Nội dung
a) Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi.
b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác. c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
Nhận xét
1- "Lợi" và "hại" chỉ mang tính chủ quan và tương đối. Trên thực tế, đây chỉ là hai mặt đối lập của hiện thực khách quan, vấn đề là làm sao trong cái hại tìm ra được cái lợi phục vụ con người và hài hoá với tự nhiên.
2- Thủ thuật này có chỉ ra một loạt cách làm thế nào biết hại thành lợi. Từ "tăng cường" cần hiểu theo nghiã "thay đổi" cái có hại để biến thành lợi, chứ không đơn thuần là tăng mức độ có hại.
3- Tinh thần chung của nguyên tắc này là lạc quan khi gặp những cái có hại. Thay vì chán nản, bực bội hãy đặt các câu hỏi đại loại như hại đối với cái gì? trong thời gian bao lâu, khi nào? ở đâu? Trong những điều kiện nào thì hại biến thành lợi? Tạo ra các điều kiện đó như thế nào?...Người ta thường nói rằng: "Không có hoàn c ảnh nào là không có lối thoát, chỉ có con người không tìm ra lối thoát." Hay chủ tịch tập đoàn HuynDai của Hàn Quốc nói: "Không có thất bại, tất cả là thử thách". Mỗi khi khó khăn ập đến, ông luôn xem đó là cơ hội thử thách để vượt qua, chứ không là trở ngại buộc ông phải dừng lại.
4- Thủ thuật này hay dùng với các thủ thuật khác như: 2. nguyên tắc "tách khỏi", 5. nguyênt ắc kết hợp, 13- nguyên tắc đảo ngược...
Các thí dụ
1- Người ta biến sức tàn phá của lũ lụt thành điện năng bằng cách xây dựng các hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện.
2- Nhiều loại thuốc độc với những liều lượng thích hợp lại có tác dụng điều trị bệnh tốt như thuốc phiện, nọc rắn, nọc ong...
3- Dùng con đĩa để hút máu độc.
4- Tiêm vi trùng yếu (vacxin) vào cơ thể để tạo miễn dịch.
lợi.
6- bài thơ
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
Chuyện suy ngẫm
Cái Chậu Nứt
Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!". "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?". "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!". "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường". Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi vế đến nhà nó vẫn còn phân nửa nước. "Tôi xin lỗi ông!". "Ngươi không chú ý rắng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã vui tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu".
Mỗi con người chúng ta đều có những cái chậu nứt, hãy tận dụng vết nứt của mình.
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
Nội dung
a) Thiết lập quan hệ phản hồi
b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
Giải thích
Thông thường, mỗi đối tượng (hệ thống) thực hiện một công việc (chức năng) nào đó. Ví dụ, vòi nước chảy vào bể. Nếu như kết quả công việc không có ảnh hưởng gì
đến đặc tính của công việc thì ta chỉ có quan hệ thuận. Nhưng nếu kết quả công việc tác động ngược trở lại đặc tính của công việc, ví dụ, nước dâng lên làm cho đầy bể và mực nước càng cao thì làm cho nước chảy vào chậm lại nhờ phao gắn với van, thì ta có quan hệ ngược, hay gọi chung là quan hệ phản hồi. Quan hệ phản hồi mà tác động của nó làm tăng kết quả nhận được, gọi là quan hệ phản hồi dương, còn nếu ngược lại thì gọi là quan hệ phản hồi âm.
Nhận xét
1- Quan hệ phản hồi là khái niệm rất cơ bản của điều khiển học, có phạm vi ứng dụng rất rộng. Có thể nói, ở đâu cần có sự điều khiển (quản lý, ra quyết định), ở đó cần chú ý tạo lập quan hệ phản hồi và hoàn thiện nó.
2- Khi thành lập quan hệ phản hồi cần chú ý tận dụng những nguồn dự trữ có sẵn trong hệ để đưa ra cấu trúc tối ưu.
