KIẾN NGHỊ CHUNG

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình phong điện (Trang 101 - 114)

Do chi phí và giá thành của năng lượng gió hiện còn tương đối cao hơn so với năng lượng truyền thống nên rất cần chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian đầu phát triển điện gió tại Việt Nam.

2.1Thiết lập quy hoạch tổng thể

Hiện nay, Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo mới đang trong giai đoạn đề xuất và xây dựng, chưa được thực hiện cụ thể, trong đó năng lượng gió cũng mới chỉ được đề cập chủ yếu trong các hội thảo. Thiếu quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng gió tại Việt Nam là một rào cản lớn cho dự án đầu tư cũng như gây tâm lý e ngại ở một số địa phương trong việc định hướng chính sách và lập chiến lược phát triển năng lượng gió. Các nghiên cứu cần thiết về tiềm năng điện gió ở Việt Nam cũng rải rác và nhỏ lẻ chứ chưa có một bản đồ điện gió chi tiết, do đó việc xác định khu vực và tổng năng lượng gió tại các vị trí dự án còn thiếu chính xác. Từ đó, hiệu suất điện năng theo tính toán không đảm bảo cho nhà máy hoạt động hay có thể thấp hơn so với thực tế. Ngoài ra, Nhà nước cần dành một khoản ngân sách nhất định để đầu tư cho các hoạt động điều tra, thăm dò, đánh giá tiềm năng và khả năng ứng dụng các nguồn năng lượng gió trên qui mô rộng tại Việt Nam.

2.2 Hỗ trợ công nghệ

Hiện nay, công nghệ sản xuất điện gió ở Việt Nam chủ yếu nhập từ nước ngoài và nguồn nhân lực trong nước còn yếu và thiếu trong việc quản lý, điều hành và áp dụng các công nghệ nước ngoài này vào sản xuất điện gió trong nước. Ví dụ như trường hợp nhà máy phong điện tại đảo Bạch Long Vỹ, do việc chuyển giao công nghệ thực hiện không tốt, tính toán sai công suất sử dụng của tua bin và lỗi phần mềm, nhà máy hiện nay không hoạt động được gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước, thiệt hại cho nhà đầu tư.

Đồng thời, các nhà đầu tư có thể phối hợp và hỗ trợ tài chính cho các Viện nghiên cứu, các trường đại học nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ sản xuất điện gió phù hợp với điều kiện tự nhiên tại Việt Nam. Họ cũng có thể đặt hàng các số liệu, dữ liệu về năng lượng gió cần thiết cho dự án tại các viện nghiên cứu và tìm kiếm nguồn cung cấp thiết bị, máy móc trong nước với giá rẻ hơn và phù hợp hơn.

Ngoài ra, Viện khoa học công nghệ hay Bộ tài nguyên môi trường, Bộ Công thương có thể lập các quỹ phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam từ các nguồn thuế, phí phạt từ các doanh nghiệp gây ô nhiễm hay từ các chi trả dịch vụ môi trường.

2.3 Xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế tài chính hỗ trợ "điện xanh”

Để thúc đẩy việc phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo Luật Bảo vệ Môi trường 2005 đã đưa ra được các biện pháp cần thiết tuy nhiên những biện pháp này chưa được rõ ràng và chi tiết. Các biện pháp áp dụng cho các tổ chức và cá nhân thực hiện được quy định tại Khoản 2 và các biện pháp thực hiện bởi Chính phủ được quy định tại Khoản 3 Điều 33.

2.3.1 Hỗ trợ giá bán điện

Đối với nguồn năng lượng tái tạo, nhiều nước trên thế giới đều có các hình thức hỗ trợ trực tiếp về giá sao cho các nguồn điện sạch này được bán với giá kinh tế thực (có tính đến các lợi ích môi trường và xã hội) chứ không chỉ tuân theo giá thị trường. Một số quốc gia đã đặt mức giá cố định mà dự án điện năng tái tạo được phép bán điện vào lưới. Mức giá này cao hơn giá điện thông thường và sự chênh lệch giá này sẽ do các nguồn điện sản xuất từ nguyên liệu hóa thạch như than, dầu chia sẻ. Sự chênh lệch về giá này có thể coi như là chi phí môi trường mà các

nguồn năng lượng ô nhiễm này phải gánh chịu. Ngoài ra, một số nước châu Âu quy định mức giá cố định cho năng lượng tái tạo, mức phí được ấn định trong vòng 20 năm, và các nhà vận hành lưới điện buộc phải mua điện sản xuất từ năng lượng tái tạo.

