YHCTở châu Phi:

Một phần của tài liệu Tình hình nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên thế giới và việt nam (Trang 29 - 60)

III. NỘI DUNG

3.3 Tỡnh hình khám chữa bệnh bằng YHCTở một số nước trên thế giới:

3.3.16. YHCTở châu Phi:

Ở các nước châu Phi, châu Mỹ La-tinh, đặc biệt là các bộ lạc người dân ở đây từ lâu đã biết làm các phương thuốc từ cây cỏ sẵn có tại nơi sinh sống để phịng và chữa các bệnh thơng thường ở cộng đồng mình [34].

Zimbabwe

Bắt đầu từ năm 1981 nhà nước cấp giấy chứng nhận hành nghề và tạo ra các quy định để bảo vệ quyền lợi cho người hành nghề đồng thời loại bỏ những người hành nghề bất hợp pháp. Hệ thống YHCT thường phối hợp với YHHĐ, các phòng khám YHCT không dựa trên sự trợ cấp của chính phủ mà do chính những người làm YHCT thành lập dưới sự chỉ đạo của hiệp hội YHCT, đồng thời các phòng khám này được hoà nhập với hệ thống y tế quốc gia. Trong các phòng khám YHCT thường có sự hỗ trợ của các bác sỹ YHHĐ, các bệnh nhân được lựa chọn các loại hình điều trị thích hợp. Tại đây khơng có đủ bác sỹ YHHĐ để phục vụ mọi vùng trong đất nước, do đó thầy thuốc YHCT đúng vai trò quan trọng trong CSSK người dân. Đồng thời nhà nước cũng có thành lập uỷ ban liên kết giữa YHCT và YHHĐ để nâng cao vai trò CSSK của cộng đồng [35].

Mali

Đã có những thời kỳ những người HNYHCTTN bị đi tù, nhiều thầy thuốc tâm huyết cũng đã phải bỏ nghề. Nhưng ngày nay YHCT được xếp ngang hàng cùng với YHHĐ. Những người thuộc thế hệ trước đang ra sức phục hồi lại nền YHCT, sự tham gia của các phương thuốc cổ truyền đã tạo ra sự phát triển của y tế trong nước. Đài phát thanh góp phần trong cơng tác tuyên truyền các bài thuốc dân gian, do đó YHCT được ứng dụng nhiều hơn. Các phương tiện truyền thống có một sức mạnh đặc biệt tới truyền bá YHCT. Nhà nước có thành lập hiệp hội các thầy thuốc YHCT, có những khuyến khích phát triển đề cao một số phương pháp chữa bệnh cổ truyền, đồng thời khuyến khích người dân trồng thảo dược và đảm bảo được kế mưu sinh của họ [33].

Cộng Hòa Dân Chủ Congo

Đất nước này có văn phịng YHCT của TCYTTG, có hội YHCT, đồng thời có sự liên kết của hội với chính quyền. YHCT có vai trị hơn YHHĐ, chính phủ cú chớnh sỏchđầu tư để phát triển YHCT, các dịch vụ tư vấn CSSK đều là YHCT. Một số trung tâm YHCTTN hoạt động như một bệnh viên YHHĐ. Các trung tâm này hoạt động bằng tiền trợ cấp của TW, do đó người dân phải trả tiền KCB rất ít. Những người HN YHCTTN cịn được tham gia phân phát thuốc cho người bệnh, họ đồng thời làm bào chế thuốc.Tất cả các thuốc bào chế ra đều được kiểm tra thường xuyên. Bộ Y tế giám sát trực tiếp những người hành nghề YHCT [35].

Ghana

Tỷ lệ bác sỹ ở đây rất ít, ở thủ đơ cứ 10000 người dân mới có 1 bác sỹ. Người dân ở đây khi khám bệnh thường tìm đến các thầy lang. Các phịng khám YHCT còn tham gia bào chế thuốc. TCYTTG ủng hộ bào chế các dược phẩm tại các cơ sở , tại chính địa phương của mình [27].

Cộng Hoà Nam Phi

Sau năm 1994, nền dân chủ được tái lập tại Cộng Hịa Nam Phi đó giỳp quốc gia này tái lập sự phát triển của YDCT.

- Xây dựng chính sách phát triển YDCT tại Cộng Hòa Nam Phi và các quốc gia Châu Phi khác

- Thành lập đội quản lý YDCT thuộc văn phòng Chủ tịch nước (Cộng Hoà Nam Phi).

- Ban đặc nhiệm quản lý YDCT (tương đương với cấp Bộ) cùng với Sở y tế các địa phương soạn thảo ra các chính sách, quy chế về cơng tác YDCT (Cộng Hồ Nam Phi).