3- Nguyên tắc này phản ánh khuynh hướng phát triển: làm tăng tính điều khiển đối tượng, tự động hoá cho nên rất có ích cho việc suy nghĩ định hướng hay lựa chọn bài toán, cách tiếp cận, dự báo.
4- Nguyên tắc này còn có tác dụng với chính người giải: thường xuyên rút kinh nghiệm dựa trên những tác động ngược lại, tự điều chỉnh để ngày càng tiến bộ, tránh mắc lại những sai lầm của chính mình và của người khác.
Các ví dụ
1- Phao xăng trong cacburatơ (bộ chế hoà khí) có tác dụng giữ xăng ở một mức nhất định.
2- Các loại rờle đóng ngắt tự động cho máy làm việc hay ngừng; tùy theo nhiệt độ, cường độ dòng điện, mực nước, áp suất, độ ẩm...
3-Kính đeo mắt thay đổi độ trong suốt tùy theo cường độ ánh nắng mặt trời. 4-Tên lửa tự tìm mục tiêu.
5-Các cuộc thăm dò ý kiến, điều tra xã hội học, trưng cầu dân ý nhằm xây dựng chính sách , quyết định của nhà nước.
6- Mối quan hệ cung-cầu trong kinh tế.
7- Động vật máu nóng, cơ thể có cơ chế tự động điều chỉnh để duy trì thân nhiệt ở một nhiệt độ nhất định.
8- Xe máy tay ga tự động điều chỉnh cấp số truyền động theo tải và tốc độ. ...
Chuyện vui
Một người Scoland về thăm lại thành phố quê hương. Khi đi dạo công viên anh thấy tấm biển đề: "Dẫm lên cỏ bị phạt 1 shilling". Anh đến hỏi người cảnh sát gần đấy:
- Thưa ông, tại sao ngày nay lại giảm nhẹ tiền phạt như vậy. tôi nhớ ngày trước phạt những 3 shilling.
Người cảnh sát trả lời:
- Hạ là phải, Phạt 3 shilling, chẳng ma nào nó dẫm lên cỏ, nhà nước bị thất thu, ông hiểu chứ?
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian
Nội dung
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
Nhận xét
1- Mới thoạt nhìn ta thấy không thuận lắm, vì trung gian, chuyển tiếp thường gây phiền phức, tốn thêm chi phí.... (20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích- khuyên chúng ta cần khắc phục vận hành không tải, trung gian). Ở đây cần hiểu là do tính lịch sử - cụ thể của các kiến thức, giải pháp đã biết, không cho phép người ta giải quyết vấn đề một cách trực tiếp. Vậy không nên cầu toàn, chờ đợi, mà nên giải quyết thông qua các đối tượng trung gian, chuyển tiếp. Tuy nhiên, khi điều kiện cho phép thì trung gian loại này nên bỏ.
(Tự nhiên liên tưởng nếu hai người nào đó giận nhau thì người thứ ba làm trung gian lắng nghe, hoà giải sẽ rất có ích nhỉ.)
2- Mặt khác, có những trường hợp, "trung gian" là sự đòi hỏi khách quan, thiếu nó hoạt động của hệ thống sẽ kém hiệu quả. Điều này liên quan đến quá trình phân công, chuyên môn hoá, ghép nối, sự cần thiết qui về một mối.... Ví dụ, tiền là hàng hoá trung gian, ta thử tưởng tượng không có tiền thì sự lưu thông trong kinh tế sẽ ra sao.
(Liên tưởng đến hệ thống phân phối bán lẻ cần các nhà bán buôn trung gian.)
3- Nhờ trung gian mà người ta có thể tạo nên sự thống nhất các mặt đối lập, loại trừ nhau nhưng lại mang lợi ích cho con người, nếu xét riêng rẽ từng mặt đối lập.
4- Trong khi sử dụng, tìm kiếm "trung gian", đặc biệt cần chú ý các nguồn dự trữ có sẵn trong hệ, đặc biệt là những nguồn trời cho không mất tiền.
