Mô tả chung thiết bị kiểm soá tô nhiễm [1]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng (Trang 36 - 40)

THỌ QUANG TP ĐÀ NẴNG

3.2.2.2.Mô tả chung thiết bị kiểm soá tô nhiễm [1]

Hiện nay, công ty đã xây dựng 2 hệ thống xử lý nước thải. Dây chuyền thứ nhất được xây dựng khoảng năm 2002 với công suất 300m 3/ngày đêm. Do nhu cầu mở rộng sản xuất, công ty đã đầu tư thêm phân xưởng sản xuất số 3 (chế biến mặt hàng thủy sản cao cấp) và kho bảo quản lạnh 800 tấn nên công ty đã xây dựng thêm hệ thống xử lý nước thải thứ hai với công suất 400m3/ngày. Sau đây là sơ đồ tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong nhà máy.

Nước mưa

Song chắn rác

Nước thải sinh hoạt Nước thải sản xuất

Nước thải từ khâu sơ chế nguyên liệu

Bể tự hoại ba ngăn Hệ thống xử lý nước thải Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò sấy Nguồn tiếp nhận

Hình 3.4. Sơ đồ tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong nhà máy

Dưới đây là sơ đồ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện kỵ khí có lớp bùn kỵ khí dòng hướng lên (UASB - Upflow Anaerobic Sludge

Bù n ra Blanket) kết hợp với xử lý sinh học hiếu khí cưỡng bức (sục khí).

Phương pháp này có các ưu nhược điểm sau: * Ưu điểm

+ Chiếm diện tích mặt bằng nhỏ (Dự kiến 250m 2), chi phí đầu tư thấp (Tổng chi phí đầu tư dự kiến 2 tỷ VNĐ).

+ Chi phí vận hành thấp, vận hành đơn giản. * Nhược điểm

Yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát quy trình, vận hành. Nước thải Song chắn rác thải Bể thu gom Rác Vớt dầu mỡ Má y nén khí Chlorine

Bể điều hòa làm thoáng sơ bộ Bể aeroten sục khí kéo dài Bể lắng đứng Bể khử trùng Nước tách ra từ bùn Bùn tuần hoàn Bơm bùn Bể bùn Thải ra môi trường

Hình 3.5. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất

ϖ Nguyên lý hoạt động của hệ thống

Hệ thống xử lý với qui mô công suất 400m 3/ngày. Nước thải từ các phân xưởng sản xuất được thu gom về mương dẫn, qua các hố ga để lắng, lọc sơ bộ cặn

rắn. Nước thải tiếp tục được dẫn đến hố thu tổng (được xây kín để hạn chế mùi hôi) có đặt song chắn rác thô ở phía trước nhằm tách rác thô có kích thước lớn hơn 5mm như: Giấy, gỗ, nylông, các bộ phận thừa của hải sản,.... Rác thô tại song chắn rác sẽ được công nhân vận hành hàng ngày thu gom tập trung lại và đổ vào nơi quy định.

Nước thải từ hố thu sẽ tự chảy vào bể điều hòa làm thoáng sơ bộ. Tại đây, nhờ quá trình khuấy trộn bằng khí cấp liên tục từ máy thổi khí, nước thải được điều hoà về lưu lượng và thành phần các chất ô nhiễm. Đồng thời, do được cấp oxy liên tục và vừa đủ đã thúc đẩy và tăng cường khả năng lên men hiếu khí ban đầu, đồng thời khống chế quá trình lên men yếm khí, do đó tránh được mùi hôi thối và giảm hàm lượng COD, BOD trong nước thải. Mặt khác, tại bể điều hòa nhờ cơ chế tách bằng tỷ trọng và tuyển nổi sơ bộ bằng bọt khí, một lượng dầu mỡ cũng được tách ra khỏi nước thải và nổi lên trên bề mặt, lượng dầu mỡ này được định kỳ thu gom bằng tay (dùng vợt hớt).

Hình 3.6. Hệ thống xử lý nước thải của công ty

Để đảm bảo ổn định về lưu lượng và chất lượng cho các công đoạn xử lý tiếp theo tại bể aeroten,.... tính toán thiết kế thể tích bể điều hòa lưu lượng nước thải lớn nhất. Sau khi qua bể điều hòa thành phần COD, BOD giảm đáng kể, hàm lượng BOD5 giảm từ 10 – 150/0.

Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể Aeroten làm thoáng kéo dài bằng hệ thống bơm chìm. Tại bể làm thoáng diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì nhờ không khí cấp từ hệ thống phân phối khí. Tại đây, quá trình oxy hoá được xảy ra nhờ bùn hoạt tính lơ lửng.

Bùn hoạt tính là tập hợp các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển trong nước thải, các vi sinh vật này có khả năng hấp thụ lên bề mặt của mình và oxy hoá các chất hữu cơ trong nước thải với sự có mặt của oxy, để lấy năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào. Quá trình này cần một lượng lớn phốtpho và nitơ và một lượng nhỏ các nguyên tố

khoáng như: Ca, Mg, Mn... Kết quả của quá trình các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ được phân huỷ thành các chất vô vơ ở dạng đơn giản như: CO2, H2O.

Để vi sinh vật hoạt động và phát triển, đạt hiệu quả xử lý cao thì lượng oxy hòa tan trong nước ở bể aeroten phải đạt từ 2 – 4 mg/l. Tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường, nhiệt độ của nước thải trong bể mà độ hòa tan của oxy trong nước có khác nhau. Cho nên trong quá trình vận hành phải thường xuyên kiểm tra bằng thiết bị đo DO để điều chỉnh và vận hành hệ thống cung cấp khí cho phù hợp và hiệu quả.

Nồng độ bùn hoạt tính lơ lửng trong bể phải đạt từ 3.000 – 4.000 mg/l. Nếu quá thấp sẽ giảm khả năng xử lý của bể, ngược lại nếu quá lớn sẽ gây khó cho giai đoạn lắng tiếp theo. Ngoài ra, độ pH phải nằm trong khoảng từ 6,6 – 7,6 và tỷ lệ các chất dinh dưỡng BOD5:N:P trong khoảng 100:5:1. Để đảm bảo các điều kiện này trong hệ thống này được trang bị thêm thiết bị cung cấp hóa chất để điều chỉnh pH và bổ sung chất dinh dưỡng khi cần thiết trong quá trình vận hành. Hiệu suất xử lí của bể Aeroten làm thoáng kéo dài đạt 90 – 95 %.

Sau đó, nước thải từ bể Aeroten sẽ tự chảy qua bể lắng đứng. Tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước thải và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy, nước thải ở phía trên chảy tràn sang bể tiếp xúc khử trùng. Nước thải sau khi qua bể lắng sẽ đạt chỉ tiêu về chất lắng lơ lửng <= 100mg/l.

Nước ra từ bể lắng sẽ theo đường ống tự chảy qua bể tiếp xúc khử trùng. Tại đây, dung dịch Chlorine sẽ được bơm định lượng châm vào nước thải (nồng độ 5-6 ppm) để tiệt trùng nước thải trước khi thải ra môi trường.

Bùn lắng từ bể lắng đứng một phần được bơm tuần hoàn trở lại bể Aeroten, phần bùn dư sẽ được chứa bể bùn. Bể bùn gồm có 2 ngăn: 1 ngăn chứa bùn lắng và 1 ngăn chứa nước tách ra từ bùn. Bể này có tác dụng chứa và ổn định bùn cặn, tách nước làm giảm độ ẩm của bùn hoạt tính dư. Lượng nước tách ra sẽ được bơm trở lại bể điều hoà.

Cặn bùn trong bể bùn (đã được làm giảm độ ẩm) sẽ được bơm hút ra và sử dụng để bón phân cho cây trồng hoặc định kỳ thuê xe của công ty Môi trường Đô thị chở đi đổ đúng nơi qui định.

Quá trình vận hành của HTXL được điều khiển tự động bằng chương trình PLC (Programable Logical Controller). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.6. Thể tích các bể của hệ thống xử lý nước thải sản xuất TT 1 2 3 Hạng mục Bể thu gom tổng

Bể điều hoà làm thoáng sơ bộ Bể Aroten sục khí kéo dài

ĐVTcái cái cái cái SL 1 1 1 V (m3) 4.0 170.0 488.0

4 5 6 7 Bể lắng li tâm 1 Bể lắng li tâm 2 Bể khử trùng Bể chứa - nén bùn cái cái cái cái 1 1 1 1 58.0 84.0 10.6 24.3 Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế với công suất khoảng 25m 3/h, mỗi ngày làm việc trung bình 2 ca (16 giờ). Hiệu xuất xử lý là 93-95% (tính theo COD).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng (Trang 36 - 40)