Việt Nam cũng cần có những qui định chặt chẽ, cụ thể về giá bán điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo giá điện xanh xứng đáng với những lợi ích về môi trường và kinh tế xã hội mà nó đạt được.

2.3.2 Hệ thống hạn ngạch

Các nước châu Âu có qui định tỉ lệ phần trăm nguồn nănglượng tái tạo trong tổng sản lượng điện cung cấp. Ví dụ, Chỉ thị 2001/77/CE tại EU ấn định mục tiêu 20% việc tiêu thụ điện từ các nguồn năng lượng tái tạo và sau này đã thiết lập một hệ thống các xác nhận nguồn gốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi năng lượng này và làm tăng tính minh bạch cho các nhà tiêu dùng. Tương tự như vậy, Việt Nam cũng cần nghiên cứu một hệ thống hạn ngạch áp dụng cho năng lượng tái tạo, đảm bảo trách nhiệm của các nhà sản xuất điện sử dụng nguồn tài nguyên hoá thạch trong việc phát triển điện năng lượng tái tạo. Đây là một hình thức bù chéo, giữa loại hình năng lượng tái tạo rất có ích nhưng chi phí cao với loại hình sử dụng tài nguyên hoá thạch hạn hữu với giá thấp hơn.

2.3.3 Hỗ trợ về tín dụng

Các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo thường gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn đầu tư do thời gian dự án thường kéo dài, đầu tư ban đầu cao và tỉ lệ sinh lợi thấp hơn các ngành khác. Tại Việt Nam, Nghị định 151/CP đã quy định một số ưu đãi đối với loại hình phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, mức ưu đãi chưa thực sự đủ mạnh, lãi suất tín dụng vay bằng Việt Nam đồng khá cao (9%), thời hạn vay vốn không đủ dài (tối đa là 12 năm). Theo Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo đang được xây dựng tại Việt Nam, thời hạn vay vốn ưu đãi cho doanh nghiệp là 15 năm.

2.3.4 Điều chỉnh thuế suất

Hiện nay, trong một số thông tư và văn bản của Chính phủ đã đề cập đến việc miễn thuế đất cho doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo nhưng các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT không được đề cập tới.Đồng

thời, Các khoản thuế môi trường cũng nên tính cao hơn đối với các nguồn nhiên liệu truyền thống so với nguồn nhiên liệu sạch khác để hướng tới phát triển nguồn năng lượng sạch.

2.4 Khai thác tối đa ưu thế của cơ chế phát triển sạch (CDM):

Việc áp dụng CDM vào dự án có thể khiến các dự án năng lượng tái tạo có tính khả thi và tăng tính cạnh tranhcao hơn. Để có thể phát huy được lợi ích của cơ chế hỗ trợ này cho các doanh nghiệp, các cơ quản quản lý, tư vấn và chỉ đạo về CDM của Việt Nam cần phải tăng cường phổ biến thông tin, thúc đẩy quá trình chuẩn bị và đăng ký các dự án CDM tại Ban điều hành CDM (EB). Các nhà đầu tư cần được hỗ trợ về mặt phương pháp lý luận và số liệu thực tế tại Việt Nam để có thể chứng minh được tính bổ sung của dự án cũng như xây dựng đường cơ sở một cách chính xác và khoa học để có thể thuyết phục EBvà đăng ký dự án CDM thành công.

2.5 Hợp tác quốc tế

Việt Nam mới tham gia và thị trường năng lượng tái tạo này nên còn thiếu kinh nghiệm về công nghệ, trình độ quản lý cũng như năng lực thực hiện dự án, các hiểu biết về qui định quốc tế. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhất là trong những qui hoạch nghiên cứu lớn, các dự án đầu tư vốn nhiều, công nghệ cao.