5- "Trung gian" khách quan có thể cho thêm những tính chất, hiệu ứng mới, có những trường hợp, là dấu hiệu đánh giá mức phát triển. Ví dụ, các nước công nghiệp đều có hệ thống dịch vụ phát triển.
1- Ổ cắm điện chuyển đổi từ dẹt sang tròn và ngược lại... 2- Các loại biến thế điện.
3-Các chất xúc tác hoá học.
4-Các dịch vụ trong xã hội mang tính trung gian.
5- Trong tính toán toán học, có khi cần dùng số phức, hệ số nhị phân... 6- Tìm diệt những con vật trung gian truyền bệnh như chuột, muỗi...
7- Khi trình bày một vấn đề chuyên môn phức tạp, dùng những kiến thức hàng ngày gần gũi để minh hoạ...
8- Trong xác định giấy tờ giả, giám định chữ ký rất khó, người ta sẽ giám định thông qua chữ viết dưới chữ ký.
...
Chuyện vui
Con nói với bố:
- Ba ơi, khi nào lớn lên con sẽ đi thám hiểm Nam Cực. - Giỏi lắm - ông bố khen động viên con.
Con:
- Nam Cực lạnh và ocn cần rèn luyệh để chịu được băng giá phải không bố? - Rất đúng - ông bố trả lời
- Vậy thì từ nay, ngày nào ba cũng mua kem về cho con ăn nhé.
25. Nguyên tắc tự phục v ụ
Nội dung
a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa. b) Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư.
Nhận xét
1- Để đối tượng, ngoài việc thực hiện chức năng chính, còn thực hiện thêm những chức năng phụ trợ, cần chú ý sử dụng các nguồn dự trữ có sẵn trong hệ, đặc biệt, những nguồn dự trữ trời cho không mất tiền như lực trọng trường, nhiệt độ môi trường , độ ẩm, không khí....
2- Do sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt dần các nguồn cung cấp tự nhiên, vấn đề sử dụng phế liệu, chất thải năng lượng dư ngày càng được chú ý giải quyết và đây cũng là một loại nguồn dự trữ cần khai thác. Về mặt lý tưởng, cần có một chu trình sản xuất khép kín.
3- Nguyên tắc này hay được dùng với các nguyên tắc 2-nguyên tắc tách khỏi, 6- nguyên tắc vạn năng, 23- nguyên tắc quan hệ phản hồi...
4- Nguyên tắc tự phục vụ phản ánh khuynh hướng phát triển: đối tượng dần tiến đến tự động thực hiện công việc hoàn toàn, nói cách khác, vai trò tham gia c ủa con người sẽ dần tiến tới không. Cao hơn nữa, khi các đối tượng nhân tạo được thay thế bằng các quá trình có sẵn trong tự nhiên thì "tự phục vụ" sẽ đạt được mức lý tưởng.
5- "Tự phục vụ" có nguyên nhân sâu xa là: các mâu thuẫn bên trong quyết định sự phát triển và sự vận động là tự thân vận động.
6- Tinh thần của nguyên tắc này đặc biệt có ý nghiã đối với việc giáo dục, đào tạo. Phải làm sao để có được những con người biết tự học, tự rèn luyện, tự giác hành động theo những qui luật phát triển của hiện thực khác quan....
Các ví dụ:
1- Khi nhấc máy điện thoại bàn, lò xo bên trong máy đẩy lên nối công tắc, người gọi điện thoại có thể sử dụng được ngay. Ngược lại khi gác máy, lò xo bị nén xuống - ngắt mạch.
2- Các ống hứng gió đặt trên mái nhà có phần giống như đuôi cá, giúp quay được ống khi gió đổi hướng, để làm sao ống luôn ở chế độ tối ưu.
3- Loại vòi tưới rau hoặc tưới hoa, vừa phun nước vừa tự quay vòng tròn nên diện tích được tưới rất rộng và không cần có người.
