6. Kết cấu của đề tài
2.3 Vận dụng tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ trong công cuộc đổ
đổi mới ở nước ta hiện nay
“Đổi mới” là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980, chính thức thực hiện từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986.
Thành tựu, kinh nghiệm của 25 năm đổi mới (1986 – 2011) đã tạo ra cho đất nước ta thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Rất nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục đạt được sau khoảng thời gian này khẳng định đúng đắn, không thể đảo ngược của con
đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó, nhiều bất cập, tiêu cực, mặt trái cũng đã xuất hiện.
Việc nhìn nhận, tổng kết, đánh giá lại các giá trị tư tưởng cải cách trong lịch sử dân tộc, xem xét lại những kết quả và bài học kinh nghiệm đổi mới của quá khứ nhằm khẳng định cơ sở lý luận nền tảng của việc xây dựng và hoàn chỉnh lý luận phát triển của dân tộc trong thời đại ngày nay là một điều không thể bỏ qua. Nhất là đối với một tư tưởng có nhiều giá trị như tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ.
- Về cải cách hành chính
Có những tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ mà đến ngày nay vẫn còn nhiều giá trị mang tính gợi mở. Với mong muốn xây dựng một mô hình nhà nước hiệu quả trong quản lý đất nước, Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị nhiều cải cách hành chính như hợp tỉnh, hợp huyện để tinh giản biên chế, giản lược thủ tục giấy tờ, tăng lương và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho quan chức để tăng trách nhiệm cho đội ngũ quan lại, chống tham nhũng và sử dụng đội ngũ quan lại có thực tài… Những đề nghị cải cách này nếu được thực hiện sẽ dần dần tạo ra một sự thay đổi lớn trong cơ chế quản lý, điều hành nhà nước, nâng cao được sức mạnh quản lý của bộ máy công quyền.
Đứng ở vị thế một người độc lập đối với bộ máy nhà nước, Nguyễn Trường Tộ phân tích, đánh giá nội lực yếu kém của Triều đình trong tương quan với sức mạnh quân sự của Pháp và đề nghị giải pháp hòa để canh tân về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao nội lực, tiến tới bảo vệ lâu dài nền hòa bình thực sự cho đất nước.
Ngày nay, một phần những tư tưởng đó đã được hiện thực hóa và phát huy giá trị trong thực tiễn cuộc sống, một phần khác vẫn còn đang gợi mở nhiều bài học giá trị.
- Về đối ngoại
Đứng trong bối cảnh đất nước và thế giới lúc bấy giờ, tuy chưa nhận thức được các điều kiện thực tế quyết định khả năng thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực khi đó nhưng rõ ràng, về mặt chiến lược, đường lối ngoại giao đa phương mà Nguyễn Trường Tộ đề nghị là rất đúng đắn. Đường lối ngoại giao này biểu thị một tư duy ngoại giao hoàn toàn mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam và mang đặc trưng đường lối đối ngoại của các dân tộc trong thời đại mới.
Cho đến nay, đường lối ngoại giao đa phương, đa chiều trên cơ sở các bên cùng có lợi mà Nguyễn Trường Tộ đã đề cập tới trong điều trần của ông
vẫn được coi là đường lối ngoại giao thông minh trong quan hệ quốc tế, hiện đại, đặc biệt là trong quan hệ của Việt Nam với các nước hiện nay.
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bổ sung phát triển năm 2011” của Đảng ta cũng đã chỉ rõ: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước vè lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, là bạn, đối tác tin câỵ và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”[4;21].
- Về giáo dục
Vấn đề giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước là vấn đề luôn được đặt ra ở những giai đoạn then chốt của dân tộc. Phụ thuộc vào tính định hướng đúng đắn của nền giáo dục mà đất nước có hay không có đội ngũ nhân sự đủ tài và đức gánh vác các trọng trách phát triển đất nước. Phụ thuộc vào tính định hướng đúng đắn của nền giáo dục mà đất nước có hay không có đội ngũ nhân sự đủ tài và đức gánh vác các trọng trách phát triển đất nước. Đứng trên quan điểm hiện đại, chúng ta thấy, Nguyễn Trường Tộ đã tiên phong trong việc nắm bắt yêu cầu của lịch sử và thể hiện tư duy xuất sắc trong đề nghị cải cách nền học thuật đương thời theo hướng thực tiễn phương Tây, tuy vẫn còn khoảng trống lý luận về giáo dục đạo đức và nhân cách làm người trong những đề nghị cải cách giáo dục này. Nền giáo dục của chúng ta hiện nay đã cải cách từng bước được gần 20 năm và ngày càng sát hợp với yêu cầu thực tế về nguồn nhân lực hơn. Tuy nhiên, những tàn dư của việc học không đi đôi với hành, học lấy bằng cấp, học để làm “quan”, sự bất cập trong giáo dục đạo đức, nhân cách… vẫn là những vấn nạn mà nền giáo dục mới phải đương đầu, đòi hỏi phải có những bổ sung mới về mặt lý luận.