2.6 Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng

Các bộ, ngành và bản thân nhà đầu tư cần có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng về những lợi ích của nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió. Từ đó, công tác đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện dễ dàng hơn và nhận được sự ủng hộ từ phía người dân. Ngoài ra, người sử dụng điện cũng có trách nhiệm và sẵn lòng chi trả khi giá điện tăng cao khi thật sự hiểu được những lợi ích từ nguồn năng lượng tái tạo.

2.7 Kết hợp năng lượng mặt trời hay các nguồn năng lượng tái tạo khác với điện gió

Một trong những nhược điểm của các nguồn năng lượng sạch thường là hiệu suất thấp, hoạt động không ổn định do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Ví dụ, vào những lúc trưa nắng, vận tốc gió quá thấp, nếu trạm chỉ sử dụng năng lượng gió thì

những lúc đó công suất phát điện của máy sẽ rất nhỏ, thậm chí máy không hoạt động. Song lúc này năng lượng mặt trời lại rất dồi dào. Như vậy, tại một số vùng thì cần thiết phải kết hợp cả hai loại năng lượng gió và mặt trời để khắc phục hiện tượng phát điện ngắt quãng trên. Việc kết hợp các nguồn năng lượng này giúp phát huy tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên của khu vực, gia tăng sản lượng điện, giảm bất ổn trong khai thác vận hành các dự án năng lượng sạch. Các kết hợp này nên được ứng dụng tại các vùng hải đảo, miền núi nơingười dân khó tiếp cận được với nguồn lưới điện quốc gia.

KẾT LUẬN

Hiện nay, vai trò và tầm quan trọng của năng lượng tái tạo ngày càng được khẳng định, nhiều nước trên thế giới đã và đang đưa ra các biện pháp chính sách đồng bộ nhằm nghiên cứu, thúc đẩy phát triển bền vững các nguồn cung cấp năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Dân số tăng cao cùng với nhu cầu sử dụng nguồn điện cho phát triển đất nước luôn đặt ngành điện trong tình trạng quá tải. Trong khi đó, theo phân tích của đề tài, Việt Nam lại có tiềm năng khá lớn về khả năng khai thác phát triển năng lượng gió cho phát điện ở quy mô công nghiệp. Việc không đầu tư nghiên cứu và phát triển điện gió sẽ là một sự lãng phí rất lớn trong khi nguy cơ thiếu điện luôn thường trực, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Dự án Phong điện 1 – Bình Thuận là một dự án hoàn toàn khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môitrường cho cả doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và Nhà nước. Đồng thời, dự án cũng đóng góp chung vào nỗ lực quốc tế trong việc ứng phó với thảm họa biến đổi khí hậu thông qua lượng giảm khí thải đạt được. Dự án góp phần khẳng định vai trò của năng lượng sạch, nguồn năng lượng thay thế trong tương lai nóichung và năng lượng gió nói riêng. Nếu được EB công nhận là dự án CDM thì dự án Phong điện 1-Bình Thuận là dự án CDM thứ tư và là dự án điện gió thương mại đầu tiên của cả nước. Qui mô dự án lớn (công suất 30MW) và lĩnh vực phong điện còn rất mới mẻ đối với Việt Nam nên nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc thi công, lắp đặt, vận hành, tiến hành các thủ tục cho dự án. Do đó, chính quyền các cấp cần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án tiến hành đúng tiến độ và nhất là trong việc thỏa thuận giá điện với tập đoàn điện lực Việt Nam EVN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài nguyên và môi trường, Ban tư vấn chỉ đạo quốc gia về cơ chế phát triến sạch, Thông tin biến đổi khí hậu số 1/2005, Hà Nội 2005.

2. Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam, Dự án đầu tư XDCT Phong

điện 1 –Bình Thuận, Hà Nội 2007.

3. Đặng Hạnh, Hoạt động CDM tại Việt Nam_ Cơ hội hợp tác đầu tư, VNEEC 2008.

4. TS. Phạm Xuân Hoàn, Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại carbon trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp 2005.

5. Phòng phân tích đầu tư VDSC, Báo cáo ngành điện03/2009.

6. GS. TS. Lê Đình Quang, Những dạng tài nguyên khí hậu và khả năng khai thác sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT.

7. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 vế một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triến sạch.

