II. Kế hoạch dạy học
3.1. Cấu trúc nội dung dạy học
Nội dung dạy học môn Ngữ văn lớp 11 dành cho các trường THPT chuyên ngoài nội dung được ghi trong chương trình Nâng cao môn Ngữ văn, còn có thêm nội dung chuyên sâu (70 tiết) được xây dựng dưới dạng các chuyên đề. Số tiết tối đa dành cho một chuyên đề là 8 tiết, tối thiểu là 6 tiết, được phân phối như sau:
Tiếng Việt: 01 chuyên đề, 6 tiết. Làm văn : 02 chuyên đề, 16 tiết
Lí luận văn học: 02 chuyên đề, 14 tiết. Văn học Việt Nam: 05 chuyên đề , 34 tiết.
Các chuyên đề tiếng Việt, lí luận văn học, làm văn chủ yếu là chuyên đề nâng cao nhận thức và phương pháp, thực hiện chủ yếu bằng hoạt động thực hành, phục vụ cho yêu cầu nâng cao kĩ năng đọc văn và làm văn. Cụ thể là, chuyên đề
Nghĩa hàm ẩn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đọc-hiểu văn học, bởi vì văn học, về cơ bản là vận dụng ý nghĩa hàm ẩn
của ngôn từ. Chuyên đề Đọc hiểu văn bản văn học và chuyên đề Đọc thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, không phải lặp lại giản đơn các bài tương ứng trong SGK Ngữ văn 10 và Ngữ văn 11 nâng cao, mà có sự mở rộng, đào sâu về nội dung và chi tiết, có ý nghĩa thiết thực trong việc giúp nâng cao năng lực đọc-hiểu sáng tạo của học sinh. Các chuyên đề làm văn đề cập tới vấn đề then chốt nhất của văn nghị luận.
Các chuyên đề văn học Việt Nam giúp học sinh đi sâu vào một số phương diện cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 1945. Trong các nội dung ấy có một chuyên đề khắc sâu nội dung công cuộc hiện đại hoá văn học, nội dung tính hiện đại của văn học, hiện đại hoá văn học là đổi mới quan niệm văn học, bao gồm tính thẩm mĩ, tính cá thể, tính độc lập tự chủ, tính dân chủ...; một chuyên đề phân tích nội dung yêu nước phong phú của thời kì văn học này, trong đó nội dung yêu nước cách mạng có vị trí chủ đạo; một chuyên đề hệ thống hoá và nâng cao về thành tựu thơ Mới, một chuyên đề đi sâu vào hướng tìm tòi thơ tượng trưng, siêu thực; một chuyên đề nâng cao về các thành tựu tiểu thuyết.
Danh mục các chuyên đề chuyên sâu dành cho môn Ngữ văn lớp 11 nâng cao
TT Tên chuyên đề Tính chất Số tiết Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đọc hiểu văn bản văn học Văn nghị luận
Luận điểm và lập luận trong bài nghị luân
Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
Các khuynh hướng yêu nước trong văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945
Các nhà thơ mới Việt Nam 1932 – 1945
Tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 Các khunh hướng thơ tượng trưng, siêu thực trong thơ mới Việt Nam
Nghĩa hàm ẩn
Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch
Lí luận văn học Làm văn
Làm văn
Văn học Việt Nam Văn học Việt Nam Văn học Việt Nam Văn học Việt Nam Văn học Việt Nam Tiếng Việt Lí luận văn học 6 8 8 7 6 8 7 6 6 8 Cộng 70 tiết