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011)” của Đảng ta cũng đã chỉ rõ: “Giaó dục đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”[4;22].
- Về kinh tế
Đứng ở thời điểm hiện tại, tư duy kinh tế mà Nguyễn Trường Tộ đề nghị là một tư duy kinh tế mới, lấy lợi ích, lấy hiệu quả, lấy việc phát triển
nguồn của cải xã hội làm mục đích. Ông đề nghị, ngoài việc thực hiện phát triển nông nghiệp, phải chú trọng khai thác, phát triển các nguồn của cải, tài nguyên của đất nước. Chính tư duy kinh tế đổi mới này là cơ sở lý luận để Nguyễn Trường Tộ đề nghị một loạt các cải cách kinh tế cụ thể về khai thác khoáng sản, phát triển ngoại thương, mời gọi đầu tư nước ngoài, cải cách nông nghiệp, xây dựng các ngành cơ khí, sửa chữa tàu thuyền...
Những đề nghị cải cách kinh tế này, về thực chất, không có gì khác hơn là nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế thuần nông nghiệp sang xây dựng một nền kinh tế nhiều ngành nghề theo quy luật kinh tế hàng hoá. Mặc dù những đề nghị cải cách kinh tế của Nguyễn Trường Tộ chưa phải là những kế hoạch hoàn chỉnh do không tính tới các điều kiện khả thi về mặt kinh phí, nguồn nhân lực, điều kiện chính trị - xã hội..., nhưng rõ ràng, những đề nghị này thể hiện tầm tư duy kinh tế vượt trước thời gian trong khuôn khổ bối cảnh Việt Nam khi đó. Và lịch sử đã chứng minh, đó là con đường phát triển kinh tế tất yếu để xây dựng một đất nước giàu mạnh.
Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011)” của Đảng ta cũng đã nêu lên những định hướng cơ bản của quá trình đổi mới kinh tế đất nước là: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”[4;23].
Có thể thấy rằng đứng ở thời điểm hiện tại lúc bấy giờ nhưng những tư tưởng kinh tế của Nguyễn Trường Tộ đã có sự đổi mới và vượt thời đại.
140 năm trước, khi bản đồ chính trị thế giới đang nhanh chóng bị vẽ lại bởi làn sóng thôn tính thuộc địa của các nước tư bản châu Âu, trong tình trạng nội lực yếu kém và cô lập với thế giới, Việt Nam đã phải đối mặt với nguy cơ mất nước. Trong bối cảnh đó, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều kiểu phản ứng với cuộc xâm lược của thực dân Pháp, hoặc là bán nước cầu vinh, hoặc là bảo thủ lạc hậu, thụ động và đầu hàng từng bước, hoặc là anh dũng chiến đấu trong cuộc chiến không cân sức. Đó đều là những cách phản ứng đã từng xảy ra trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Duy nhất đường lối canh tân của Nguyễn Trường Tộ là mang tính phi truyền thống. Ông đề nghị nhượng bộ, hoà với Pháp, tận dụng thời thế để mở cửa ngoại giao, thông thương, học tập khoa học, kỹ thuật phương Tây, xây dựng nền
kinh tế chú trọng sản xuất hàng hoá để nâng cao sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc, đợi thời cơ giành lại độc lập lâu dài cho đất nước. Tinh thần yêu nước và tính đổi mới tích cực trong tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ là không thể phủ nhận.
