Dầu thô 824 46 thuỷ sản

Một phần của tài liệu Đề tài kinh doanh ngoại thương (Trang 41 - 52)

2 Gạo 2851 7 Máy tính + điện tử 313

3 Than 1880 8 Cà phê 233.4

4 Dệt may 910 9 Cao su 115.2

5 Giầy da 827 10 Thủ công mỹ nghệ 91.3

Nguồn: Bộ thương mại

Qua số liệu mới nhất của Bộ thương mại và mười mặt hàng xuất khẩu chính trong 7 tháng đầu năm 1999, ta thấy còn trên 60% KNXK vẫn là khoáng sản, nông , lâm thuỷ sản chế biến thô. Phương hướng cho cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thời gian tới là phải tăng tỷ trọng hàng chế biến và có hàm lượng chất xám cao để phù hợp với xu thế và không gây bất lợi cho Việt Nam cả về thị trường lẫn giá cả. Chiến lược phát triển hàng xuất khẩu cho đến năm 2010 sẽ là: 30- 35% là sản phẩm thô, sơ chế và 65-70% là hàng chế biến và chất xám cao, đặc biệt là đi vào chế biến sâu. Tuy nhiên, với các sản phẩm tho và sơ chế trong ngắn hạn ( đến năm 2005) vẫn được đánh giá là cần thiết và vẫn chiếm tỷ trọng cao, sau năm 2005 tỷ trọng của nó được giảm xuống với tốc độ nhanh hơn, cơ cấu những mặt hàng này dành cho xuất kgẩu tho sẽ được lựa chọn khĩ và một phần thích hợp sẽchuyển qua giai đoạn chế biến, kể cả là sẽ chế biến sâu để tạo ra sản phẩm xuất khẩu cuối cùng và tiến tới một tỷ trọng hợp lý vào năm 2010.

Với chiến lược hướng ngoại được ưu tiên trong thời gian tới, ngoài một cơ cấu sản phẩm hợp ;ý chúng ta cũng cần xây dựng một cơ cấu mặt hàng mũi nhọn chủ chốt mà những mặt hàng này sẽ dựa trên cơ sở phát triển các ngành cực tăng trưởng. Theo xu hướng phát triển khách quan và thực trạng Việt Nam quy định ccs ngành cực tăng trưởng sẽ phải là những ngành mang dấu hiệu về lợi thế, về tính hướng ngoại cao và dấu hiệu về sự phát triển của kho học công nghệ. Sau năm 2000, các ngành cực tăng trưởng của Việt Nam sẽ là:

1. Khai thác và chế biến thuỷ sản 2. Khai thác và chế biến dầu khí 3. Ngành dệt may

4. Chế biến, lắp ráp các loại linh kiện điện tử, máy móc thiết bị.

Và đồng thời cũng sẽ là các cực hướng ngoại, tức là các cực tăng trưởng trên cơ sở tạo ra các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt.

Về mặt hàng nhập khẩu, hướng ưu tiên và chú ý của Việt Nam trong giai doạn tới vẫn là các loại tư liệu sản xuất, máy mọc thiết bị phục vụ cho quá tình chuyển giao công nghệ, tiến tới một công nghệ phù hợp, hiện đại. Tuy nhiên chúng ta cũng không nhất thiết phải có bước đi tuần tự ở tất cả các ngành các lĩnh vực, tức là đi từ công gnhệ thấp đến công nghệ cao, từ công nghệ sử dụng nhiều lao động đến các công nghệ đòi hỏi cao về vốn và kỹ thuật, mà với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, tuỳ vào năng lực sản xuất và công nghệ hiện thời và hướng phát triển mà sẽ chọn ra được laọi công nghệ chuyển giao cho phù hợp nhất.

3-/ Chính sách thuế xuất nhập khẩu.