4- Autostop các loại. ví dụ, khi hết băng cassette, máy ghi âm tự động tắt. 5- Sử dụng phân, rác làm khí đốt.
6- Mô hình VAC (Vườn-Ao-Chuồng).
7- Các cửa hàng tự giác, các nhà ăn tự phục vụ. 8- Hệ thống bơm cấp nước và ngắt tự động.
Chuyện vui
Có lần giáo sư toán học I.Đônbơnhin chấm thi ở Học viện địa chất Petecbua (thời Nga Hoàng). Một sinh viên đến trả thi vấn đáp có họ là Euler, thuộc dòng dõi nhà bác học nổi tiếng thế giới Leonard Euler. Giáo sư đưa ra một đề thi, anh sinh viên không trả lời được. Giáo sư đưa ra một đề thi thứ hai, Euler không nói được câu nào. Cuối cùng, giáo sư đưa sổ điểm cho anh sinh viên và trầm giọng bảo:
-Anh Euler, anh hãy viết vào đây điểm 2 bằng chính tay của anh. Tay của tôi không nỡ làm điều đó đối với một người mang dòng họ nổi danh như thế.
26. Nguyên tắc sao chép (copy)
Nội dung
a) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.
c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
1- Từ "sao chép" cần hiểu theo nghiã rộng: phản ánh những cái chính của đối tượng, cần thiết cho việc giải bài toán, nếu như làm trực tiếp với đối tượng gặp khó khăn. Việc phản ánh đối tượng theo từng mặt, khiá cạnh, phương diện...rất có ích lợi trong việc đi tìm những cái tương tựgiữa những đối tượng khác nhau, thậm trí rất xa nhau. Mặt khác, đối tượng phản ánh chính là mô hình c ủa đối tượng cho trước thường dễ "giải", dễ nghiên cứu hơn. Mô hình hoá là cách tiếp cận hiệu quả khi giải các bài toán khó.
2- Đối tượng nhận được do sao chép, nhiều khi, có được thêm những tính chất mới mà trước đây đối tượng cũ không có như gọn, nhẹ, dễ bảo quản, lưu trữ....
3- Nguyên tắc sao chép hay dùng với các thủ thuật 2-nguyên tắc tách khỏi, 17- nguyên tắc chuyển sang chiều khác, 24 nguyên tắc sử dụng trung gian, 27- nguyên tắc 'rẻ" thay cho "đắt", 28-nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học, 32-nguyên tắc thay đổi màu sắc...
4- Nếu thường xuyên sử dụng bản sao, mô hình của đối tượng cần chú ý đề phòng tính ì tâm lý: coi mô hình chính là đối tượng thật, có trên thực tế, do vậy, có thể đi đến những kết luận chủ quan, duy ý chí.
Các ví dụ: 1- Các loại bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị.... 2- Các phép tương tự hoá. 3- Các cách mô hình hoá. 4- Sự bắt chước. 5- Đóng kịch, đóng phim. 6- Các cuộc điều tra xã hội học. ...
Chuyện vui về “Vua hề Sáclô”
http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=871
Thi xem ai bắt chước Sáclô giống nhất.
Đương nhiên ở ngoài đời, Chaplin có tác phong bình thường, lịch thiệp. Nhưng ai đã xem phim hề Sáclô thì lại không thể nào quên được những động tác của vai hề thật lạ mắt và rất tức cười, ngẫm lại thấy không gặp ở đâu như thế. Người ta tổ chức cuộc thi xem ai bắt chước điệu bộ, nhất là cách đi đứng giống Sáclô nhất. Chaplin cải dạng đi dự thi cùng với gần 40 thí sinh khác và khi công bố kết quả, ông được xếp thứ 7 (!!!).
Nội dung
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như về tuổi thọ).
Nhận xét
1- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cần tìm đối tượng rẻ tiền thay cho đối tượng