Hoạt động của chế độ 0:

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi Điều Khiển 1 (Trang 41 - 43)

2. 5.5.3 Mức ngắ tu tiên trong on-chip:

2.5.6.5. Hoạt động của chế độ 0:

Dữ liệu nối tiếp vào và ra thông qua RxD. TxD cho ra đồng hồ xung nhịp. 8 bit dữ liệu đợc truyền/nhận (với LSB đầu tiên) đợc thực hiện ở chế độ này. Tốc độ Baud đợc cố định bằng 1/12 tần số bộ dao động.

Hình 2.19 (Seriel Port Mode 0) mô tả sơ đồ chức năng của cổng nối tiếp ở chế độ 0 và các mốc thời gian có liên quan. Quá trình truyền đợc bắt đầu bằng bất kỳ lệnh nào mà sử dung SBUF nh là một thanh ghi đích. Tín hiệu “ghi vào SBUF” tại thời điểm S6P2 cũng nạp giá trị 1 vào vị trí thứ 9 của thanh ghi dịch trong quá trình

truyền và bật cờ báo cho khối điều khiển phát (Tx Control) về yêu cầu truyền tin. Thời gian đợc xác lập bên trong cho 1 chu trình máy đầy đủ sẽ bắt đầu từ thời điểm

“ghi vào SBUF” cho tới khi SEND đợc kích hoạt.

SEND cho phép nội dung của thanh ghi dịch đa tới đầu ra P3.0 và cho phép tín hiệu SHIFT CLOCK đến đầu ra P3.1. SHIFT CLOCK có giá trị thấp trong các trạng thái S3, S4 và S5 của mỗi chu trình máy, và có giá trị cao trong các trạng thái S6, S1 và S2. Tại thời điểm S6P2 của mỗi chu trình máy khi SEND có mức tích cực, thì nội dung của thanh ghi dịch phát đợc dịch sang bên phải một bit.

Khi các bit dữ liệu dịch sang bên phải để đi ra ngoài thì các giá trị 0 đợc gán vào bên trái. Khi bit có trọng số lớn nhất MSB của Byte dữ liệu ở vị trí đầu của thanh ghi dịch, thì giá trị 1 (đã đợc nạp từ đầu vào vị trí thứ 9) đợc đặt vào bên trái của MSB, và tất cả các vị trí ở bên trái còn lại của MSB đều chứa giá trị 0. Điều kiện này sẽ chỉ thị cho khối điều khiển phát thực hiện một phép dịch cuối cùng và sau đó huỷ tác dụng của SEND và thiết lập cờ ngắt truyền TI. Cả 2 tác động này xảy ra tại thời điểm S1P1 của chu trình máy thứ 10 kể từ thời điểm “ghi vào SBUF”.

Quá trình nhận tin đợc khởi đầu bằng điều kiện REN=1 và RI=0. Tại thời điểm S6P2 của chu trình máy tiếp theo, khối điều khiển nhận (Rx Control) sẽ ghi các bit 11111110 (Xóa RI) vào thanh ghi dịch nhận, và sẽ kích hoạt RECEIVE trong pha xung nhịp tiếp theo.

RECEIVE cho phép SHIFT CLOCK (đồng hồ xung nhịp) đa đến đầu ra P3.1. SHIFT CLOCK sẽ tạo ra việc phát tin tại thời điểm S3P1 và S6P1 của mỗi chu trình máy. Tại giai đoạn S6P2 của mỗi chu trình máy khi RECEIVE có mức tích cực thì nội dung của thanh ghi dịch nhận tin đợc dịch sang trái một vị trí. Giá trị đa vào từ bên phải là giá trị đã đợc tạo mẫu ở chân P3.0 tại thời điểm S5P2 của cùng chu trình máy.

Khi các bit dữ liệu đợc đa vào từ bên phải, thì các giá trị 1 sẽ đi ra bên trái. Khi giá trị 0 (đã đựơc nạp ban đầu vào vị trí tận cùng bên phải) dịch đến vị trí tận cùng bên trái trong thanh ghi dịch, thì nó chỉ thị cho khối điều khiển nhận thực hiện phép dịch cuối cùng và nạp vào SBUF. Tại thời điểm S1P1 của chu trình máy thứ 10 sau thời điểm ghi vào SCON (đã xoá RI), thì RECEIVE đợc xoá và RI đợc thiết lập.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi Điều Khiển 1 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w