Tình hình phát triển KTTN ở Việt Nam trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Kế toán tư nhân ở Việt Nam (Trang 39 - 43)

chưa biết xếp kinh tế trang trại vào loại hình nào để “quản lý”, tuy rằng, Tổng cục Thống kê cũng đã xây dựng một số tiêu chí để phân biệt kinh tế trang trại với kinh tế hộ gia đình. Cũng có thể coi đây là một nguyên nhân đáng kể, khiến kinh tế trang trại gặp những khó khăn khi tiếp xúc với các ttỏ chức tín dụng.

2.3. Thực trạng phát triển KTTN VN trong thời gian qua

2.3.1. Tình hình phát triển KTTN ở Việt Nam trong thời gian vừaqua qua

Hơn 20 năm qua KTTN Việt Nam không ngừng lớn mạnh. Tính đến năm 2007, cả nước có trên 30000 DN hoạt động theo luật DN, hơn 2,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, gần 1000 trang trại và hơn 10 triệu hộ nông dân có sản

xuất hang hóa không thuộc hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, với số vốn đầu tư đạt hơn 160 nghìn tỉ đồng. Chỉ tính riêng năm 2007, khu vực KTTN ở VN có 54.000 DN đăng kí kinh doanh mới, tăng 28% so với năm 2006 với số vốn cam kết thực hiện lên đến 21-22 tỉ USD (trong khi đó số vốn đầu tư nước ngoài vào VN khoảng 2,3 tỉ USD) [nguồn: tạp chí kinh tế Việt Nam và Thế giới năm 2008]. Với số lượng đông và đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế. Khu vực KTTN ở Việt Nam góp phần tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỉ lệ đói nghèo và tệ nạn xã hội, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thứ nhất: KTVN có tốc độ phát triển nhanh hơn các thành phần kinh tế

khác trong nền kinh tế. Xét về cơ cấu đóng góp của nền kinh tế trong cả nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với kết quả tăng trưởng của GDP thời kì 2001-2006 (7,62%/ năm) có thể thấy KTTN đóng góp nhiều nhất (46,3%) sau đó là nền KTNN (38,4%), thấp nhất là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (15,3%). Như vậy cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến rõ nét, thể hiện sự lớn mạnh và tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực KTTN.

Cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP của Việt Nam trong giai đoạn 1991- 2006 (đơn vị:%) Năm Tỷ trọng trong GDP ( giá thực tế) Tốc độ tăng trưởng (giá so sánh) KTNN KTTN FDI KTNN KTTN FDI 1991 31,07 68,93 0 6,63 5,29 - 1995 40,18 53,52 6,3 9,42 8,89 14,98

2000 38,52 48,20 13,27 7,72 5,04 11,44

2006 37,32 45,66 17,02 6,36 8,24 13,99

(Nguồn: tổng cục thống kê)

Thứ 2 : Quy mô của khu vực KTTN ngày càng được mở rộng. Năm 1991

cả nước mới có 270 DNTN, đến năm 1998 đã tăng lên 18.750 DN, tăng gần 10 lần trong vòng 7 năm. Đặc biệt khi luật DN được Quốc hội thông qua vào năm 1999 và có hiệu lực thi hành từ năm 2000, thì tính đến tháng 12 năm 2000 đã có them 13.500 DNTN, tăng gần gấp 5 lần số DN được thành lập năm 1999. Tính đến năm 2004 số DNTN lên đến 84.003 DN và đến hết năm 2007 số DN này đã lên đến trên 300.000 DN hoạt động theo luật DN.

Không chỉ số lượng DN tăng nhanh mà qui mô trung bình và phạm vi hoạt động của các DN cũng được mở rộng. Tỷ trọng đầu tư của khu vực KTTN trong tổng đầu tư xã hội tăng lên. Năm 2000 tỷ trọng đầu tư của khu vực KTTN trong tổng đầu tư xã hội chiếm 20%, năm 2005 chiếm 38,0% , sơ lược năm 2007 chiếm 40,7% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó khu vực KTTN cũng là khu vực có các loại hình sản xuất kinh doanh đa dạng. Cùng với trên 3000 DN hoạt động theo luật DN (tính đến năm 2007) thì có hơn 2,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, một bộ phận của gần 1000 trang trại, hơn 1 triệu hộ nông nghiệp và trên 130 ngàn trang trại…Đây là những lực lượng hùng hậu tham gia vào sản xuất kinh doanh góp phần tạo nên sự lớn mạnh của khu vực KTTN.

Ngoài ra qui mô của các DN cũng có xu hướng tăng lên. Mức vốn đăng kí trung bình của một DN thời kỳ 1991-1999 là gần 0,57 tỷ đồng/ DN, năm 2003 là 2,6 tỷ đồng/ DN, năm 2007 là 4,1 tỷ đồng/ DN. Như vậy luật mới đã tạo ra môi trường ổn định và thuận lợi cho DN tăng trưởng và hoạt động. Sự

ra đời của luật này được coi là một điểm sáng, là sự cởi trói toàn diện cho KTTN phát triển.

Thứ ba : KTTN góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người

lao động. Tính đến năm 2000 khu vực này sử dụng đến 70% tổng số lao động toàn xã hội, năm 2006 tăng lên đến gần 89% và đến năm 2007 tỉ lệ này lên tới 89,4%.

Trong năm 2001-2002 đã có khoảng 650.000 đến 750.000 việc làm mới được tạo ra từ khu vực này. Năm 2002-2004 có thêm khoảng 700.000- 780.000 việc làm mới, tăng thêm khoảng 1,6 đến 1,8 triệu lao động. Năm 2007 tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng thêm 6.562.300 người, trong đó khu vực KTNN chiếm 473.600 người (7,2%), khhu vực KTTN chiếm 5.587.000 người (85,1%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 7,6%. Tổng số lao động trong các DN 2000 2003 2004 2005 2006 Tổng số lao động Nghìn ng 3537.5 3933.3 5770.7 6237.4 6722.2 Trong đó - KVNN 2088.5 2114.3 2250.4 2037.7 1907.0 - KVNN 1040.9 1329.7 2475.4 2979.1 3369.9 - FDI 407.6 489.3 1044.9 1220.6 1445.3 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 - KVNN 59.1 53.8 39 32.7 28.4 - KVTN 29.4 33.8 42.9 47.8 50.1 - FDI 11.5 12.4 18.1 19.5 21.5 Số lao động tăng thêm hàng năm Nghìn ng 395.8 1837.4 466.7 484.8 - KVNN 25.8 136.1 -212.7 -130.7 - KVTN 288.8 1145.7 503.7 390.8

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Kế toán tư nhân ở Việt Nam (Trang 39 - 43)