,Ngân hang thế giới ,ADB,các nhà tài trợ khác thì EU là nhà tài trợ mà có khoản ODA không hoàn lại cao nhất trong khoảng 45%-55%.Về tốc độ tăng ODA thì EU là liên minh có tốc độ tăng ODA vào Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản.Trong năm 2007 có tốc độ tăng trưởng của ODA từ EU vào Việt Nam đạt cao nhất (17%).

1.2.Tầm quan trọng của ODA từ EU đối với nguồn vốn ODA ở Việt Nam.

Vốn ODA từ EU vào Việt Nam luôn đạt trên 20% tổng số vốn ODA Việt Nam nhận được từ các nhà tài trợ trên thế giới.Vốn ODA từ EU đóng góp một phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam.Năm 2007 là năm mà vốn ODA từ EU vào Việt Nam đạt nhưỡng cao nhất trong thời kỳ Việt Nam nhận viện trợ từ EU (948.24 triệu EUR).

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu về vốn là vô cùng quan trọng.Trong thời kỳ 2000-2007,tổng cam kết viện trợ của EU chiếm 4% tổng nhu cầu về vốn của Việt Nam.Vốn ODA từ EU vào Việt Nam luôn ổn định với tốc độ tăng khoảng 12% góp phần ổn định nguồn vốn ODA ở Việt Nam.

1.3.Vốn ODA từ EU là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển.

Sự đóng góp của viện trợ phát triển của EU đối với tổng vốn đầu tư ở Việt Nam thể hiện trên hai khía cạnh là đóng góp trực tiếp vào vốn đầu tư của cả nước và quan trọng hơn là cải thiện điều kiện hạ tầng kinh tế và xã hội để qua đó thúc đẩy đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài ( FDI ).

1.3.1. Đóng góp của ODA EU trong tổng vốn đầu tư

Viện trợ phát triển của EU đáp ứng một phần rất quan trọng nhu cầu về vốn tài chính cho Việt Nam và là nguồn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư của Việt Nam.

Như chúng ta đã biết nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp và với những nguồn lực trong nước rất thiếu thốn, đặc biệt là khả năng đáp ứng về vốn cho qua trình phát triển. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng với chủ trương: ''chuyển sang chặng đường mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp ''. Đây là nhiệm vụ vô cùng to lớn đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực để vượt qua. Theo kinh nghiệm của các nước để có thể đưa đất nước chuyển sang giai đoạn '' cất cánh '' cần thiết phải đạt được mức tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ 15 - 20%. Ở nước ta mức tích luỹ nội bộ thấp, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn từ tích luỹ nội bộ thì không thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Do đó việc huy động nguồn vốn trong đó có nguồn vốn ODA là một giải pháp quan trọng để đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế. Nguồn vốn ODA nói chung và của EU nói riêng

cho nước ta có vai trò to lớn. Trong thời kỳ 2000-2007 EU đã viện trợ cho Việt Nam 4994.76 triệu EUR, đây là sự trợ giúp khá lớn và có ý nghĩa hết sức quan trọng.

ODA EU bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư của Việt Nam, trong giai đoạn 2000-2007 tổng cam kết viện trợ phát triển EU chiếm 4% tổng vốn đầu tư của Việt Nam. Tổng số giải ngân của viện trợ phát triển EU trong cùng giai đoạn chiếm 3% tổng đầu tư của Việt Nam. Nếu quan niệm viện trợ phát triển là một bộ phận của ngân sách nhà nước và do đó là một bộ phận của đầu tư của nhà nước, thì viện trợ phát triển của EU chiếm tỷ trọng quan trọng trong tổng đầu tư của nhà nước kể từ khi EU nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam. Trong giai đoạn 2000-2007 giải ngân của viện trợ phát triển EU chiếm khoảng 5% tổng đầu tư của nhà nước,. Trong những năm tới khi tốc độ giải ngân của các dự án phát triển hạ tầng cơ sở quy mô lớn được tăng lên, chắc chắn mức đóng góp của viện trợ phát triển EU trong tổng mức đầu tư ở Việt Nam sẽ còn cao hơn nữa.

1.3.2. ODA từ EU góp phần thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước và thu hút vốn FDI ở Việt Nam

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào các yều tố chính như đặc điểm thị trường, chính sách ưu đãi thuế của chính phủ sở tại, lực lượng lao động và trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng. ODA được sử dụng có hiệu quả để nâng cấp các cơ sở hạ tầng quan trọng như cung cấp điện, nước, thoát nước, nâng cấp hệ thống giao thông và thông tin liên lạc sẽ góp phần làm giảm chi phí đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc tài trợ cho các chương trình giáo dục, y tế, tạo công ăn việc làm sẽ góp phần cải thiện chất lượng lao động, tăng sức mua của người dân và qua đó thu hút những dự án đầu tư sử dụng lao động giá rẻ có chất lượng cao hoặc các dự án nhắm đến thị trường tiêu thụ trong nước.

