Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam hoa kỳ (Trang 70 - 72)

II. Thực trạng quan hệ Thương mại Việt Mỹ

2. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ

thương mại Việt - Mỹ chưa phát triển đúng tiềm năng và nhu cầu của cả hai bên. Chẳng hạn buôn bán giữa hai nước còn ở mức khiêm tốn. Về phía Việt Nam, khi được hưởng tối huệ quốc, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, một ngành mà Việt Nam có ưu thế lớn lên đến hàng trăm triệu USD thay vì chỉ khoảng 30 triệu USD như hiện nay. Việt Nam hiện nay mới chỉ xuất khẩu sang Mỹ những mặt hàng được miễn thuế hoặc thuế thấp như hải sản, gia vị, cà phê chưa chế biến. Còn những mặt hàng như gạo, dệt may, đồ gỗ, đồ sứ... hầu như tăng không đáng kể vì chênh lệch giữa thuế MFN và thuế phi MFN là quá cao. Chẳng hạn, mức thuế phi MFN cho quần áo thể thao là 90% trong khi mức thuế MFN chỉ là 8,5%. Đây có thể coi là một khó khăn lớn nhất cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, điều này chỉ khắc phục được khi Mỹ cho Việt Nam những Quy chế tối huệ quốc như hiện nay.

Một số quy chế về cải cách thương mại và môi trường đầu tư của Việt Nam dựa trên quy chế của WTO do phía Mỹ đòi hỏi để tiến tới ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng là vấn đề rất cần thiết mà Việt Nam phải đáp ứng. Vấn đề này sẽ được giải quyết vì Việt Nam đã là thành viên của AFTA, APEC và đang chuẩn bị các điều kiện gia nhậo WTO. Do đó về lâu dài, các trở ngại trong quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ được cởi bỏ trong quá trình Việt Nam thực hiện chính sách hội nhập của mình.

Hiện tại, quan hệ giữa hai nước còn có những khó khăn do quá khứ và khách quan đưa lại. Hiệp định Thương mại đã được ký nhưng chưa có hiệu lực thi hành. Thực tế đó đòi hỏi hai nước phải chủ động và kiên trì nỗ lực để vượt qua trở ngại, xây dựng mối quan hệ ổn định và bền vững vì lợi ích và mong muốn của nhân dân hai nước. Sau khi quan hệ kinh tế - thương mại được bình thường hoá hoàn toàn, mục tiêu tiếp theo là trao đổi và hợp tác về khoa học - kỹ thuật, đồng thời tăng cường hợp tác về giáo dục - đào tạo, văn hoá, du lịch...

Đánh giá về triển vọng quan hệ thương mại song phương, ngài Michael Frisby - Tham tán Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng: "Buôn bán hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ lên tới 4 tỷ USD vào năm 2002, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể lên tới 1,5 - 2 tỷ USD và trong 5 năm tới xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ dễ dàng đạt tới 3 tỷ USD".

Nhờ những chuyển động tích cực của cả hai phía, của chuyên gia kinh tế thế giới đều rất kỳ vọng vào sự phát triển của quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Quan hệ này sẽ ngày càng phát triển nếu từng nước biết phát huy những lợi thế so sánh của riêng mình. Những lợi thế đó là do vị trí địa lý - kinh tế - chính trị cùng với vị thế kinh tế của từng nước trong bối cảnh kinh tế toàn cầu quy định. Việt Nam đang cần ở Mỹ một thị trường tiềm năng về vốn, công nghệ, trị thức kinh doanh và quản lý. Mỹ đang tìm thấy nhiều lợi ích to lớn của mình ở Việt Nam về thị trường tiêu dùng, thị trường dịch chuyển cơ cấu kinh tế và trên hết đó là thị trường để từ đó Mỹ có thể mở rộng hơn ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Á. Chúng ta tin tưởng quan hệ thương mại Việt - Mỹ sẽ phát triển nhanh, ngang tầm với quan hệ của Mỹ với các "con rồng" khác ở Châu Á.

Bảng 1: Dự báo một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam như sau: (%)

Nước Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Nhật Bản 28 28 25 15 ASEAN 18 20 20 15 Trung Quốc 7 8 7 10 Đài Loan 5 6 5 4 Hồng Kông 5 5 4 3 Hàn Quốc 2 3 3 3

Liên Bang Nga 2 3 4 5

EU 12 15 15 15

Mỹ 1 8 15 25

Nguồn: Bộ Thương mại .

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam hoa kỳ (Trang 70 - 72)