Tổng quan về báo hiệu trong chuyển mạch mềm

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MẠNG THẾ HỆ MỚI NGN (Trang 45 - 47)

Hệ thống chuyển mạch mềm có cấu trúc phân tán, các chức năng báo hiệu và xử lý báo hiệu, chuyển mạch điều khiển cuộc gọi…được thực hiện bởi các thiết bị phân tán trong cấu hình mạng. Để có thể tạo ra các kết nối giữa các đầu cuối nhằm cung cấp dịch vụ cho người dùng các thiết bị này phải trao đổi thông tin báo hiệu. Cách thức trao đổi thông tin báo hiệu được qui định bởi các giao thức báo hiệu.

Hình 2.7: Giao thức sử dụng giữa các thành phần

Các giao thức báo hiệu cơ bản trong hệ thống chuyển mạch mềm bao gồm: - H.323

- SIP

- MGCP, MEGACO/H.248 - SIGTRAN

Các giao thức này có thể phân thành hai loại: giao thức ngang cấp (H.323, SIP) và giao thức chủ/tớ (MGCP, MEGACO/H.248). Mỗi loại giao thức có ưu và nhược điểm riêng của mình với các chức năng khác nhau, tồn tại trong mạng ở các cấp khác nhau. Hình 2.7 minh họa vị trí và phạm vi sử dụng các giao thức trong mạng.

Vị trí và vai trò của từng giao thức trên có thể được minh họa trên hình

- Giao thức ngang cấp H.323, SIP được sử dụng để trao đổi thông tin báo hiệu và điều khiển giữa các MGC, giữa MGC và các máy chủ.

- Giao thức chủ tớ của MGCP, MEGACO/H.248 là giao thức báo hiệu điều khiển giữa MGC và các cổng kết nối (trong đó MGC điều khiển cổng kết nối).

- Giao thức SIGTRAN là giao thức báo hiệu giữa MGC và cổng báo hiệu. Chức năng của giao thức này là chuyển đổi báo hiệu SS7 và IP.

Các giao thức ngang cấp thực hiện chức năng mạng ở cấp cao hơn, qui định cách giao tiếp giữa các thực thể cùng cấp để cùng phối hợp thực hiện cuộc gọi hay các ứng dụng khác. Trong khi đó các giao thức chủ/tớ là sản phẩm của việc phân bố không đồng đều trí tuệ mạng, phần lớn trí tuệ mạng được tập trung trong các thực thể chức năng điều khiển (đóng vai trò là chủ), thực thể này sẽ giao tiếp (điều khiển) với nhiều thực thể khác qua các giao thức chủ/tớ nhằm cung cấp dịch vụ.

Dưới đây là bảng so sánh các giao thức báo hiệu và điều khiển

Loại giao thức Chử-tớ Ngang cấp

Vận hành-khai thác - Các thiết bị/cổng đơn giản ít trí tuệ - Trí tuệ ứng dụng chứa trong máy chủ mạng - Các thiết bị/cổng phức tạp thông minh - Tương tác ngang cấp Phát triển dịch vụ

- Phát triển trên cơ sở máy chủ. Công cụ chung

- Các thiết bị chuyên dụng

- Nhanh chóng hơn đưa dịch vụ mới ra thị trường thông qua các mạng khác nhau. - Có thể Phát triển dịch vụ (đối với nhà khai thác) - Chỉ cập nhật các dịch vụ điều khiển - Các dịch vụ có thể quản lý được một các năng động qua mạng - Cần phải nâng cấp tất cả thiết bị cổng để triển khai các tính năng dịch vụ mới qua mạng

Giá thành

- Tối ưu hóa giá thành các thiết bị cổng do vậy cho phép giảm giá thành của toàn hệ thống (đặc biệt là đối với hệ thống lớn) - Thời hạn của thiết bị cổng dài hơn

- Giá thành của các cổng đơn khối cao

- Giá thành hệ thống cao đặc biệt là đối với hệ thống lớn

- các thiết bị cổng có thể cần phải nâng cấp phần cưng thường xuyên Ví dụ -MEGACO/H.248 -MGCP -NCS/J.162 -SIP -H.323

Từ bảng thống kê trên đây chúng ta thấy rõ giao thức chủ tớ cho phép tập trung phần trí tuệ ứng dụng vào một ít các thiết bị điều khiển, do đó có thể dễ dàng nâng cao hiệu quả của các thiết bị cổng kết nối và có thể nhanh hơn trong việc đưa dịch vụ ứng dụng mới vào thị trường.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MẠNG THẾ HỆ MỚI NGN (Trang 45 - 47)