Viện trợ phát triển của EU chiếm trên 21% tổng số viện trợ phát triển các nước cam kết cho Việt Nam. Trên 50% viện trợ phát triển của Nhật Bản tập trung vào các dự án phát triển hạ tầng kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm. Do đó nó có tác động to lớn trong việc thu hút FDI ở Việt Nam. Trong giai đoạn 1995-2007 đầu tư nước ngoài tăng trung bình khoảng 8%, đầu tư tư nhân trong nước tăng 14%.

1.3.3 ODA từ EU góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Thông qua những đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp vào qua trình đào tạo và chuyển giao công nghệ, viện trợ phát triển của EU đã đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào tốc độ tăng GDP ở nước ta thời gian qua.

Về đóng góp trực tiếp, ta xem xét tỷ trọng của tổng mức giải ngân của viện trợ phát triển của EU trong tổng mức tăng tuyệt đối GDP hàng năm. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ mức đóng góp của nguồn vốn ODA vào sự tăng trưởng càng lớn.

Bảng 4: Đóng góp trực tiếp của ODA từ EU vào tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007.

Đơnvị: % 200 0 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 2007 Tỷ trọng (*) 0,5 0,7 0,9 1 1,7 1,5 1,1 0,8

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2007

*: Tỷ trọng của tổng mức giải ngân viện trợ của EU trong tổng mức tăng tuyệt đối GDP hàng năm.

Không chỉ đóng góp trực tiếp vào mức tăng hàng năm của GDP, viện trợ phát triển của EU còn đóng góp gián tiếp thông qua việc cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, góp phần thu hút FDI và thúc đẩy đầu tư trong nước.

Viện trợ phát triển của EU tập trung vào các công trình hạ tầng kinh tế và xã hội quan trọng còn góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các ngành sản xuất trên cơ sở lợi thế so sánh của Việt Nam như nguồn nhân lực dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Trong giai đoạn 2000-2007 ODA EU đã góp phần tăng xuất khẩu của Việt Nam thêm 4.55%, cao gấp nhiều lần so với các nước khác trong khu vực.

1.3.4 ODA từ EU góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị.

ODA từ EU chủ yếu tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện lực…do đó góp phần phát triển giao thông vận tải và năng lượng điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế luôn là lĩnh vực đầu tư lớn nhất của ODA EU tại Việt Nam, chiếm khoảng trên 50% tổng số khoản vay EU giành cho Việt Nam thời kỳ này.

Về điện lực ODA EU đã đóng góp rất nhiều cho việc phát triển ngành điện nước ta. Xây dựng nhiều công trình lớn như : Nhà máy điện Trà Nóc,nhà máy điện Sông Hinh, nhà máy điện Đa Nhim … Các dự án điện lực đã bổ sung một sản lượng điện rất lớn khắc phục tình trạng thiếu điện kinh niên trước đây. '' Nguồn vốn ODA của EU cũng góp phần vào việc tăng năng lực sản xuất thêm 0,865MW chiếm 11% tổng công suất điện năng hiện nay của Việt Nam ( 8,038 MW )

Về giao thông các dự án xây dựng, cải tạo hệ thông giao thông, cầu công đã chiếm tỷ trọng vốn lớn trong khoản viện trợ ODA. Chẳng hạn: Dự án cải tạo Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội –Lạng Sơn, đoạn Nha Trang –thành phố Hồ Chí Minh, dự án cải quốc lộ 9, dự án giao thông nội thij1,2…Các dự án này hoàn thành đã phát huy tác dụng tốt đối với việc phát triển kinh tế đất nước.

ODA EU cũng đã góp phần phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, nhiều trường học, bệnh viện được cải tạo và xây dựng. Nhờ có viện trợ ODA cuả EU mà 95 trường tiều học đã và đang được xây dựng trên cả nước. Nguồn vốn ODA cũng quan tâm rất nhiều đến lĩnh vực y tế để nâng cao sức khoẻ công đồng. EU đã thực hiện các dự án như: dự án nâng cấp bệnh viện Việt-Pháp,, bệnh viện Việt-Đức… Ngoài việc cung cấp thiết bị EU còn gửi các chuyên gia hỗ trợ cho các bệnh viện trên, điều này thực sự mang lại hiệu quả cao.

1.3.5 ODA EU góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn.

Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đạt được những bước tiến quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 1990 là 35% ( theo chuẩn cũ ), năm 2000 là 17,9%, năm 2003 là 9,2%, năm 2005 là 7%, năm 2007 la 6%

Viện trợ phát triển của EU có tác động trực tiếp và gián tiếp đối với việc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tác động gián tiếp của viện trợ EU thể hiện thông qua tác động của các dự án phát triển hạ tầng kinh tế quy mô lớn trong việc thu hút vốn đầu tư tư nhân trong nước và FDI, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở khu vực nông thôn.