Việc mở cửa, tự do hoá thương mại đang bùng nổ và phát triển theo xu hướng thời đại ngày nay, chúng ta thấy công cụ thuế xuất nhập khẩu ít nhiều đã bị giảm đi về mức độ cũng như phạm vi tác động, tuy nhiên nó vẫn luôn giữ vai trò quan trọng đôid với việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và không thể xem nhẹ. Tình hình trong nước và quốc tế biến đổi từng ngày, do vậy, chính sách thúe xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng phải thường xuyên được sửa đổ, bổ sung để phục vụ tốt hơn nữa cho công tác xuất nhập khẩu. Hiện nay, việc thay đổi hoàn chỉnh hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta nổi lên hai yêu cầu:

Thứ nhất, Việc gia nhập ASEAN và tham gia chương trình cắt giảm thuế

có hiệu lực chung (CEPT) đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam là đến năm 2006, khi mà thời hạn cắt giảm hết, chúng ta phải đảm bảo đúng lịc trình các sản phẩm trong danh sách cắt giảm thuế quan, đồng thời không gây ra cơn sốc, sự xáo trộn cho thị trường trong nước.

Thứ hai, với một nền sản xuất còn nhiều yếu kém, yêu cầu hướng nội còn

phần không nhỏ trong vấn đề này, tức vẫn phải là một công cụ bảo hộ thích đáng đối với sản xuất trong nước.

Trên cơ sở đó ta thấy một số yêu cầu đặt ra với hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu hiệnnay là:

Đối với thuế xuất khẩu: Trong việc sửa đổi biểu thuế xuất khẩu hiện hành

cần thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế. Vì vậy, chỉ nên thu thuế những mặt hàng là nguyên liệu sản xuất trong nước, những tài nguyên khoáng sản không khuyến khích xuất khẩu, những sản phẩm có thị trường tương đối ổn định. Trong tương lai, cùng với việc đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triể của nền kinh tế Việt Nam thì số lượng mặt hàng phải thu thuế xuất khẩu còn tiếp tục giảm xuống.

Đối với thuế nhập khẩu, yêu cầu đặt ra là:

- Cần xây dựng các mức độ bảo hộ klhác nhau cho các ngành sản xuất, nhằm bảo vệ, hỗ trợ tối đa cho những ngành có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu.

- Giảm bớt số mức thuế nhập khẩu và mức thuế cao nhất để phù hợp với yêu cầu hội nhập.

- Biểu thuế và thuế xuất nhập khẩu phải phù họp với các quy định quốc tế mà nước ta đã và sẽ cam kết thực hiện.

- Cần xác định rõ mức thuế xuất nhập khẩu tạm thời cho các loại hàng hoá đặc biệt.

4-/ Chính sách tỷ giá:

Kinh tế học vĩ mô đã xác định rằng, tỷ giá hối đoái là loại giá đầy nhạy cảm và uy lực nhất trong chính sách hướng về xuất khẩu. Quan trọng hơn, khi mà tự do hoá thương mại được đè cao và bùng nổ như n=hiện nay, chính sách thuế xuất nhập khẩu bị hạn chế tác dụng đi rất nhiều thì chính sách tỷ giá hối đoái càng lên ngôi, tỏ ra hữu hiệu hơn cả trong vấn đề bảo hộ sản xuất và khuyến

khích xuất khẩu. Yêu cầu đặt ra trong việc các định tỷ giá là phải làm sao cho có lợi cho xuất khẩu đồng thời bù đắp được những ảnh hưởng bất lợi của tiến trình tự do hoá thương mại gây ra.

Trong bối cảnh đồng tiền các nước chung quanh có xu hướng giảm mạnh và các nước đó đang nỗ lực khôi phục lại nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính tiền tệ bằng việc củng cố và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.Việt Nam nếu cứ để đồng tiền băng cứng chắc chắn sẽ làm giảm sút sức cạnh trnh của hàng hoá trong nước trên thị trường quốc tế. Giảm giá đồng tiền tất nhiên sẽ gây ra áp lực lạm phát và tăng mắc trả nọ vay nước ngoài nhưng điều này có thể ngăn chặn được nếu nhà nước chủ động đặt ra sự phá giá đó trong sự thành công tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định bằng việc cắt giảm bội chi ngân sách, kiểm soát việc mua bán ngaọi tệ với mục đích đầu cơ, điều chỉnh cân bằng cán cân thanh toán.

Bằng chứng thực tế chứng minh cho sự hợp lý của việc giảm giá đồng nội tệ là việc chính phủ Việt Nam đã giảm mức tỷ giá trao đổi giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ xuống còn khoảng 14.000VND=1USD trong thời gian qua đã không những không gây ra xáo trộn, bất lưọi cho thị trường trong nước mà còn khuyến khích được tăng trưởng xuất khẩu. Thời gian tới khi xu thế hướng ngoại các được nhấn mạnh hơn nữa, tỷ giá này cần phải được tiếp tục điều chỉnh giảm xuống trong một tỷ lệ thích hợp theo từng thời kỳ cụ thể .