8. Quyết định số : 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, Danh mục các nhà máy điện vào vận hành giai đoạn 2006-2015

(Phương án cơ sở).

9. Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. 10. Trần Võ Hùng Sơn, Nhập môn phân tích chi phí lợi ích, NXB Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh 2001.

11.Tổng công ty điện lực Việt Nam EVN, Quy hoạch tiềm năng năng lượng gió

để phát điện các tỉnh miền trung.

12. Văn phòng dự án: Hợp tác tổ chức và đối thoại đa quốc gia Liên minh châu Âu-châu Á về tăng cường sự tham gia hiệu quả của Việt Nam, Campuchia và

Lào vào cơ chế phát triến sạch, Nghị định thư Kyoto, Cơ chế phát triến sạch

và vận hội mới, Hà Nội tháng 4/2005.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. CDM Executive Board, Consolidated baseline methodology for grid- connected electricity generation from renewable sources, ACM0002 version 9 EB 45F.

2. CDM Executive Board, Tool to calculate the emission factor for an electricity system, version 1 Annex 12 EB35.

3. GWEC, Global wind Energy outlook 2008, 10/2008. 4. Helianti Hilman, Financing of CDM project, 01/ 2004. 5. REN 21, Renewable 2007_ Global status, 2008.

6. World Bank, Wind energy resource Atlas of Southeast Asia, 09/2001. III. CÁC TRANG WEB

1. www.vietnamnet.vn 2. www.thiennhien.net 3. www.evn.com.vn 4. www.nangluonggio.blogspot.com 5. www.xaluan.com 6. www.baomoi.com 7. www.unfccc.int 8. www.gwec.net 9. www.awea.org 10.www.windpower.org 11.www.noccop.org.vn 12.www.ewea.org

PHỤ LỤC I

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH HÀNG NĂM CỦA DỰ ÁN NỀN(Đơn vị : Triệu đồng)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm vận hành 1 2 3 4 5 I Chi phí 1.1 CP xây dựng và CP khác 67,434.72 67,434.72 1.2 CP thiết bị 49,314.98 49,314.98 49,314.98 49,314.98 49,314.98 1.3 Chi phí O&M 823.96 848.68 4,060.96 4,087.18 4,114.20 4,142.02 10,611.14 Tổng chi phí 68,258.68 68,283.40 53,375.94 53,402.16 53,429.18 53,457.00 59,926.12 II Lợi ích 2.1 Doanh thu bán điện 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 2.2 Giá trị thiết bị còn lại sau khấu hao

Tổng lợi ích 0.00 0.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00

III Lợi ích ròng -68,258.68 -68,283.40 11,024.06 10,997.84 10,970.83 10,943.00 4,473.89 Giá trị hiện tại (PV) -68,258.68 -63,225.37 9,451.35 8,730.44 8,063.88 7,447.62 2,610.47 Giá trị tích lũy -68,258.68 -131,484.04 -122,032.69 -113,302.25 -105,238.37 -97,790.74 -88,302.38

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 49,314.98 49,314.98 49,314.98 49,314.98 49,314.98 49,314.98 49,314.98 49,314.98 4,170.67 10,641.54 10,672.85 10,705.10 10,738.32 11,236.54 11,271.78 11,308.08 11,345.47 11,383.98 53,485.65 59,956.52 59,987.83 60,020.08 60,053.30 60,551.52 60,586.76 60,623.06 11,345.47 11,383.98 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 10,914.35 4,443.48 4,412.17 4,379.92 4,346.70 3,848.48 3,813.24 3,776.94 53,054.53 53,016.02 6,877.89 2,400.68 2,207.18 2,028.75 1,864.22 1,528.29 1,402.12 1,285.90 16,725.00 15,474.87 -90,912.85 -85,901.71 -83,694.52 -81,665.77 -79,801.55 -78,273.26 -76,871.14 -75,585.24 -58,860.24 -43,385.37

2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031 2032 2033 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 11,423.65 11,482.50 11,506.59 11,549.93 11,594.58 11,640.56 11,687.92 11,736.71 11,786.96 11,838.71 11,423.65 11,482.50 11,506.59 11,549.93 11,594.58 11,640.56 11,687.92 11,736.71 11,786.96 11,838.71 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00 64,400.00

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình phong điện (Trang 101 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)