Mạch cảm biến và rơle sử dụng trong mô hình

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ứng dụng PLC trong điều khiển thang máy (Trang 60 - 64)

Xây dựng mô hình thang máy nhà 4 tầng

5.1.9Mạch cảm biến và rơle sử dụng trong mô hình

* Nguồn và mạch cảm biến Nguyên lý làm việc:

- Nguồn: Ta sử dụng một biến thế giảm thế 220V/24V xoay chiều cấp cho

bộ chỉnh l−u cầu , ta sử dụng một tụ lọc để làm giảm sự nhấp nhô của sóng điện

áp ở đầu ra sau đó đ−a qua bộ ổn nguồn để lấy đầu ra 5V cấp nguồn cho mạch

Hình V.4. Nguồn và mạch cảm biến sử dụng trong mô hình

Vào PLC

Vào PLC

Vào PLC

- Mạch cảm biến: Ta sử dụng cặp thu phát hồng ngoại, các điện trở, biến trở,

mạch so sánh thuật toán, đèn LED và nguồn đấu nh− hình V.4.

Nguyên lý làm việc của mạch nh− sau: Ban đầu khi không gian giữa con thu

và con phát ch−a bị che thì chân 5 của con thu ở mức thấp(0V) do đó đầu vào

chân 2 của mạch so sánh thuật toán có mức thấp(0V). Ta điều chỉnh triết áp R3

sao cho điện áp vào chân 3 của mạch so sánh thuật toán lớn hơn 0V và nhỏ hơn 5V khi đó mạch sẽ so sánh thấy tín hiệu ở chân 2 nhỏ hơn tín hiệu ở chân 3 vì thế

đầu ra của mạch so sánh có giá trị 1(d−ơng) làm cho Tranzitor Q1 thông sẽ đặt

giá trị đất(0V) lên đầu vào của PLC. Khi không gian giữa cặp thu phát bị chắn thì giá trị cao(gần 5V) sẽ đặt ở chân 5 của cặp thu phát dẫn đến chân 2 của mạch so sánh sẽ có giá trị cao(gần 5V). Do đó chân 3 của mạch so sánh thuật toán có tín hiệu nhỏ hơn chân 2 nên đầu ra của mạch này sẽ có giá trị 0(âm) làm cho

tranzitor Q1 ngắt vá sẽ đặt giá trị gần 24V vào đầu vào của PLC do đó đầu vào

của PLC sẽ có tín hiệu. * Mạch rơ le

Nguyên lý làm việc: Khi đầu ra PLC 1 ở mức cao(24V)(tín hiệu điều khiển động cơ chạy thuận) cuộn dây của rơ le 1 có điện sẽ đóng 2 cặp tiếp điểm 4 sang 8 và 13 sang 9 của rơ le 1 khi đó điện cấp cho động cơ kéo cabin sẽ có chiều

d−ơng từ nguồn +24V qua tiếp điểm 9 sang tiếp điểm 13 và đi về cực d−ơng của

động cơ(cực 1). Còn cực âm(cực 2) của động cơ đi qua tiếp điểm 8 sang tiếp điểm 4 rồi về đất lúc này động cơ quay thuận. Khi đầu ra PLC 2 có tín hiệu(mức cao 24V) thì cuộn dây của rơ le 2 có điện sẽ đóng 2 cặp tiếp điểm 4 sang 8 và 13

sang 9 của rơ le 2 khi đó nguồn d−ơng đi vào động cơ sẽ qua tiếp điểm 8 sang

tiếp điểm 4 rồi vào động cơ(cực 2), còn cực âm(cực 1) đi từ động cơ qua tiếp

điểm 13 và 9 rồi trở về đất. Nh− vậy là chiều quay của động cơ đã đ−ợc đảo và

động cơ quay ng−ợc.

Hình V.5. Sơ đồ đấu đầu ra của PLC để điều khiển rơ le đóng ngắt động cơ kéo cabin và đóng mở cửa cabin

Rơ le 1

Rơ le 2

Rơ le 3

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ứng dụng PLC trong điều khiển thang máy (Trang 60 - 64)