Như vậy, trên đây chúng ta đã nghiên cứu và lựa chọn 4 chính sách cư bản nhất cho hoạt động ngoại thương Việt Nam, đó là các chính sách: chính sách thị trường, chính sách sản phẩm, chính sách thuế xuất nhập khẩu, và chính sách tỷ giá. Việc thực thi và kết hợp hài hoà các chính sách này trong thực tế chắc chắn sẽ nâng cao được hiệu quả của hoạt động ngoại thương nước ta thời gian tới đây. Để nâng cao tính sát thực cho các chính sách, mục cuối cùng của phần này sẽ đi sâu vào một số giải pháp cụ thể đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu.

III-/ Một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại t hƣơng Việt Nam.

1-/ Giải pháp cho sản phẩm xuất khẩu.

Với việc đề caơu tiên chiến lược hướng về xuất khẩu thì việc xem xét tìm ra những yếu kém và biện pháp tháo gỡ cho các sản phẩm xuất khẩu là hết sức cần thiết. Qua thực trạng hoạt động xuất khẩu hiện nay của Việt Nam, chúng ta thấy còn nhiều vấn đề nổi cộm, cần được khắc phục. Có thể đúc kết trên những mặt sau:

1.1. Yếu kém trong công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch

Với những yêu cầu tăng lượn sản phẩm chế biến, đặc biệt là chế biến sâu thì những yếu kém trong công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch cần phải khắc phục ngay. trong giai đoạn đầu CNH-HĐH đất nước, phương châm hàng đầu của Việt Nam là phát triển mạnh vào các ngành công nghiệp phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nhưng trên thực tế, việc kết hợp hai lĩnh vực này còn tỏ ra lỏng lẻo. Bằng chứng là công nghệ sau thu hoạch của ta còn quá thiếu và yếu, gây bất lợi cho hàng nông sản xuất khẩu. Cũng là mặt hàng gạo xuất khẩu, nhưng do công nghệ xay xát của ta lạc hậu dẫn đến gạo bị gãy nát, độ bóng không cao, giảm phẩm chất nên giá thành xuất khẩu gạo của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái lan... Bên cạnh công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến vài năm trở lại đây tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn yếu và chưa đồng bộ. Công nghệ chế biến mới chỉ tập chung vào một số ngành, lĩnh vực nhất định với trình độ trung bình và thấp, nhiều ngành đòi hỏi công nghệ chế biến cao hơn, như dầu khí chẳng hạn thì ta chưa đáp ứng được. Trong khi ta xuất khẩu dầu thô thì lại không có công nghệ chế biến, từ đó phải nhập xăng, dầu từ nước ngoài với giá thành rất cao.

Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải tăng cường được công nghệ ở hai khía cạnh này. Điều đó có thể tiến hành song song bằng hai cách sau:

- Thứ nhất, với việc phát triển công nghiệp trong nước, cần chú ý tăng cường hơn nữa đến phát triển công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch để đẩm bảo tính gắn kết giữa công nghiệp và nông nghiệp

- Thứ hai, nếu sức phát triển công nghiệp trong nước chưa đáp ứng đủ và

hợp cho yêu cầu này thì cần thiết phải bổ sung bằng công nghệ nhập khẩu của nước ngoài qua việc chuyển giao công nghệ.

1.2. Chưa khai thác được các thị trường cần.

Một số quan điểm chỉ đạo của các cấp các ngành hiện nay tập chung vào khẩu hiệu: Phải xuất vào các ngành người ta cần, không chỉ xuất cái ta có. Trên thực tế, xuất khẩu của ta vẫn chạy theo hướng “cái ta có” chứ chưa thực sự đáp ứng được cái “người ta cần”. Để làm được điều này, đòi hỏi cần có trình độ nghiên cứu và phát triển nhất đinh, nhưng đáng tiếc việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Việt Nam còn rất hạn chế. Trong những năm tới, việc đầu tư thích đáng cho nghiên cứu và phát triển là rất cần thiết. Không phải ta có gạo là xuất khẩu gạo, mà phải xem thị trường thế giới cần gạo gì, pơhẩm chất ra sao mà hướng thay đổi giống lúa phục vụ xuất khẩu đạt chất lượng cao, hay như cần thiết phải nghiên cứu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng gì và cơ cấu ngành công nghiệp chế biến ra sao để tạo ra được đúng sản phẩm xuất khẩu như thị trường thế giớ mong muốn.