- Phát triển các chính sách ưu tiên cho YDCT Nam Phi.

- Tạo nguồn kinh phí dồi dào cho nghiên cứu về YDCT và khống chế các bệnh bằng YDCT.

- Cung cấp đầy đủ cán bộ quản lý và cán bộ công tác cho Bộ Y tế phục vụ cho YDCT.

- Phát triển sản phẩm dược cổ truyền dân tộc, đảm bảo chất lượng và an toàn đồng thời xây dựng hệ thống giám sát chặt chẽ chất lượng và an toàn của YDCT.

- Phát triển các cơ sở đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho YDCT.

- Bảo tồn và phát triển cỏc cõy, cỏ làm thuốc.

- Đảm bảo quyền lợi công bằng và hợp lý cho người làm thuốc gia truyền/ bản địa, trên cơ sở đó phát triển chăm hệ thống chăm sóc sức khỏe và giảm đúi nghốo.

- Xây dựng mạng lưới có tính pháp lý cho thực hành YDCT.

- Xây dựng và ban hành các quy định về khía cạnh đạo đức hành nghề YDCT.

- Lấy ngày 31/8 hàng năm làm Ngày YDCT cho toàn châu Phi.

- Xây dựng cỏc mụ- đun đào tạo bác sĩ, dược sĩ, kĩ thuật viên thực hành, xây dựng sách giáo khoa đào tạo sinh viên y khoa về YDCT.

- Đánh giá tác động, hiệu quả của việc dùng cỏ, cây của YHCT trong điều trị người bệnh HIV/AIDS.

- Xây dựng lực lượng chuyên trách dùng YDCT cho phòng chống HIV.

- Đánh giá tác động và hiệu quả của YDCT trong phòng chống sốt rét.

- Nghiên cứu và thực nghiệm dùng YDCT cho phòng chống thiếu máu, tiểu đường, cao huyết ỏp…

- Các quốc gia soạn thảo hướng dẫn và quy định cho YDCT dựa trên bằng chứng.

Soạn thảo các văn bản pháp luật quy định về thừa kế các di sản của YDCT [35], [36].

Tóm lại về YHCT châu Phi:

Có thể nói YHCT châu Phi đã ăn sâu vào nền văn hóa dân chúng.

Có tới 50% dân số châu Phi có sự tiếp xúc thường xuyên với dược phẩm trong đó 80% là YHCT. Ước tính có 40.000 lồi cây ở châu Phi trong đó có 90% là dược thảo. Khoảng 6377 lồi cây ở vùng nhiệt đới và hơn 4000 loài được dùng trong y học. Các nghiên cứu ưu tiên là điều trị các bệnh HIV/AIDS, bệnh lao, sốt rét, và các bệnh nhiễm khuẩn khác ở châu Phi. Tỷ lệ sử dụng YHCT trong CSSKBĐ khá cao tại nhiều nước châu Phi [14], [28]..:

Bảng 1. Sự lồng ghép YDCT trong CSSKBĐ ở 1 số nước châu Phi [36].

STT Tên Quốc gia Tỉ lệ lồng ghép và sử dụng YDCT trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (%)

1. Uganda 60,0

2. Tanzania 60,0

3. Rwanda 70,0

4. Ethiopia 90,0

Nhận xét:

Tỷ lệ kết hợp sủ dụng YHCT trong CSSKBĐ tại châu Phi khá cao. Trong 1995- 2003, châu Phi có khoảng 822.374 người kê đơn YHCT bao gồm 106.685 thầy thuốc, 48.044 nữ hộ sinh, 485.705 điều dưỡng viên, 32.801 dược sỹ, 17.678 nha sĩ và 131.464 nhân viên y tế khác [14]..

Cho đến nay tại châu Phi có tới 80 – 85% dân số được giáo dục và chăm sóc sức khoẻ từ những người cung cấp dịch vụ YDCT [27], [23], [47].

Nguồn nhân lực YDCT chiếm tỷ lệ khá cao so với nguồn nhân lực YHHĐ cụ thể như sau [36].:

Bảng 2. So sánh tỷ lệ cán bộ YHCT và YHHĐ trên 10.000 dân

Tỷ lệ CBYHCT/dõn số Tỷ lệ CBYHHĐ/dõn số Zimbabwe 1:600 1:6 250 Swaziland 1:100 1:10 000 Ghana 1:200 1:20 000 Uganda 1:700 1:25 000 Tanzania 1:400 1:33 000 Mozambique 1:200 1:50 000

Nhận xét: Phần lớn các nước châu Phi đều có cán bộ YHCT. Tỷ lệ cán

bộ YHCT trên tỷ lệ dân số lớn hơn hẳn cán bộ YHHĐ với cùng tỷ lệ dân. Việc sử dụng thuốc YHCT phần lớn là từ nguồn có sẵn. Vì vậy YHCT rất phát triển ở cộng đồng. Tuy nhiên việc này cũng cho thấy các chế phẩm YHCT, việc hiện đại hóa YHCT cịn có nhiều khó khăn.