120 năm sau, năm 1986, đất nước ta đứng trước áp lực gay gắt của thực tiễn ở trong nước, mô hình kinh tế phi thị trường và đơn nhất thành phần kinh tế tỏ ra kém hiệu quả, từ phía quốc tế... nhiều sức ép đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng đã xuất hiện và gia tăng. Trước thách thức mới, Đảng ta đã xác định “tính tất yếu của đường lối chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa, định hướng xã hội chủ nghĩa”[16;246-248] , “kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”[3;71], coi việc đổi mới tư duy lý luận trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục, an ninh, quốc phòng, đối ngoại là kim chỉ nam cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nhằm mục đích bảo vệ, xây dựng và phát triển vị thế độc lập của Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
So sánh hai thời điểm lịch sử và tiến trình vận động của tư duy dân tộc, một lần nữa, chúng ta khẳng định những đóng góp và sức sống tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ cả về mặt lịch sử và đối với thực tiễn hiện nay
KẾT LUẬN
Bệnh tật đã làm cho Nguyễn Trường Tộ - một con người tài ba mất sớm. Ông mất ngày 22-11-1871, thọ 41 tuổi. Đây là mất mát lớn với gia đình ông. Sự nhu nhược và hèn kém của triều đình nhà Nguyễn lúc đó đã bỏ qua các bản kiến nghị đầy nhiệt huyết của ông không chỉ là nỗi bất hạnh với ông, mà còn là mất mát với toàn thể dân tộc. Những công trình kiến trúc do ông thiết kế, thi công có thể sẽ mai một theo năm tháng, nhưng tấm lòng kính Chúa, yêu nước của ông thì còn lại mãi với non sông như câu đối trên mộ của ông ở làng Bùi Chu: “Kính Chúa, yêu người hằng tạc dạ. Trung quân, ái quốc vốn ghi lòng”.
Với những giá trị của mình, sức sống trong những tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ là điều không thể phủ nhận trong lịch sử dân tộc. 140
năm đã trôi qua kể từ khi nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ qua đời nhưng những tư tưởng của ông vẫn có ý nghĩa to lớn, có giá trị đặc biệt đối với thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học công nghệ đang bùng nổ khắp toàn cầu, xu hướng mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế giữ các nước với nhau đang ngày càng được đẩy mạnh. Tất cả các tư tưởng của ông chứa đựng nhiều gợi mở có ý nghĩa đối với việc xây dựng một đường lối kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu hiện đại của dân tộc. Chúng ta có thể tìm thấy ở ông nhiều tư tưởng về các vấn đề như kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự hay ngoại giao. Những tư tưởng mà ông đưa ra vẫn còn nhiều giá trị và có thể tìm thấy trong đó những tư tưởng có thể áp dụng được trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay.
Thế kỷ XXI dù sẽ còn nhiều biến động bất trắc khó lường, nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn tiếp tục soi sáng những vấn đề cơ bản của thời đại và sự nghiệp đổi mới của chúng ta, vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vẫn là giá trị cơ bản của nhân loại, là con đường, mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và nhân dân ta phấn đấu. Chỉ có đi theo con đường cách mạng dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, thì dân tộc Việt Nam mới có thể ngẩng cao đầu, vững bước tiến lên trong thế kỷ XXI.
Nghiên cứu những tư tưởng tiến bộ của nhân loại nói chung và của dân tộc nói riêng có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn rất lớn. Việc làm này góp phần làm phong phú thêm nền tảng lý luận của đất nước, giúp cho các nhà nghiên cứu đưa ra được những tư tưởng, đường lối đúng đắn đối với sự phát triển của đất nước.
Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ kể từ khi ra đời cho đến nay đã trải qua một quá trình đủ dài để có thể đưa ra những nhận định và đánh giá khách quan về những đóng góp cũng như hạn chế của Nguyễn Trường Tộ đối với lịch sử tư tưởng của dân tộc. Những giá trị tích cực trong tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đối với sự phát triển của đất nước sẽ đóng góp thêm nhiều vào việc hình thành những tư tưởng cải cách mới của các nhà lãnh đạo trong thời kỳ hiện nay, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ, chúng ta sẽ kế thừa được những tư tưởng của ông về cải cách và phát triển đất nước nhằm góp phần làm phong phú thêm kho tàng kiến thức của mình, cũng như tìm thấy được trong đó những hạt nhân tư tưởng hợp lý, phù hợp với sự phát triển của Việt Nam hiện nay.
Việc làm này cũng có nghĩa là sự kế thừa và kết nối tư tưởng giữa truyền thống với hiện đại, sự kết hợp này chắc chắn sẽ góp phần đưa đất nước ta vững bước tiến vào thế kỷ XXI với một sức mạnh mới, có thể sánh bước hội nhập cùng các nước phát triển khác trên thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Trương Bá Cần (2002), Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, Nxb Tp Hồ Chí Minh
[2].Doãn Chính (2004) Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX: Qua các nhân vật tiêu biểu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3].Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5].Đặng Duy Vận (1961), Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[6].Trần Văn Giàu , Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, Tập 1, 1993.
[7]. Lê Thị Lan, Tìm hiểu một số quan niệm chi phối tư duy các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Triết học, số 1, năm 1995.
[8]. Lê Thị Lan, Những nhân tố quyết định sự xuất hiện tư tưởng cải cách ở Việt Nam thế kỷ XIX, Tạp chí Triết học, số 4, năm 1999.