Tác động trực tiếp của ODA EU thông qua các dự án phát triển hạ tầng kinh tế quy mô nhỏ, đầu tư xây dựng các trường học, bệnh viện, đường giao thông nông thôn, cầu nhỏ và các công trình cấp nước, điện sinh hoạt tại các địa phương nghèo ở nước ta. Các chương trình trực tiếp xoá đói giảm nghèo bao gồm cả hai loại là viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi. Các dự án trực tiếp xoá đói giảm nghèo do EU tài trợ gồm: phục hồi các cầu giao thông nông thôn miền Bắc, miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long, nâng cấp trường tiểu học vùng núi phía Bắc; dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề;xây dựng dây chuyền sản xuất Văcxin sởi …

Việc thực hiện các dự án phát triển hạ tầng nông thôn như phát triển đường giao thông nông thôn, hệ thông thuỷ lợi và các công trình cấp nước, điện sinh hoạt tại các địa phương nghèo ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại, trên trên 100 cầu trên các trục giao thông huyện lộ, tỉnh lộ đã được cải tạo và xây dựng, hơn 700km đường giao thông nông thôn, 13 nhà máy nước và 357 dự án điện. Dự kiến 92 dự án phát triển đường giao thông nông thôn, 48 dự án cấp nước và 43 dự án thuỷ lợi được hoàn thành trước năm 2007. Kết quả mức sống năm 1993 và năm 1998 cho thấy các hộ dân cư sống ở nơi có đường giao thông đi qua có mức tăng thu nhập nhanh hơn những hộ dân cư sống ở những nơi không có đường giao thông. Trong thời kỳ 1993-1998 mức tăng tiêu dùng của hộ dân cư sống ở nơi có đường giao thông đi qua nơi không có đường giao thông 16%.

Việc nâng cấp các trường tiểu học ở các vùng xa xôi, có mức thu nhập thấp nhất là vùng miền núi phía Bắc đã góp phần thu hút học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số đến trường, qua đó góp phần nâng cao mức sống dân cư. Kết quả điều tra chon lọc ở 1281 hộ gia đình trong giai đoạn 1993- 1998 cho thấy việc tăng thêm 1 năm học của người đứng đầu hộ gia đình giúp cho cơ hội thoát nghèo tăng thêm 11%.

1.3.6.ODA từ EU góp phần phát triển nguồn nhân lực, môi trường, khoa học kỹ thuật.

Việc cải thiện và nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như trình độ khám chữa bệnh thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại tại hai bệnh viện lớn là Việt-Pháp và Việt-Đức và các dự án hợp tác kỹ thuật của EU trong lĩnh vực y tế đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế cũng như trang thiết bị khám chữa bệnh, qua đó cải thiện đời sống sức khoẻ

phòng chống HIV đã góp phần nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng, tạo điều kiện cho những người nghèo, đặc biệt là trẻ em, phòng chống được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Viện trợ phát triển Nhật Bản hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ qua các chương trình cử người tình nguyện và chuyên gia EU sang Việt Nam . Cho đến nay, EU đã cử nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn như công nghệ thông tin, quản lý môi trường, nghiên cứu các loại giống cây con trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như trong các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu sang giúp các cơ quan Việt Nam thực hiện các dự án nghiên cứu hoặc nâng cao hiệu quả quản lý trong nhiều ngành kinh tế. Ngoài ra EU còn cử khoảng 70 tình nguyện viên sang giúp Việt Nam trong các lĩnh vực dạy tiếng Anh, du lịch, kiến trúc và thể thao.

Một nội dung quan trọng trong việc chuyển giao kỹ thuật cho Việt Nam là tổ chức các khoá đào tạo cho các cán bộ Việt Nam tại các nước thuộc EU. Kể từ năm 1993 cho đến 2007, trên 2000 cán bộ Việt Nam đã sang EU tham dự các khoá đào tạo, chủ yếu là ngắn hạn trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, tin học… Các cán bộ này sau kết thúc thu nhận những kiến thức từ các khoá đào tạo tại EU sẽ phục vụ cho công tác chuyên môn, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Mặt khác thông qua các chương trình, dự án ODA của EU đã và đang thực hiện sẽ góp phần đào tạo và bổ sung một đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý có trình độ và tác phong của sản xuất công nghiệp. Các cán bộ Việt Nam làm việc bên cạnh các chuyên gia bạn sẽ có điều kiện học hỏi và sáng tạo để có thể tiếp thu vận hành tốt các thiết bị của các công trình dự án. Do vậy, khi các công trình hoàn thành và đi vào khai thác sử dụng, chúng ta sẽ

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA từ EU vào việt nam (Trang 34)