1.3. Sự lệ thuộc tương đối voà thị trường trung gian.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đều thừa nhận trong giai đoạn hiện nay còn phải lệ thuộc tương đối vào những thị trường trung gian nghĩa là không có những thị trường trung gian này, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khó có thể đến được thị trường thứ ba và được thị trường này chấp nhận. Nguyên nhân của vấn đề này là do sản phẩm xuất khẩu của ta chưa tạo được uy tín trên thị trường thế giới, đặc biệt là còn thiếu các kênh phân phối và tiêu thụ. Nếu không có một hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ trực tiếp đến người tiêu dùng thì đến bao giờ khách hàng quốc tế mới biết được về sản phẩm “made in Việt Nam “ bao

giơ sản phẩm của ta mới tạo được lòng tin với khách hàng để họ chấp nhận. Vậy, để giải quyết vấn đề đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận trực tiếp được với khách hàng qua các kênh phân phối và tiêu thụ. Đây chính là gạch nối quan trọng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam là với mỗi mặt hàng cụ thể và thị trường cụ thể và tính chất công việc cụ thể mà cần phải định hướng cho mình đi vào loại kênh phân phối nào? Với chủng loại hàng hoá cao cấp, trung bình hay đại chúng? và bằng con đướng tham gia vào các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành, hay liên kết với các nhà sản xuất tại chỗ, hoặc phải tính đến việc liên doanh hình thành những công ty bán lẻ của Việt Nam đóng vai trò cầu nối cho hàng Việt Nam chen chân vào thị trường của hàng này.

1.4. Cần khai thác tối đa cơ hội, giá trị của sản phẩm xuất khẩu.

Như đã đề cập ở trên, chúng ta đã không khai thác hết giá trị của sản phẩm xuất khẩu như: yếu kém trong khâu chế biến dẫn đến phải suất các sản phẩm sơ chế với hiệu quả kinh tế thấp; chưa thân nhập vào được các thị trường cuối cùng nên phải chia sẻ giá trị với nước nhập khẩu trung gian. Không chỉ có vậy, nhiều cơ hội cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam giành phần thắng nhưng chúng ta vẫn chưa khai thác được tố, vận dụng được tối đa. Có thể nêu một số ví dụ như:

- Với ngành dệt may, vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu (GSP) là hết sức hấp dân. Ví dụ như tại Nhật bản, mức ưu đãi này cho sản phẩm dệtmay thường bằng 50% mắc thuế chung; tại EU, chênh lệch này từ 7 đến 12%; hay tại Mỹ, các sản phẩm dệt may hưởng ưu đãi GSP không nhiều, nhưng khi đã được thì có thể miễn thuế... Nhưng trên thực tế, chúng ta chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất sứ để tận dụng được cơ hội hưởng GSP này. Do vậy, cần phải làm gì để được hưởng ưu đãi GSP cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là vấn đề cần được tháo gỡ.

- Hay như tại thị trường Mỹ, cũng là hàng may mặc nhập khẩo, nhưng hàng của ta phải chịu thuế nhập khẩu từ 40-90% ( giá nhập ), trong khi hàng may mặc

của nhiều nước khác chỉ phải chịu mức thuế 25%. Đó chính là sự phân biệt đối xử. Nguyên nhân của vấn đề này là do chúng ta chưa thực sự tạo ra được mối quan hệ tố với bạn hàng, từ đó dẫn đến sự phân biệt đối xử bất lợi cho ta, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

Tóm lại phải tìm được chìa khoá tháo gỡ các vấn đề trên đó là cơ hội nếu ta biết nắm bắt và ngược lại nó cũng sẽ là đe doạ nếu không khai thác được.

1.5. Cần có sự gắn kết hơn nữa giữa nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đề tài kinh doanh ngoại thương (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)