Định hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Tuần Giáo

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện tuần giáo điện biên (Trang 45 - 48)

- Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện quy chế điều hành thống

3.1. Định hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Tuần Giáo

Mục tiêu của chương trình XĐGN là đến 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo

xuống dưới 10%. Một trong những biện pháp quan trọng là hỗ trợ các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí. Nhà nước thành lập NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (gọi chung là vùng có điều kiện khó khăn) và phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.

Thực hiện chủ trương, mục tiêu của chương trình XĐGN và trên cơ sở điều kiện thực tế, các cấp và các ngành đã ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, cơ chế tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo hướng ngày càng mở rộng về phạm vi, đối tượng, nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể là: Cho vay hộ nghèo, ưu đãi về lãi suất, vốn và thời hạn vay, không phải thế chấp tài sản và thủ tục vay vốn đơn giản; cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (xuất khẩu lao động); cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn để chi phí học tập; cho vay các đối tượng chính sách khác theo các chương trình, quyết định của Thủ tướng Chính phủ như cho vay các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nhà ở trong các cụm, tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cho vay đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở các tỉnh Tây Nguyên mua trả chậm nhà ở.

3.1. Định hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại NHCSXHhuyện Tuần Giáo huyện Tuần Giáo

Từ kết quả thực hiện chính sách tín dụng xóa đói giảm nghèo và hoạt

động của Ngân hàng Chính sách xã hội, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm. Mục tiêu sắp tới của Ngân hàng chính sách xã hội nói chung và của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo nói riêng là việc phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại vì mục tiêu phát triển chung của toàn ngành. Sau đấy là một số mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn sắp tới

Một là, phải luôn coi trọng công tác đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện xóa

đói giảm nghèo. Đó cũng là bài học chung cho cả thế giới và đã trở thành mục tiêu trong Chương trình Thiên Niên Kỷ của Liên Hợp quốc. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng: "phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội", chúng ta đã có nhiều chính sách và giải pháp để xóa đói giảm nghèo và đã thu được những thành tựu to lớn, được cả thế giới công nhận, Trong thời gian tới, đặc biệt trong điều kiện lạm phát cao, chúng ta cần tiếp tục tập trung mọi cố gắng, mọi nguồn lực của xã hội cho công việc này.

Hai là, để giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cần phải thực hiện rất nhiều

giải pháp đồng bộ, và trong đó tín dụng chính sách xã hội là giải pháp giúp giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững, cần được tập trung triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới.

Mười lăm năm thực hiện chính sách cho vay ưu đãi xóa đói giảm nghèo đã cho thấy, quan hệ tín dụng "có vay có trả", "cho cần câu thay vì cho cá" không những tạo lập thói quen cho người nghèo trân trọng đồng vốn và quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn vay mà còn đặt ra cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể phải có trách nhiệm đến cùng trong việc giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và nâng cao vị thế của họ trong xã hội. Trong điều kiện nguồn lực tài chính của Nhà nước có hạn, thì phương thức hỗ trợ vốn bằng cách cho vay có ưu đãi là cách thức tốt

nhất chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước với người dân trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo.

Ba là, đối với người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, việc hỗ

trợ vốn phải đi đôi với việc trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn, cách sử dụng vốn. Thực tiễn cho thấy đa số người

nghèo, đặc biệt là những người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đều thiếu kinh nghiệm làm ăn. Vì vậy, các tổ chức chính trị - xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức tập huấn, giúp đỡ người nghèo kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm ăn để họ vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả, được vay vốn, trước hết đó là quyền lợi của người nghèo và các đối tượng chính sách. Chừng nào còn có hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách chưa vay vốn hoặc sử dụng vốn chưa đúng mục đích, không có hiệu quả vì bất cứ lý do gì, nếu không phải vì lý do thiếu sức lao động, thì chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Bốn là, quá trình đi từ Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo (1993 - 1994) đến

Ngân hàng phục vụ người nghèo (1995 - 2002), đến Ngân hàng Chính sách xã hội ngày nay là quá trình liên tục tìm tòi, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Thực tiễn 5 năm qua đã chứng minh phương thức thực hiện tín dụng xóa đói giảm nghèo và mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của nước ta và rất hiệu quả. Đó chính là bài học về việc huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo do Đảng ta khởi xướng và chỉ đạo.

Với một bộ máy điều hành gọn nhẹ và một bộ máy quản trị gồm các đồng chí lãnh đạo của các cơ quan chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động kiêm nhiệm, với phương thức ủy thác từng phần cho các hội, đoàn thể, thông qua bình xét công khai trong các Tổ tiết kiệm và vay vốn, cán

bộ ngân hàng trực tiếp giải ngân tại xã, trong 5 năm qua, các đồng chí đã đưa gần 50 ngàn tỷ đồng (tương đương 3 tỷ USD) vốn của Nhà nước đến tận tay người nghèo nhanh chóng, thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ, tiết kiệm chi phí và tạo ra hiệu quả kinh tế - chính trị - xã hội to lớn.

Năm là, tập trung huy động mọi nguồn lực sẵn có để giải quyết nhanh

cơ sở vật chất cho hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội. Sau 5 năm tích

cực huy động mọi nguồn lực khác nhau, chủ yếu là tận dụng các cơ sở dôi dư thuộc tài sản Nhà nước từ tất cả các ngành, các cấp, đến nay, gần 80% trong tổng số 671 đơn vị của Ngân hàng Chính sách xã hội đã có trụ sở làm việc riêng, ổn định, đáp ứng nhu cầu cơ bản của một tổ chức ngân hàng; các trang thiết bị và phương tiện làm việc cũng được cải thiện dần từng bước. Đó là một cố gắng to lớn, thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành đến sự phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện tuần giáo điện biên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w