Đây là một yếu tố giúp cho sự cung cấp dịch vụ YHCT của các nước này mang tính sẵn có, gần gũi và phổ cập hơn so với các dịch vụ YHHĐ

3.4 Tình hình khám chữa bệnh bằng YHCT ở Việt Nam

3.4.1 Các quan điểm chỉ đạo chung về phát triển Y học cổ truyền và chớnh sách của Đảng và chính phủ đối với hoạt động khám chữa bệnh YHCT tại Việt Nam:

* Quan điểm chỉ đạo chung đối với sự phát triển của YHCT:

Việt Nam là một quốc gia có nền YHCT lâu đời với bề dày kinh nghiệm, đó cú những đóng góp to lớn cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhận thức được giá trị của YHCT, Đảng và nhà nước ta đó cú chính sách nhất qn coi YHCT là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống KCB chung của ngành y tế Việt Nam. Đồng thời chủ trương lồng ghép hai hệ thống

Y học hiện đại và Y dược học cổ truyền để phục vụ sức khỏe cho nhân dân được tốt nhất [12]..

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi cán bộ nhân viên ngành Y tế ngày 27/2/1955 đã viết: “Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý hóa về

cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, cỏc cụ cỏc chỳ cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đơng và thuốc Tây”. Có thể nói đây là đường lối, chủ trương đúng đắn, là hướng đi của nền

Y học Việt Nam sát hợp với thực tiễn và là nguyên lý khoa học.

* Chính sách chung của sự nghiệp CSSK nhân dân cũng là chính sách cho nền YDCT [12].:

- Dự phịng tích cực và chủ động, YDCT tham gia dự phòng các bệnh cho nhân dân như nâng cao sức khỏe qua thực hành sử dụng các phương pháp mát xa, xoa bóp, tập luyện khác đồng thời phát hịện bệnh sớm thông qua khám sớm và điều trị sớm, thực hiện phục hồi chức .

- Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc [12]: Kết hợp ở mọi tuyến kể cả trung ương và địa phương, ở mọi bệnh mà ở đó có thể dùng cả đơng y và tây y để điều trị hay phục hồi chức năng, ở mọi khâu kể cả chẩn đoán, điều trị, chăm súc/điều dưỡng...

- Xã hội hóa sự nghiệp CSSK nhân dân: Công tác YDCT cũng cần thiết phải xã hội hóa để huy động nguồn lực của tồn dân vào quản lý, thực hiện các biện pháp chữa trị bằng YDCT.

- Đa dạng húa các dịch vụ CSSK: các dịch vụ YDCT cũng cần thiết đa dạng hóa để tăng cường sự tiếp cận của nhân dân và làm cho YDCT phù hợp với mọi điều kiện mà người dân, nhất là ở vựng sõu, vựng xa sử dụng.

- Phát triển kĩ thuật cao hay hiện đại hóa: Hiện đại hóa dần YDCT đặc biệt là cỏc khõu chế biến thuốc, sắc thuốc hay hiện đại hóa một số thủ thuật

khơng dùng thuốc thơng qua đưa máy móc, thiết bị hiện đại vào thay thế kĩ thuật bằng tay, thủ công đơn thuần...

- Kiện tồn mạng lưới CSSK trong đó có mạng lưới YDCT. Phát triển các viện, bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh chuyên ngànhy về YDCT, các khoa YHCT tại các bệnh viện tỉnh hay huyện, tại các trạm y tế xã có nhân sự phụ trách về YDCT. Ngồi ra phát triển các hội có liên quan đến YDCT như Hội Đông Y, Hội Châm cứu, Hội Chữ thập đỏ [10]....

- Đào tạo và bố trí nhân lực y tế: Tăng cường cơng tác đào tạo, mở thờm cỏc viện và các cơ sở đào tạo về YDCT tại tuyến trung ương và tuyến tỉnh/ thành phố; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, ưu tiên cho đào tạo cán bộ YDCT tuyến cơ sở; cung cấp đủ cán bộ cho tuyến cơ sở để thực hiện CSSK ban đầu [10].

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục và thông tin (IEC) [4, 9, 21]: Việc tuyên truyền cho các cấp chính quyền, đồn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân nhận thức rõ về vai trò, tầm quan trọng của YDCT trong CSSK đồng thời tuyên truyền về việc sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của YDCT luôn là một công việc ưu tiên.

- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở: Phấn đấu đến năm 2010 phải có 80% số trạm y tế xó cú cán bộ làm cơng tác YDCT [13].

- Phỏt triển các giải pháp tài chính phục vụ cho YDCT: Huy động sự đóng góp của mọi thành phần xã hội thơng qua xã hội hóa, đặc biệt Nhà nước đã đưa Bảo hiểm y tế vào việc giải quyết chi phí điều trị cho người bệnh sử dụng YDCT.

- Phát triển y tế tư nhân trong đó có YDCT tư nhân: Nhà nước cho phép các thầy thuốc hành nghề y tư nhân trong đó có hành nghề YDCT phục vụ CSSK ban đầu [19].

Tiếp theo quan điểm chỉ đạo về phát triển hệ thống KCB YHCT của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ đã ban hành một loạt những văn bản quan trọng về lĩnh vực này:

- Chỉ thị về việc tăng cường cơng tác Đơng y của Thủ tướng chính phủ Số 101/TTg ngày 15/3/1961.

- Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc khai thác và phát triển cây thuốc và động vật làm thuốc Số 210/TTg/VG ngày 6/12/1966.

- Chỉ thị của Hội đồng chính phủ về việc tăng cường công tác Đông y và kết hợp Đông y và Tây y Số 21 CP ngày 9/2/1967.

- Chỉ thị của Trung ương Đảng về việc củng cố tổ chức và tăng cường công tác của Hội YHCT dân tộc Việt Nam trong giai đoạn mới Số 118- CT/TW ngày 30/9/1981.

- Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh công tác YDCT Số 25/1999/CT-TTg ngày 30/8/1999.

- Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia về YDCT đến năm 2010 Số 222/2003/QĐ-TTg ngày 3/11/2003.

- Chỉ thị Số 24-CT/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đơng y Việt Nam trong tình hình mới ngày 4/7/2008.

- Quyết định Số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 về việc ban hành kế hoạch hành động của chính phủ về phát triển YDCT Việt Nam đến năm 2020.

3.4.2 Tình hình khám chữa bệnh YHCT tại Việt Nam:

Từ năm 1954, Việt Nam đã thực hiện lồng ghép YHCT vào mạng lưới y tế quốc gia. Hệ thống KCB YHCT bao gồm cả hệ thống YHCT công lập và YHCT tư nhân [3].

3.4.2.1 Hoạt động YHCT công lập:

* Cấu trúc tổ chức hoạt động YHCT công lập [3].:

Mạng lưới khám chữa bệnh thuộc hệ thống y tế công lập, theo báo cáo tổng kết YHCT ngành Y tế năm 2010 bao gồm bệnh viện YHCT trung uonwg, BVYHCT tỉnh, các khoa/tổ YHCT trong bệnh viên đa khoa tỉnh, huyện và trạm y tế xã.

Mơ hình sau đây trình bày hệ thống tổ chức khám chữa bệnh YHCT công lập tại Việt Nam

Sơ đồ 5. Hệ thống khám chữa bệnh công lập

Bộ quốc phịng, cơng an Bệnh viện YHCT TW Bệnh viện CC TW Bệnh viện YHCT nghành Sở Y tế tỉnh, thành BV YHCT tỉnh, thành Bệnh viện huyện, thị Khoa YHCT BV Đa khoa tỉnh, thành Khoa YHCT Bộ Y tế Trạm y tế xã, phường Tổ YHCT

* Tình hình hoạt động KCB YHCT cơng lập:

Hệ thống khám chữa bệnh YHCT công lập đã được nhà nước quan tâm, chỉ đạo, hoàn thiện từ tuyến trung ương đến địa phương (sơ đồ trên). Hoạt động của hệ thống YHCT công lập đã được phát triển liên tục theo những nội dung sau:

Từ những năm 60-70, phong trào trồng và sử dụng thuốc Nam chữa bệnh phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết [2]. Đến năm 2008, số xã, phường sử dụng thuốc nam và châm cứu lên tới hơn 6270 xã, phường, trên tổng số 8689 xã, phường, chiếm trên 72,1% số xã, phường trong cả nước. Ở nhiều xã, phường có tới 70-80% số hộ gia đình có “khóm thuốc gia đình”, hàng ngàn cán bộ y tế được học và bồi dưỡng kiến thức sử dụng thuốc nam và châm cứu. Trong thời kỳ này thuốc nam và châm cứu đú gỳp phần khơng nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại cộng đồng [2], [4]..

Một phần của tài liệu Tình hình nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên thế giới và việt nam (Trang 29 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w