Risc và cisc.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG (Trang 39)

VI ĐIỀU KHIỂN

5.1.3Risc và cisc.

Như đã trình bày ở trên, kiến trúc Harvard là khái niệm mới hơn so với kiến trúc

Von-Neumann. Khái niệm này được hình thành nhằm cải tiến tốc độ thực thi của một vi

điều khiển. Qua việc tách rời bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu, bus chương

trình và bus dữ liệu, CPU có thể cùng một lúc truy xuất cả bộ nhớ chương trình và bộ

nhớ dữ liệu, giúp tăng tốc độ xử lí của vi điều khiển lên gấp đôi. Đồng thời cấu trúc

lệnh không còn phụ thuộc vào cấu trúc dữ liệu nữa mà có thể linh động điều chỉnh tùy theo khả năng và tốc độ của từng vi điều khiển. Và để tiếp tục cải tiến tốc độ thực thi

lệnh, tập lệnh của họ vi điều khiển PIC được thiết kế sao cho chiều dài mã lệnh luôn cố định (ví dụ đối với họ 16Fxxxx chiều dài mã lệnh luôn là 14 bit) và cho phép thực thi

lệnh trong một chu kì của xung clock ( ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như lệnh

nhảy, lệnh gọi chương trình con … cần hai chu kì xung đồng hồ). Điều này có nghĩa tập

lệnh của vi điều khiển thuộc cấu trúc Harvard sẽ ít lệnh hơn, ngắn hơn, đơn giản hơn để đáp ứng yêu cầu mã hóa lệnh bằng một số lượng bit nhất định. Vi điều khiển được tổ

chức theo kiến trúc Harvard còn được gọi là vi điều khiển RISC (Reduced Instruction

Set Computer) hay vi điều khiển có tập lệnh rút gọn. Vi điều khiển được thiết kế theo

kiến trúc Von-Neuman còn được gọi là vi điều khiển CISC (Complex Instruction Set Computer) hay vi điều khiển có tập lệnh phức tạp vì mã lệnh của nó không phải là một

số cố định mà luôn là bội số của 8 bit (1 byte).

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG (Trang 39)