Tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn dịch vụ công nghệ tài nguyên – môi trường (Trang 39 - 40)

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong

2.1 Tiềm lực tài chính

Vốn kinh doanh là nguồn lực cơ bản cấu thành tiềm năng doanh nghiệp. Quy mô vốn là một trong những yếu tố quyết định loại hình doanh nghiệp theo quy mô (lớn, vừa và nhỏ). Yếu tố vốn cùng với hoạt động tài chính khác ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Phân tích yếu tố tài chính doanh nghiệp bao gồm việc phân tích về vốn, khả năng thanh toán các khoản chi phí (việc sử dụng nguồn vốn), tình hình kiểm soát hoạt động tài chính doanh nghiệp (thu, chi, lãi, lỗ,). Thông qua việc phân tích tài chính góp phần đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, phân phối và quản lý vốn một cách tối ưu.

Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường trước khi cổ phần hóa là 7 tỷ đồng sau khi cổ phần hóa lượng vốn điều lệ tăng lên 21 tỷ đồng. Từ một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển sang loại hình doanh nghiệp 51% vốn Nhà nước và 49% vốn góp của cổ đông buộc Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường phải tìm ra hướng phát triển mới đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, để có khả năng chi trả lương cho người lao động. Vì vậy sử dụng vốn sao cho hiệu quả, phân phối vốn hợp lý, là yêu cầu mang tính chiến lược của Công ty. Lượng vốn chủ sở hữu ngày càng tăng lên tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô kinh doanh, đảm bảo hạn chế được rủi ro, đồng thời cân đối với vốn nợ.

Khi phân tích về yếu tố vốn cần tiến hành phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp và cấu thành nội bộ từng bộ phận vốn kinh doanh. Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn cố định (vốn lưu động chiếm 70 – 80% tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại). Quy mô vốn lưu động càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng bán hàng, chớp được thời cơ kinh doanh. Vốn cố định của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền trên các loại tài sản cố định, công cụ lao động, đất đai… dùng trong kinh doanh. Đây là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng, góp phần thúc đẩy năng suất và chất lượng kinh doanh. Quy mô vốn thể hiện tài sản hữu hình của doanh nghiệp và qua đó phản ánh năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định của doanh nghiệp thương mại được biểu hiện thông qua khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống nhà làm việc, hệ thống kho hàng, các loại thiết bị máy móc, các dụng cụ phục vụ kinh doanh... Vốn lưu động được đánh giá thông qua lượng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng, hàng hóa dự trữ, kinh phí sự nghiệp…

Kiểm soát hoạt động tài chính nhằm đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát nhằm chú ý vào các khoản thu, các khoản chi của doanh nghiệp, việc phân phối lợi nhuận doanh nghiệp. Trong đó đặc biệt quan tâm đến kiểm soát chi phí kinh doanh. Hệ thống sổ sách tài chính doanh nghiệp đầy đủ là cơ sở quan trọng để phân tích một cách chính xác tình hình hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn dịch vụ công nghệ tài nguyên – môi trường (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w